Có nhiều tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động XK gạo. Trước hết, ta thấy trong suốt giai đoạn 1989 - 2013, XK gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói chung và của ĐBSCL nói riêng. Hàng năm, lượng gạo của Việt Nam, của ĐBSCL chiếm tỷ trọng từ 15% đến 20% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả thế giới.
Bảng 3.9: Tỷ trọng khối lượng gạo xuất khẩu của ĐBSCL và thế giới từ 2009-2013 NămĐBSCL Thế giới Tỷ trọng (%) 2009 5,526 (5,817) * 28,960 19,081 2010 6,486 (6,828) 31.139 20,829 2011 6,840 (7,200) 34,876 19,612 2012 7,334 (7,720) 38,672 20,559 2013 6,274 (6,605) 36,583 17,150
Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu của AGROINFO và tính toán của tác giả[83] * Trong ngoặc là lượng gạo XK của Việt Nam
Theo thống kê, kim ngạch XK gạo của Việt Nam xấp xỉ khoảng 4% tổng kim ngạch XK hàng hóa của cả nước. Và XK gạo ở ĐBSCL là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của các tỉnh trong vùng. Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, tính đến tháng 11 năm 2014, kim ngạch XK hàng hóa vùng ĐBSCL đạt 9,2 tỷ USD, đạt 85% kế hoạch năm, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó hai mặt hàng gạo và thủy sản chiếm 5 tỷ USD (riêng mặt hàng gạo XK là 2,32 tỷ USD)(Nguồn: Thế Đạt (TTX Việt Nam, 10/11/2014), và Kinh tế nông thôn, ngày 10/11/2014).
Bảng 3.10: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo của ĐBSCL so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước từ 2000-2013
NămĐBSCL
(ĐVT: triệu USD) (ĐVT: triệu USD)Cả nước Tỷ trọng(%)
2000 1.123 14.482,7 7,7 2005 1.337 32.447,0 4,1 2006 1.140 39.826,2 2,9 2007 1.382 48.561,4 2,8 2008 2.750 62.685,1 4,4 2009 2.465 57.098,3 4,3 2010 3.084 71.629,0 4,3 2011 3.515 96.905,7 3,6 2012 3.277 114.529,2 2,8 2013 2.755 132.134,9 2,1
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam - Kinh tế 2013-2014 Việt Nam và Thếgiới, tr. 89 và tính toán của tác giả[72]
Bảng 3.11: Thị phần gạo Việt Nam trên thị trường XK gạo thế giới giaiđoạn 2007 - 2012
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Thị phần (%) 11,3 13,68 14,32 23,07 21,92 21,81
Nguồn: Trade map, International Trade Center [79]
Hiệu quả kinh tế cònđược thể hiện ở sự so sánh chi phí sản xuất và lợi nhuận thu được.
So sánh chi phí và lợi nhuận dựa trên 1kg lúa tươi từ hoạt động sản xuất của nông dân đến chế biến và xuất khẩu thì thấy: người nông dân phải bỏ ra 2.800 - 2.900 đồng để sản xuất ra 1kg lúa tươi, thu về lợi nhuận khoảng 1.913 đồng; các thương lái chỉ cần chi từ 525-645 đồng để mua 1kg lúa tươi của người nông dân và lời được 195 đồng; để chế biến được 1kg gạo thành phẩm tươngứng với 2,48 kg lúa tươi cần chi phí 490-500 đồng (tức là chi phí chế biến cần 117 đồng/1kg lúa tươi, lời 81 đồng); chi phí XKG/1kg lúa tươi khoảng 3.900 đồng. Lợi nhuận thu dược là 1.133 đồng [21, tr.85].
Theo cách tính của TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, ví dụ một hộ nông dân có 1 ha đất trồng lúa, một năm làm 2 vụ, thu hoạch được khoảng 12 tấn. Nếu cho mức lãi lênđến 50% thì sẽ lãiđược 6 tấn lúa. Lấy giá thị trường khoảng 6.000 đồng/kg lúa sẽ thu lãiđược 36 triệu đồng, bình quân mỗi tháng chỉ được 3 triệu đồng. Với mức thu nhập này, một gia đình bình thường với vợ chồng và 2 đứa con không thể sống tốt được với chi phí sinh hoạt hàng ngày, chưa kể học hành,ốm đau bệnh tật… Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế từ trông lúa rất thấp, khiến cho đời sống người trồng lúa khó được cải thiện và họ vẫn nghèo trong khi Việt Nam là nước nhất nhì thế giới về khối lượng GXK.