Song song với sự thay đổi trong khẩu phần ăn do thu nhập theo đầu người tăng, thị trường thế giới về lương thực, thực phẩm chất lượng, giá trị cao, có lợi cho sức khỏe và thân thiện với môi trường sẽ gia tăng với tốc độ cao. Thương mại ngũ cốc dành cho sản xuất thức ăn chăn nuôi và năng lượng tái tạo đang tăng lên so với nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của con người. Đối với gạo, nhu cầu sẽ tăng nhanh hơn trong phân đoạn thị trường chất lượng cao và nguyên liệu cho thực phẩm chế biến. Thị trường lương thực thế giới/nhập khẩu nông sản sẽ tăng nhanh ở châu Á, châu Phi và Trung Đông. Xu hướng này sẽ đem lại cơ hội lớn cho nông nghiệp Việt Nam nói chung, ngành lúa gạo nói riêng, nếu xây dựng được quan hệ đối tác thương mại tin cậy và “khẳng định được thương hiệu”.
Theo dự báo của FAO và USDA, trong ngắn hạn, giá những hàng hóa cơ bản dự kiến sẽ giảm do lượng cầu giảm; trong trung hạn (tới năm 2020), giá cả sẽ ở mức hoặc gần mức giá cao trong lịch sử do gia tăng nhu cầu đối với ngũ cốc, hạt có dầu, sản phẩm chăn nuôi và nguyên liệu thô cho công nghiệp. Đây có thể là điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam phát triển sản xuất.
Trong thời gian tới, sự tăng lên hoặc biến động về giá lương thực có thể thường xuyên hơn do sự can thiệp đầu tư của các chính phủ, quỹ đầu tư quốc gia và công ty tư nhân vào những quốc gia thâm hụt lương thực, hoặc có đất đai chưa tận dụng hết, hoặc có truyền thống sản xuất lương thực thặng dư.Ở Việt Nam, quỹ đất nông nghiệp chưa sử dụng không còn nhiều, tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể là quốc gia XKG lớn trên thế giới và có thể thu hút đầu tư dài hạn vào chuỗi cung ứng lúa gạo.
Bảng 4.1: Dự báo cung, cầu gạo thế giới, 2013/14 - 2018/19
13/14 14/15 15/16 16/17 17/18 18/19 Diện tích thu hoạch (1000 ha) 154,506 154,662 154,851 154,989 154,966 154,952 Năng suất (tấn/ha) 2.93 2.95 2.97 2.99 3.03 3.06 Đơn vị tính: 1000 tấn Sản lượng 452,270 456,647 460,213 463,691 470,002 474.581 Dự trữ đầu kỳ94,732 90,913 87,728 83,878 79,466 76,549 Cung tiêu dùng trong nước 547,002 547,560 547,941 547,569 549,468 551,130 Tiêu dùng 456,089 459,832 464,063 468,103 472,920 477,823 Dự trữ cuối kỳ90,912 87,728 83,878 79,466 76,548 73,306 Dự trữ (%) 19.93 19.08 18.07 16.98 16.19 15.34
Nguồn: FAPRI, Đại học Missouri-Columbia [27]
Theo bảng cân đối cung cầu có điểm đáng chú ý là mức tăng tiêu dùng cao hơn mức tăng sản lượng, điều này có thể sẽ làm thay đổi dự báo về thương mại gạo thế giới theo xu hướng cân bằng hoặc tăng lên đặc biệt vào thời điểm cuối năm khi lượng gạo dự trữ thế giới có xu hướng giảm.
Trường hợp đặc biệt đáng quan tâm - Campuchia
Theo Báo tri thức trẻ, hiện nay, Campuchia có khả năng sản xuất khoảng 9-10 triệu tấn lúa/năm, tương đương 5 triệu tấn gạo chất lượng cao, nhưng chỉ xuất khẩu 370.000 tấn gạo trong năm 2013. Với dân số 15 triệu
người, tổng mức tiêu thụ gạo của Campuchiaước đạt 2,1 triệu tấn/năm. Mục tiêu của họ là xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2015.
Các quan chức ngành lúa gạo Campuchia cho biết, họ phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước XKG hàng đầu trên thế giới như Thái Lan, Việt Nam… hiện nay.
Triển vọng thị trường lúa gạo Việt Nam năm 2013/14 -1018/19 dự báo trong giai đoạn này, tổng cung tăng do tăng sản lượng, đồng thời tiêu dùng trong nước tăng không đáng kể. Do đó gạo thương mại ở mức trên 6 triệu tấn.
Bảng 4.2: Cung, cầu gạo của Việt Nam, 2013/14 - 2018/19
13/14 14/15 15/16 16/17 17/18 18/19Diện tích thu Diện tích thu hoạch (1000 ha) 7,528 7,564 7,596 7,625 7,653 7,679 Năng suất (tấn/ha) 3.42 Đ 3.47 ơn vị tính 3.45 : 1000 tấn 3.49 3.51 3.56 nước (2)
Nguồn: FAPRI, Đại học Missouri-Columbia [27]
Sản lượng 25,753 26,224 26,231 26,633 26,878 27,372 Dự trữ đầu kỳ1,666 1,603 1,585 1,515 1,547 1,580 Cung tiêu dùng trong nước (1) 27,419 27,827 27,816 28,148 28,424 28,952 Tiêu dùng 19,813 19,985 20,149 20,338 20,547 20,697 Dự trữ cuối kỳ1,603 1,585 1,515 1,547 1,580 1,613 Tiêu dùng trong 21,416 21,570 21,664 21,885 22,127 22,310 Thương mại (1)-(2) 6,003 6,257 6,152 6,263 6,298 6,642