4.1.3.1.Mục tiêu
Trong định hướng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới”. Và “Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu”, “Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch nông sản xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia”. ĐBSCL sẽ xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng, cạnh tranh và hiệu quả bền vững. Cụ thể thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng lúa. Duy trì vàổn định diện tích đất lúa đến năm 2020 là 1,8 triệu ha, đảm bảo diện tích gieo trồng 3 vụ trong năm đạt 4,2 triệu ha; năng suất bình quân 58,6 tạ/ha và sản lượng lúa đạt 25 triệu tấn/năm trở lên. Từ đó, XKG hướng tới các mục tiêu:
Một là, trên cơ sở cân đối tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, duy trì,ổn định khối lượng GXK hàng năm khoảng 6-6,5 triệu tấn/năm, tập trung củng cố chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động XKG dựa trên tín hiệu của thị trường.
Hai là, phát triển thị trường GXK
Trong những năm tới cần mở rộng phát triển thị trường GXK theo hướng duy trì,ổnđịnh các thị trường lớn truyền thống như châu Á, châu Phi, nâng cao sức cạnh tranh của GXK để thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU... Đặc biệt là phải duy trì, mở rộng thị trường khu vực châu Phi đang là thị trường nhập khẩu tiềm năng đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Hiện nay, Việt Nam XKG sang 30/35 nước châu Phi, trong đó những thị trường nhập khẩu nhiều nhất là Bờ Biển Ngà, Ghana, Senegal,
Angola, Cameroon... Châu Phi đang là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, với nhu cầu trên 9 triệu tấn/năm, trong đó lượng gạo phải nhập khoảng 6,4-6,5 triệu tấn/năm. Nếu tận dụng tốt, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh XKG sang thị trường đầy tiềm năng này, đặc biệt trong hoàn cảnh XKG đang khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, phải khắc phục những khó khăn trong hoạt động XKG sang thị trường châu Phi là khâu thanh toán, thông tin thị trường, đối tác và nâng cao sức cạnh tranh GXK.
Ba là, nâng cao chất lượng lúa gạo, sức cạnh tranh của GXK trên cơ sở chọn giống tốt, thiết lập vùng nguyên liệu chất lượng cao, từng bước hình thành thương hiệu gạo Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm gạo đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bốn là, hướng tới XKG bền vững là mục tiêu cơ bản và lâu dài XKG phải đảm bảo hài hòa cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường
* Định hướng:
. Đa dạng hóa nhiều loại gạo với chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới, cơ cấu chủng loại gạo phải thay đổi theo chiều hướng tích cực: ngày càng nhiều loại gạo chất lượng cao, đặc sản phù hợp, giảm tỷ lệ gạo phẩm cấp thấp. Đa dạng hóa sản phẩm từ gạo.
. Đa phương hóa thị trường tiêu thụ gạo, đồng thời xác định và có sự ưu tiên đối với các thị trường XKG chiến lược, lâu dài bằng cách ổn định khối lượng và nâng cao chất lượng GXK; khi có cơ hội thì phải chiếm lĩnh và biến những thị trường tiềm năng thành thị trường quen thuộc và truyền thống của mình.
. Tiếp cận và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế có chương trình viện trợ lương thực để tranh thủ bán gạo, coi đây là một cách để thâm nhập vào thị trường thế giới một cách sâu rộng.
. Xây dựng các cơ sở nền tảng cho XKG phù hợp với yêu cầu của thị trường và tập quán TMQT. Đổi mới quản lý nhà nước và công tác điều hành hoạt động XKG theo hướng hiệu quả, linh hoạt, mềm dẻo…
4.1.3.2.Các quan điểm định hướng
Thứ nhất, đẩy mạnh XKG phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia ĐBSCL - vựa lúa chính của Việt Nam, được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực cả nước với hàng triệu tấn gạo mỗi năm. Trong khi đó, dự báo tổng nhu cầu tiêu thụgạo tại Việt Nam năm 2020 là khoảng 35 triệu tấn/năm, theo đà phát triển dân số tới 110 triệu người. Do đó, “đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” phải là quan điểm định hướng hàng đầu. FAO định nghĩa “an ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động".
Khái niệm này được xây dựng trên 4 yếu tố, đó là tình trạng sẵn có, quyền tiếp cận, sử dụng và sự ổn định. Như vậy, an ninh lương thực không chỉ là vấn đề sản xuất mà bao gồm cả vấn đề chất lượng thực phẩm, giá cả.
Thứ hai, đẩy mạnh XKG không chỉ chú trọng tăng khối lượng, mà điều quan trọng và lâu dài là phải tạo giá trị gia tăng lớn của hạt gạo trên cơsở đó mà nâng cao kim ngạch XK.
Là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về XKG, nhưng thực chất hiệu quả XKG của nước ta rất thấp; khối lượng gạo không tương xứng (hay nhỏ) và giá trị gia tăng của hạt gạo quá nhỏ bé, nên nông dân vùng trồng lúa gạo XK vẫn còn nghèo.
Nội hàm của quan điểm này là: Không nên chú trọng, “bận tâm” về ngôi vị số một hay số hai… về XKG; không nên chú trọng quá mức vào mục tiêu là xuất khẩu được bao nhiêu tấn gạo, mà cái cần nhất là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo tiêu thụ tốt lúa hàng hóa trong dân, đảm bảo lượng gạo dự trữ hợp lý và cái quan trọng nhất là phải đảm bảo cho nông dân trồng lúa có lợi nhuận trên 30% theo chủ trương củaĐảng và Nhà nước ta.
Thứ ba, hoạt động XKG phải hướng tới phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển hoạt động XKG bền vững được hiểu là: tăng trưởng XKG phải
gắn liền với phát triển xã hội (theo nghĩa hẹp) tức là thực hiện mục tiêu xã hội như: xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần tham gia XKG, trong đó phải đảm bảo cho nông dân sản xuất lúa GXK có lợi nhuận trên 30% theo chủ trương của Nhà nước. Lợi ích trong dài hạn phải thuộc vềnông dân. Tăng trưởng XKG phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lương thực, thực phẩm, phải có tỷ lệ lớn sản phẩm gạo sạch cung ứng cho thị trường…