Bối cảnh mới ảnh hưởngđến đẩy mạnh xuất khẩu gạoĐồng bằng Sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 126 - 133)

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ NĂM 2013ĐẾN NĂM 2020

4.1. BỐI CẢNH MỚI, MỤC TIÊU QUAN ĐIỂM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO SAU 8 NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 8 NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

4.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu gạo Đồng bằng Sông Cửu Long Cửu Long

4.1.1.1.Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

- Đến năm 2015, cộng đồng ASEAN được hình thành. Việt Nam phải tham gia tích cực vào tiến trình này.

- Nếu thuận lợi, cuối năm 2013, 12 nước thành viên trong đó có Việt Nam sẽ ký Hiệp định hợp tác xuyên châu Á - Thái Bình Dương (TPP), theo đó một loạt các Hiệp định: xuất xứ hàng hóa, mua sắm Chính phủ, lao động và công đoàn... sẽ tác động không nhỏ đến Việt Nam. Từ đó, buộc Việt Nam phải có tư duy mới về lãnhđạo, điều hành nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội khác.

- Năm 2018, Việt Nam là thành viên đầy đủ của WTO và được thừa nhận là có nền kinh tế thị trường. Theo đó, Việt Nam phải cải cách mạnh theo hướng đồng tiền nội địa phải tiến tới tự do chuyển đổi; tiền lương, tiền công do chủ, thợ thỏa thuận quyết định, giá cả hàng hóa, dịch vụ do thị trường điều tiết; Quyền kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến tới như nhau; Nguồn lực do thị trường phân bổ; Thương mại và đầu tư tiến tới tự do hóa hoàn toàn.

Hiện nay, đang xúc tiến đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và tiếp tục thực hiện nhiều Hiệp định song phương và đa phương khác đã ký tham gia. Tất cả các định hướng hoạt động này đang tiếp tục tác động đến Việt Nam và nếu Việt Nam không thay đổi tư duy thì sẽ bị thua thiệt lớn trong các cuộc chơi khu vực và toàn cầu và như vậy sẽ không chỉ mất cơ hội mà thách thức đối mặt ngày càng lớn.

4.1.1.2.Những xu hướng mới của thị trường gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới (TTGTG) đang có những thay đổi theo hướng tăng cường cạnh tranh mạnh hơn và những nhân tố mới xuất hiện đó là:

(i) Thị trường XKG ngày càng cạnh tranh hơn với sự tham gia trở lại của Ấn Độ từ sau 2008-2011, tạm ngừng XKG non - basmati do đảm bảo an ninh lương thực. Ấn Độ tiếp tục XKG thì Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt với gạo giá rẻ của Ấn Độ tại thị trường châu Phi.

(ii)Với Thái Lan, chính sách mới trong chương trình thu mua thế chấp, thực thi chính sách hỗ trợ giá thu mua lúa cao cho nông dân, kể từ năm 2011 đã làm suy yếu năng lực xuất khẩu của nước này.Đến nay Thái Lan đã thay đổi chính sách, họ sẽ xả hàng tồn kho, những rủi ro khi Thái Lan xả kho hàng sẽ gây ra thách thức cho các nước XKG.

(iii) Kể từ năm 2010, Campuchia tập trung tăng cường XKG. Xu hướng này sẽ ảnh hưởng đến XKG của Việt Nam theo 2 hướng: nguồn nguyên liệu đầu vào và cạnh tranh ở đầu ra. Hiện nay, có một khối lượng lớn lúa gạo từ Campuchia qua ĐBSCL để chế biến tái xuất khẩu, qua thương lái.

Khi gạo XK của Campuchia tăng lên, đặc biệt là nước này đang nhắm vào các thị trường Đông Nam Á, sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt, trực tiếp với Việt Nam, vìđây cũng là thị trường chủ yếu của Việt Nam. Hơn nữa, những động thái gần đây của Chính phủ Campuchia, cho thấy Campuchia sẽ tham gia mạnh mẽ hơn theo hình thức cung cấp gạo theo hợp đồng chính phủ, cạnh tranh với các hợp đồng tập trung (hợp đồng chính phủ) của Việt Nam.

4.1.1.3.Các nước xuất khẩu gạo và nhập khẩu gạo đang có sự thay đổi chính sách đối với mặt hàng này

Tại Hội thảo: “Nâng cao giá trị gạo của Việt Nam” do Thời báo kinh tế Việt Nam phối hợp với VFA, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12/9/2013, Ông Trần Tuấn Anh - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết:

những năm gần đây nhiều nước sản xuất gạo đã có những thay đổi quan trọng về chính sách đối với mặt hàng này. Một số quốc gia như Thái Lan,Ấn Độ... đã dùng ngân sách lớn để mua gạo giá cao cho nông dân.

Một số nước tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác nên gạo đạt chất lượng cao hoặc tận dụngưu thế về vị trí địa lý gần thị trường tiêu thụ, cước vận tải thấp... để dành ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Chẳng hạn, tại khu vực thị trường châu Phi, gạo Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ Ấn Độ và Thái Lan. Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và châu Phi xa hơn so với Ấn Độ, nên chi phí vận chuyển cao hơn, trong khi đó chi phí vận chuyển của Ấn Độ thấp, nên họ sẵn sàng bán gạo cấp thấp với giá thấp hơn của Việt Nam từ 30-40 USD/tấn; cònđối với Thái Lan là việc đẩy mạnh bán gạo tồn kho và có thể áp dụng các biện pháp linh hoạt như hạ giá thành GXK hoặc bán trả chậm. Thái Lan, trong những tháng đầu năm 2014, đang làm mưa làm gió trên thị trường châu Phi, khi bán trên 1 triệu tấn gạo với giá rẻ nhất, thấp hơn gạo Việt từ 5-10 USD/tấn.

Trong khi đó, các nước nhập khẩu gạo lại thực hiện điều chỉnh chính sách theo hướng nâng cao khả năng tự túc lương thực, đa dạng hóa nguồn gạo nhập khẩu, chỉ nhập đủ dùng, không tăng lượng gạo tồn kho và quan sát thị trường để tìm cơ hội nhập khẩu gạo với giá có lợi nhất. Ví như, Indonesia, Malaysia, Philippines năm 2013, do gia tăng sản lượng lúa gạo nội địa, nên các thị trường truyền thống nhập gạo của Việt Nam đang có xu hướng hạn chế nhập khẩu.

Theo báo congthuong.com.vn, từ vị trí thứ 3 thế giới về lượng gạo nhập từ Việt Nam, năm 2013, Indonesia tụt xuống thứ 7 với 146.753 tấn, trị giá 85,7 triệu USD (11 tháng đầu năm), giảm 81,4% về khối lượng so với năm 2012. Cũng như vậy, Philippines từ vị trí thứ 2 tụt xuống vị trí thứ 5 trong năm 2013, với 362.043 tấn, mua của Việt Nam, trị giá 160,66 triệu USD (11

tháng đầu năm), giảm 67% về khối lượng, và giảm 65,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Malaysia tiếp tục là khách hàng lớn thứ 3 của Việt Nam, nhưng lượng gạo nước này mua trong năm 2013 chỉ đạt 453.240 tấn, trị giá 225,5 triệu USD (11 tháng đầu năm) giảm 39,05% về khối lượng và 42,49% về giá trị so cùng kỳ năm 2012.

Sức cạnh tranh của các tập đoàn thương mại hàng hóa ngày càng lớn trong kinh doanh gạo toàn cầu

Thương mại gạo toàn cầu không chỉ là sân chơi của riêng các tập đoàn đến từ Âu Mỹ mà đã vàđang hình thành các tập đoàn xuất phát từ Ấn Độ và Thái Lan vươn lên tầm toàn cầu nhưAsia Golden Rice, Capital Rice Co Ltd của Thái Lan hay như Churchagate của Ấn Độ. Như vậy trong tiến trìnhẤn Độ và Thái Lan để vươn lên trở thành các cường quốc XKG, sự tích tụ tư bản và kinh nghiệm thương trường là tiền đề để hình thành các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và phạm vi vươn ra khỏi tầm quốc gia để gia nhập cuộc chơi toàn cầu hóa. Cũng có thể nói rằng các tập đoàn này không còn thuộc sở hữu của một quốc gia cụ thể nào nữa khi quá trình tập trung vốn hóa được đầu tư bởi nhiều quỹ đến từ nhiều nơi trên thế giới và khả năng dịch chuyển kinh doanh trên nhiều quốc gia. Khi quốc gia nào mà có biến động về chính sách thì họ sẽ chuyển các nguồn lực kinh doanh sang những nơi thuận lợi hơn. Đó là ví dụ của Asia Golden Rice Co Ltd của Thái Lan đang đầu tư nhà máy chế biến sang Campuchia để lấy nguyên liệu ở nước này phục vụ cho xuất khẩu [21, tr.104].

4.1.1.4.Bối cảnh trong nước

Thứ nhất, những thay đổi của ngành kinh doanh XKG Việt Nam [21, tr.105-106]

. Gạo Việt Nam mặc dù chiếm lĩnhở các phân khúc phẩm cấp thấp trong chuỗi gía trị toàn cầu, nhưng đang có những bước phát triển dần cạnh tranh với gạo phẩm cấp cao. Gạo thơm Việt Nam, như: gạo Jasmine đã cạnh tranh với gạo

thơm của Thái Lan và thu được các thành côngở một số thị trường quan trọng, đặc biệt là Hồng Kông. “Sự tiến triển” này một phần có được từ sự suy yếu của Thái Lan do chính sách hỗ trợ giá mua lúa gạo của nông dân làm cho gạo của Thái Lan kém sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

. Hạ tầng kho bãiđang có sự cải thiện. Chính phủ đang triển khai các chương trìnhđầu tư vào ngành chế biến gạo như phát triển hạ tầng kho bãi sẽ tạo điều kiện tăng cường năng lực XKG của Việt Nam trên thị trường thế giới.

. XKG Việt Nam chủ yếu vẫn hướng đến thị trường phẩm cấp thấp, giá trị gia tăng thấp, mức độrủi ro cao. Xu hướng này định hình trong nhiều năm do sự chi phối của nhu cầu từ các hợp đồng Chính phủ. Đây là cái bẫy trong tương lai cho ngành chế biến gạo của Việt Nam nếu dừng lại ở mặt bằng công nghệ và quy mô như hiện nay quá lâu.

. Theo cam kết WTO, Việt Nam mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh gạo. Xu hướng này mặc dù không diễn ra trong ngắn hạn nhưng sẽ ảnh hưởng mạnh đến khu vực chế biến XKG của Việt Nam nói chung, cũng như ĐBSCL nói riêng theo cảhai hướng: vừa gây áp lực cạnh tranh làm suy yếu, cũng như phá sản các doanh nghiệp chế biến yếu kém, song thông qua môi trường cạnh tranh hơn cũng như các hợp tác liên doanh liên kết chuyển giao công nghệ cũng sẽ giúp thúc đẩy cho quá trình hình thành hiện đại hóa công nghệ của ngành chế biến.

Thứ hai, những vấn đề bức xúc từ thể chế XKG Việt Nam

- Nghị định 109 về kinh doanh XKG của Chính phủ có hiệu lực vào năm 2011 tạo ra một khung khổ thể chế khá toàn diện cho các doanh nghiệp XKG của Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi Nghị định yêu cầu các doanh nghiệp có đủ điều kiện về hạ tầng sẽ được cấp phép xuất khẩu, trong khi chỉ đạo của Chính phủ gần đây lại có xu hướng hạn chế đầu mối XKG dưới con số 100. Xu hướng can thiệp chính sách này mang tính hành chính, không kích thích môi trường cạnh tranh trong cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

- Cơ chế XKG của Việt Nam vẫn còn chưa minh bạch, tạo nên môi trường kinh doanh xuất khẩu nhiều rủi ro.

- Hoạt động của VFA mang nặng tính chất hành chính can thiệp nhà nước, trong khi các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chưa mạnh.

- Doanh nghiệp nhà nước, như: Tổng công ty lương thực miền Bắc, miền Nam (VINAFOOD I và VINAFOOD II) trong XKG chi phí phần lớn cả đầu vào và đầu ra xuất khẩu.

Thứ ba,ĐBSCL trước thách thức biến đổi khí hậu

Địa hình thấp so với mực nước biển, lại nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, tiếp giáp với biển, nên ĐBSCL phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo dự báo của các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học, toàn vùng ĐBSCL trong thời gian tới sẽ chịu tác động tiêu cực của BĐKH và nước biển dâng.

Trong những năm gần đây, các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL liên tục đối mặt với tình trạng xâm nhập của nước mặn vào sâu trong nội đồng trong mùa khô và nước ngập khi triều cường vào mùa mưa, mà nguyên nhân chính là do BĐKH. ĐBSCL là vùng tạo ra trên 40% GDP trong nông nghiệp của Việt Nam, chiếm trên 50% diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực của cả nước, thế nhưng ĐBSCL lại được xem là vùng sẽ phải gánh chịu tác động BĐKH nhiều nhất và tác động này sẽ làmảnh hưởng rất lớn đến an ninh lương thực.

Theo dự báo của các chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của BĐKH là: Nếu nhiệt độ tăng lên 10C sẽ làm giảm 10% năng suất lúa, còn nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì sẽ có 70% diện tích lúa ĐBSCL bị nhiễm mặm, tức là sẽ mất đi 1,5 - 2,0 triệu ha đất trồng lúa và nhiều địa phương bị chìm trong nước biển. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường, hạn hán làm tăng áp lực dịch hại trên cây trồng, mật độ sâu bệnh tăng cao, thậm chí có thểnảy sinh một số loại sâu bệnh mới gây hại trong sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản.

ĐBSCL đang ngày càng đối mặt với tình trạng nhiễm mặn và mực lũ thấp ảnh hưởng đến năng suất cũng như sản lượng lúa hàng hóa. Ngoài ra quá trìnhđô thị hóa và sự cạnh tranh từ các cây trồng vật nuôi khác cũng làm cho diện tích đất lúa bị thu hẹp trong tương lai. Xu hướng này sẽ làm cho lượng lúa gạo hàng hóa có xu hướng không còn dồi dào như hiện nay.

Thứ tư, tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Tái cấu trúc là một quá trìnhđổi mới thể chế, phân bổ lại và chuyển dịch các nguồn lực phát triển... sang những hoạt động kinh tế mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm nhiều nội dung, trong đó có tái cơ cấu ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội tại của ngành nông nghiệp: mô hình tăng trưởng, cơ cấu sản xuất, tổ chức chuỗi cungứng... phải thay đổi. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ thực hiện theo cơ chế thị trường, dựa vào quan hệ cung - cầu, sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường và bền vững.

Theo dự thảo Đề án Tái cơcấu ngành nông nghiệp của Bộ NN&PTNN, định hướng chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hướng tới sự phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm vào mục tiêu: (i) Nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành; (ii) Cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóađói giảm nghèo; (iii) và bảo vệ môi trường sinh thái; phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và nhu cầu sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Định hướng tái cơ cấu trong các ngành cụ thể, Đề án xác định 5 ngành: (1) Trồng trọt, tập trung vào:

- Nhóm cây có lợi thế cạnh tranh cao và còn dư địa gia tăng lớn như: lúa gạo, cây cà phê, cao su, cây điều, cây sắn.

- Nhóm cây trồng có tiềm năng: chè, rau, hoa quả như: ngô, mía, lạc, đậu tương. (2) Chăn nuôi

(3) Thủy sản (4) Lâm nghiệp (5) Sản xuất muối

Các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành sẽ tập trung vào: khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; cải thiện chất lượng dịch vụ công; đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp có ý nghĩa quyết định trong giai đoạn mới và là cơ sở để tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 126 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w