Nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gạo xuất khẩu nhằm gia tăng kim ngạch và giúp gạo Việt Nam/Đồng bằng sông Cửu Long thâm nhập được

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 149 - 156)

ngạch và giúp gạo Việt Nam/Đồng bằng sông Cửu Long thâm nhập được vào thị trường cao cấp

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp lúa gạo XK nhiều nhất của cả nước (95%), giúp Việt Nam XK gạo đứng nhất nhì thế giới. Song hoạt động sản xuất và XK gạo của ĐBSCL còn nhiều bất cập. Thực tế cho thấy, nông dân trồng lúa trong vùng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy của họ, đôi khi những tập quán canh tác này lại thiếu khoa học. Doanh nghiệp tìm kiếm nguồn gạo cho XK phải qua trung gian thương lái mua gom, pha trộn nhiều loại gạo… Chất lượng gạo XK chưa được đánh giá cao trên thị trường, giá gạo XK không ổn định, chưa xây dựng được thương hiệu gạo. Nhiều thương nhân XK gạo không thực sự định hướng đầu tư lâu dài hoạt động kinh doanh XK; Thiếu chiến lược kinh doanh, chiến lược củng cố và mở rộng thị trường, chưa gắn kết khâu sản xuất với chế biến XK.

Để nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gạo XK cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

4.2.3.1.Định hướng phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng phải căn cứ vào nhu cầu thị trường

Kinh tế thị trường đòi hỏi sản xuất phải tính đến nhu cầu, thị hiếu, khả năng tiêu thụ của thị trường chứ không phải là bán “cái chúng ta có”, “cái chúng ta làm ra”.

Hiện nay, sản xuất lúa gạo của Việt Nam/ĐBSCL chưa thực sự hướng tới yêu cầu của thị trường tiêu thụ, vẫn còn tình trạng sản xuất theo “phong trào” theo “số đông”, thậm chí là chạy theo những lợi ích trước mắt, mà chưa tính đến lợi ích lâu dài. Có thể minh chứng điều này như sau: Trong cơ cấu gieo trồng các giống lúa ở ĐBSCL các giống lúa chất lượng thấp (IR 50404), năng suất cao vẫn chiếm tỷ lệ lớn, vượt xa khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nhất là trong vụ hè thu: hay sản xuất lúa thơm cũng đã gây nhiều bất cập: một số nơi sản xuất không đảm bảo kỹ thuật canh tác dẫn đến chất lượng không đảm bảo, bị pha tạp, doanh nghiệp khó thu mua, xuất khẩu và người sản xuất đành chấp nhận bán giá thấp.

Trong tổ chức sản xuất lúa GXK cần rà soát, tính toán lại để định hướng phát triển sản xuất cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và mùa vụ để có định hướng chỉ đạo sản xuất phù hợp. Đồng thời, trong sản xuất cần nỗ lực triển khai các giải pháp về quy hoạch vùng lúa hàng hóa, lựa chọn cơ cấu giống phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, mùa vụ.

4.2.3.2.Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu

Hầu hết các cơ sở chế biến nông sản hiện nay đều có qui mô nhỏ, phân tán, phát triển tự phát, sử dụng trang, thiết bị công nghệ lạc hậu. Theo đánh giá của Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Việt Nam

phải mất 15 - 20 năm nữa, thì công nghiệp chế biến gạo mới đạt trìnhđộ như Thái Lan hiện nay.

Công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng đối với việc bảo quản giá trị sử dụng và gia tăng giá trị hàng hóa. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, nếu sử dụng công nghệ hiện đại để chế biến nông sản thì tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ khoảng 0,1 - 0,2%, còn nếu sử dụng công nghệ lạc hậu thì tỷ lệ đó là từ 1 - 2%.Ở Việt Nam hiện nay, tác động của công nghệ chế biến sau thu hoạch đến xuất khẩu còn mờ nhạt, do đó tỷ lệ gạo hao hụt cao, chất lượng không đồng đều, giá thấp. Theo nhiều báo cáo tổng kết, tổn thất sau thu hoạch lúaở ĐBSCL về khối lượng khoảng 12 - 13%. Ngoài thất thoát về khối lượng, nó còn làm giảm chất lượng hạt gạo, kéo theo làm giảm giá bán gạo trên thị trường khoảng 12%. Cộng dồn tổng thiệt hại lên đến 25%. Nếu giảm tổn thất về khối lượng và giá trị ở mức 10% hàng năm thìĐBSCL (ví dụ năm 2012, ĐBSCL sản lượng lúa là 25 triệu tấn) sẽ tăng được 2,5 triệu tấn lúa, trị giá đến 12.500 tỷ đồng. Vì thế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu với ngành nông nghiệp cuối năm 2012 đã nhấn mạnh: Đầu tư công suất chế biến gạo công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm, giảm tổn thất sau thu hoạch từ 5 - 6%, cải thiện chất lượng GXK. Đến năm 2015 giá trị của GXK tăng 10 - 15% so với hiện nay, do cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phát triển công nghiệp chế biến phải hướng vào:

+ Đầu tư xây dựng hệ thống sấy lúa công nghiệp kết hợp với kho trữ lúa khô công suất lớn, chẳng hạn 1.000 tấn lúa/ngày. Bởi sấy lúa là khâu quan trọng nhất để giảm tổn thất sau thu hoạch về khối lượng và giá trị. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa các công đoạn làm khô lúa, sấy lúa bằng phương pháp công nghiệp sẽ đápứng được yêu cầu sấy lúa với số lượng lớn tập trung vào thời vụ thu hoạch rộ, chủ động sấy lúa, không phụ thuộc vào lao động thủ công. Chất lượng hạt thóc đồng đều, tránh thiệt hại do làm khô lúa không kịp thời và làm khô lúa không đúng phương pháp.

+ Áp dụng qui trình chế biến gạo 1 công đoạn từ lúa khô có độ ẩm >/17%. Khác với quy trình chế biến gạo qua 2 giai đoạn: chế biến gạo nguyên liệu và công đoạn xát trắng, đánh bóng gạo chỉ đápứngđược yêu cầu gạo phẩm cấp trung bình thấp trên thị trường và cạnh tranh bằng giá thấp, trên thị trường gạo phẩm cấp thấp.

Trái lại, quy trình chế biến từ lúa khô có độ ẩm >/17% sẽ làm tăng giá trị hạt gạo theo hướng sản xuất gạo sạch, chất lượng cao, tăng năng lực cạnh tranh của gạo. Điều kiện áp dụng quy trình chế biến này là: (i) Ngày nay công suất máy xay xát đạt hiệu quả kinh tế là hệ thống xay xát tiêu chuẩn, có công suất 10 - 12 tấn lúa/giờ. Lượng lúa xay xát mỗi ngày từ 100 đến 240 tấn. Hệ thống sấy lúa thích nghi cho từng dây chuyền máy xay xát có công suất 12 tấn lúa/giờ, có công suất mỗi mẻ là 100 tấn lúa. Do đó, nhà máy chế biến (xay xát) phải có thiết bị sấy lúa, kho chứa lúa khô công suất tươngứng với sản lượng của vùng nguyên liệu và tươngứng với khối lượng gạo sản xuất; (ii) Gắn liền với điều nói trên, cần tổ chức các hộ nông dân trồng lúa cùng một loại giống, sản xuất ra từng lô lúa có khối lượng tương thích với các đơn vị máy sấy (10 tấn, 20 tấn…) để dễ dàng trong sấy lúa và tồn trữ lúa; (iii) Thay đổi căn bản phương thức thu hoạch lúa từ lao động thủ công sang sử dụng máy công nghiệp

- máy gặt đập liên hợp, một mặt giải phóng được lao động “còng lưng” cắt lúa trên đồng, đápứng được thời vụ thu hoạch tập trung, vụ thu hoạch rộ; mặt khác, chất lượng lúa thu hoạch bằng máy sạch hơn, đồng đều hơn so với các phương thức thu hoạch khác.

4.2.3.3.Xây dựng thương hiệu gạo để gạo Việt Nam có cơ sởkhẳng định vị trí và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

Gạo Việt Nam đãđược xuất khẩu đi nhiều quốc gia, được xếp vào tốp nhất nhì thế giới. Tuy vậy, việc xây dựng thương hiệu gạo vẫn chưa được quan tâm đúng mức làmảnh hưởng rất lớn tới giá trị hàng hóa.

Theo báo Kinh tế nông thôn, hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang sử dụng trên 100 giống lúa. Do vậy rất khó đápứng đồng bộ về chủng loại và phẩm cấp của hàng xuất khẩu qui mô lớn. Hơn nữa, gạo XK của ĐBSCL là gạo 15% đến 25% tấm chiếm tỷ trọng cao nhất, còn gạo 5% tấm rất ít. Tỷ lệ gạo nguyên xay xátở ĐBSCL chỉ đạt 30 - 40%, trong khi đóở nước tiên tiến đạt trên 50%. Vì thế việc xây dựng thương hiệu gạo là khó khăn. Mặc dù đứng thứ hai thế giới về XK gạo, nhưng thương hiệu gạo Việt Nam vẫn còn mờ nhạt.

Vì vậy, xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu cho gạo Việt Nam trở thành vấn đề cấp bách. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc xây dựng thương hiệu GXK là hết sức cấp thiết để tạo sức cạnh tranh, đưa gạo Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thâm nhập vào thị trường “khó tính”, “cao cấp” như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu. Có thương hiệu mới bán gạo được giá cao, giá trị gia tăng của sản phẩm gạo sẽ tăng lên đem lại lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa. Do vậy, cần phải xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam một cách đồng bộ ở cả 3 cấp: quốc gia, doanh nghiệp và các sản phẩm gạo riêng biệt. Đặc biệt là đa dạng hóa xuất khẩu các sản phẩm từ gạo bằng cách chế biến tạo ra những sản phẩm xuất khẩu như: bột gạo, bánh phở, bánh tráng… được thị trường nước ngoài ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao và tăng được giá trị hạt gạo lên gấp 2 lần so với sản phẩm GXK thông thường.

Làm thế nào để đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam? Phải bắt đầu từ doanh nghiệp. Sự liên kết giữa doanh nghiệp XK gạo với nông dân cùng với sự nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ tạo ra vùng sản xuất rộng lớn, lúa coa chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn.

Để tạo thương hiệu gạo, nông dân, doanh nghiệp XK buộc phải đầu tư cho khâu chế biến, nâng cao chất lượng gạo. Đó cũng là cách để nâng cao giá trị GXK. Nâng cao giá trị GXK phải thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất, thu

hoạch, chế biến và tiêu thụ, phải thực hiện liên kết 4 nhà (nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông) theo mô hình CĐML. Để xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam, nhà nước cần có chính sách cơ chế, nguồn vốn để xây dựng những vùng chuyên canh lúa hàng hóa lớn; các nhà khoa học hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Các địa phương phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất theo hướng những cánh đồng một loại giốngở những tổ hợp tác, trang trại, HTX. Điều này sẽ thuận lợi cho việc gieo sạ đồng loạt, khống chế dịch bệnh và thực hiện cơ giới hóa một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hợp lý cho nông dân và doanh nghiệp trong việc bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy hạt gạo Việt Nam mới có thương hiệu.

Điều cần làm lúc này là Chính phủ nên đẩy mạnh việc hỗ trợ đưa

“Chương trình thương hiệu gạo ĐBSCL” vào chương trình thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, để tiếp cận thị trường thế giới cần tăng tính liên kết vùng. Vùng lúa chất lượng cao với qui mô 200.000 haở các tỉnh, thành ĐBSCL cần được đầu tư xây dựng tốt, là những bước đi đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Tạo cơ sở pháp lý (thương hiệu gạo được đăng ký với các cơ quan quản lý trong nước và quốc tế, được chứng nhận của các tổ chức có uy tín về chất lượng và giá cả sản phẩm), đồng thời là quảng bá thương hiệu thông qua nhiều hình thức để tạo dựng uy tín cho gạo Việt Nam.

Việt Nam có thể xây dựng thành công thương hiệu gạo của mình trên thương trường nếu ngành lúa gạo Việt Nam chỉ tập trung vào vài giống lúa chủ lực, chất lượng cao như: gạo thơm, Jasmine, gạo trắng hạt dài, bóng, hàm lượng amytuse khoảng 20% đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, gạo nếp… Để đạt được điều này, ngoài vai trò nhà nước thì các doanh nghiệp XKG có vai trò trách nhiệm chính trong việc xây dựng thương hiệu gạo và doanh nghiệp

XKG phải chủ động được nguyên liệu - phải có vùng nguyên liệu riêng của mình một cáchổn định.

4.2.3.4.Đẩy mạnh đổi mới công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường phù hợp

Cùng với việc xây dựng thương hiệu gạo, phảiđẩy mạnhđổi mới xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường phù hợp, sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông sản phẩm làm tăng thị phần, tăng giá trị gia tăng gạo. Xúc tiến thương mại gạo tập trung vào các vấn đề sau đây:

(i) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, hội thảo… về hàng hóa gạo, tổ chức các cuộc tiếp xúc doanh nghiệp… Đồng thời hỗ trợ, cung cấp cho các doanh nghiệp XK những thông tin thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, doanh nghiệp nhập khẩu, các kênh phân phối.

(ii) Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường và thông tin - quảng bá sản phẩm, thương hiệu gạo Việt Nam. Điều này rất cần thiết giúp cho nông dân, doanh nghiệp dễ dàng quyết định sản xuất và có kế hoạch sản xuất, dự đoán được thị trường, tránh được những rủi ro do hàng hóa dư thừa hoặc giảm giá. Mặt khác, đối với người nước ngoài họ sẽ có những hiểu biết, có những thông tin cần thiết về GXK của Việt Nam, để từ đó quyết định sự tiêu dùng. (iii) Tăng cường theo dõi sát diễn biến thị trường, phối hợp chặt chẽ với

cơ quan đại diện ngoại giao, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp củng cố, duy trì các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Indonesia, Cuba…; nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiềm năng, thị trường mới như Trung Quốc, Hồng Kông, Châu Phi, Hàn Quốc, v.v...

(iv) Tích cực trao đổi, xúc tiến đàm phán gia hạn các Bản ghi nhớ về thương mại gạo sắp hết hiệu lực và ký kết các thỏa thuận về thương mại gạo với các thị trường mới, thị trường tiềm năng để củng cố và mở rộng thị trường XKG theo hợp đồng Chính phủ.

Tích cực quảng bá sản phẩm gạo Việt Nam tại các nước, tổ chức các cơ hội giao thương, tìm kiếm đối tác có nhu cầu nhập khẩu gạo, như tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại tại thị trường Algiêri, Marốc, Trung Quốc. Đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thương mại hàng nông sản vào tháng 4 năm 2013. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 2/7/2013, trong đó đã giao các đơn vị chức năng triển khai các công tác cần thiết để thúc đẩy hoạt động XKG sang thị trường Trung Quốc.

(v)Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 03/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về một số nhiệm vụ, giải pháp tiêu thụ gạo và thủy sản trong thời gian tới, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó, tập trung vào công tác thông tin thị trường và tăng cường công tác xúc tiến thương mại gạo.

Bên cạnh đó, là xây dựng cơ chế gắn kết sản xuất với thu mua tạm trữ tiêu thụ lúa gạo và duy trì hợp lý tồn kho gạo nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cuối niên vụ. Đồng thời đảm bảo 3 mục tiêu: nông dân trồng lúa có lãi, điều tiết thị trường và tạo điều kiện xuất khẩu và tiêu thụ gạo trong nước.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 149 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w