khẩu lúa gạo
Nhằm góp phần thực hiện tinh thần Nghị quyết 26 của Trungương và Chiến lược đến 2020 - 2030 của Chính phủ về vấn đề an ninh lương thực, duy trì diện tích sản xuất lúa, tăng thu nhập cho nông dân trong bối cảnh do tác động của hội nhập, đô thị hóa làm mất đất sản xuất, cạnh tranh khốc liệt về thị trường, rủi ro cao do dịch bệnh và thay đổi khí hậu, cần có giải pháp thích hợp trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua liên kết vùng với sự tham gia của 4 nhà: Nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học và nhà nước. Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “4 nhà”
(nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước) và “gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, chế biến và người tiêu thụ”.
Có thể nói liên kết 4 nhà là một trong những phương thức tốt nhất cho phép người nông dân tận dụng được nhiều lợi thế để phát triển sản xuất; nhà khoa học có điều kiện đểthực hiện năng lực chuyên môn và tăng thu nhập; nhà doanh nghiệp có cơ hội tìmđược những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường; Nhà nước có điều kiện thể hiện rõ vai trò của mình với tư cách người nhạc trưởng. Nhà nông cần đứng chung với doanh nghiệp, nhà khoa học dưới sự tác động hỗ trợ của chính sách nhà nước. Các chủ thể này phải liên kết với nhau vì lợi ích của mình và tôn trọng lợi ích của các chủ thể khác trong chuỗi ngành hàng.
Riêng đối với ĐBSCL - vùng lúa trọng điểm của cả nước, để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ cần có nhiều giải pháp chiến lược và đồng bộ. Riêng đối với sản xuất và XK gạoở vùng ĐBSCL, giải pháp “liên kết vùng và tham gia 4 nhà” là rất quan trọng vì các lý do:
(1) ĐBSCL là vùng trọng điểm an ninh lương thực quốc gia
(2) Liên kết sẽ giúp thực thi các kế hoạch và chiến lược sản xuất lúa và an ninh lương thực đến tận địa phương, đặc biệt là liên kết các tỉnh trong vùng để có kế hoạch liên hoàn trong qui hoạch các vùng sinh thái, hạn chế thiệt hại do BĐKH, ô nhiễm môi trường;
(3) Tìm sự đồng thuận không những nguồn lực nhà nước mà cả xã hội để sản xuất và tiêu thụ nhằm gia tăng thu nhập cho nông dân cao nhất, ổn định cuộc sống;
(4) Hiện tại, ĐBSCL có nhiều mô hình “tham gia 4 nhà” thành công rất cần thiết nhân rộng để phát triển sản xuất và tiêu thụ. Thông qua sự liên kết và tham gia này thì hoạt động trở thành hệ thống, từ đó giúp Chính phủ đưa ra các chính sách và cơ chế phù hợp để phát triển lúa gạo và tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa trong vùng.
Mục tiêu của sựliên kết nhằm:
-Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong chọn tạo giống nhằm tìm ra giống lúa cho năng suất cao ổn định, phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và thích nghi điều kiện kiểu vùng sinh thái và biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Chuyển giao các giải pháp kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng cho hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cao trong sản xuất lúa để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho nông dân.
- Phát triển các dạng hình kinh tế hợp tác để thuận lợi cho đầu tư, sản xuất hàng hóa đủ lớn, dễ dàng tiếp cận thị trường và đảm bảo đầu ra, trong đó liên kết “4 nhà” là khâu mấu chốt được quan tâm hàng đầu.
- Nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo vùng ĐBSCL từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, bảo quản tồn trữ, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, trong đó tổ chức liên kết nông dân trong chuỗi cung ứng lúa gạo và xây dựng thương hiệu được đặc biệt chú ý.
Ở ĐBSCL, hình thức liên kết trong mô hình CĐML rất đa dạng, theo điều kiện thực tế và sự sáng tạo của địa phương, nhưng về cơ bản có các dạng liên kết sau:
Một là, nông dân liên kết với doanh nghiệp và nhà khoa học đảm bảo các yếu tố đầu vào: phân bón, giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật…
- Liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông
Doanh nghiệp cần tăng cường tiếp xúc trực tiếp, hỗ trợ vốn cho nông dân thông qua thông qua các hình thức đảm bảo tín dụng, cho vayưu đãi, xây dựng cơ sở chế biến lúa gạo và mua bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm tối thiểu những tổn thất do những diễn biến không thuận lợi của thời tiết và sự bùng phát dịch bệnh cho nông dân.
Nông dân phải có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp lúa gạo đúng chất lượng, đủ số lượng cũng như đảm bảo đúng qui trình, kỹ thuật canh tác như đã thỏa thuận với doanh nghiệp.
Có như vậy thì nguồn cung gạo cho XK mới đảm bảo đủ số lượng và chất lượng. Nông dân trồng lúa gạo sẽ được ổnđịnhđầu ra với mức giá hợp lý không sợ bị ép giá, yên tâm canh tác vụ mùa sau.
- Liên kết giữa các nhà khoa học và nông dân
Chất lượng giống lúa sẽ quyết định đẳng cấp và giá trị gạo XK. Các nhà khoa học nghiên cứu tìm tòi nhằm tạo ra các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nông dân. Vì thế, cần có sự liên kết giữa nông dân với các nhà khoa học và hơn nữa, mối liên kết này còn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thử nghiệm và phản hồi những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.
Hai là, nông dân liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24-6- 2002, với nội dung khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người sản xuất (HTX, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản để phát triển sản xuất ổn định, bền vững.
Ba là, Hình thức liên kết “khép kín” từ “đầu vào” đến “đầu ra” - Mô hình liên kết 4 nhà điển hình là Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS).
Mục tiêu của AGPPS là tham gia toàn bộ chuỗi sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu này, công ty xây dựng nhiều nhà máy chế biến GXK; xây dựng các vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao; để từ hạt lúa đến hạt gạo; cùng bà con nông dân xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam.
Hình thức liên kết của công ty với nông dân: (i) Công ty đã thực hiện cungứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân với lãi suất thấp và trừ
lại khi nông dân bán lúa cho công ty; (ii) Trong quá trình canh tác nông dân được đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty (nay là cán bộ 3 cùng), gọi tắt là FF (Faimer Frier) thực hiện tư vấn canh tác. Mỗi FF-cán bộ 3 cùng của công ty sẽ phụ trách hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trên diện tích 50 ha (hướng dẫn nông dân ghi chép lại chi phí sản xuất qua sổ “nhật ký đồng ruộng”); (iii) Sau khi thu hoạch, nông dân chở lúa đến nhà máy chế biến, công ty hỗ trợ 100% tiền vận chuyển và bốc xếp lúa (công ty hợp đồng với các chủ ghe chở lúa cho nông dân từ đồng về nhà máy chế biến). Sau khi mang lúa đến nhà máy, tiến hành cân lúa, nông dân biết được khối lượng lúa tươi quy về lúa khô ngay (quy đổi về độ ẩm chuẩn 15,5%, tỷ lệ quy đổi độ ẩm: Giảm 1 độ ẩm: 100 kg mất 1,2 kg lúa; giảm 1 độ ẩm: 1.000 kg mất 12 kg lúa). Công ty sấy lúa khô miễn phí cho nông dân, cung cấp bao chứa lúa cho nông dân, cho lưu kho 30 ngày miễn phí khi chờ giá; (iv) Công ty thu mua lúa của nông dân theo giá thị trường và nông dân nhận tiền bán lúa tại nhà máy (công ty công khai tiêu chuẩn thu mua lúa của nông dân và niêm yết giá hàng ngày).
Với cách làm này, AGPPS đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, hiệu quả kinh tế của nông dân tham gia CĐML (vùng nguyên liệu) khá cao.
Ý nghĩa của việc thực hiện liên kết 4 nhà trong mô hình CĐML là tập hợp những nông dân sản xuất lúa nhỏ lẻ vào trong một cánh đồng lớn nhưng không dẫn đến tập trung ruộng đất, không ép người nông dân phải rời khỏi mảnh ruộng của mìnhđể trở thành người làm thuê, cấy mướn. Và để thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong canh tác đồng bộ, mang lại hiệu quả trên diện tích lớn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất lúa… qua đó nâng cao năng suất toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa. Đây sẽ là nền tảng cho việc sản xuất lúa theo VIETGAP, vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm, xây dựng được thương hiệu lúa gạo Việt Nam trong nước và xuất khẩu.
Liên kết 4 nhà trong mô hình CĐML sẽ bền vững và có thể nhân rộng được khi phân phối lợi ích giữa 4 nhà một cách hợp lý. Vì lợi ích là chất kết dính 4 nhà, phải công khai, minh bạch lợi ích giữa các nhà, phải xây dựng được hệ thống thông tin rõ ràng nhanh nhạy cho các nhà, làm sao cho các hạt nhân trong khối liên kết này không “đồng sàng dị mộng”.
Các doanh nghiệp XKG phải vào cuộc. Để thực hiện điều này, nhà nước phải có chính sách tín dụngưu đãiđể doanh nghiệp vay vốn, với lãi suất thấp để đầu tư xây dựng hệ thống sấy lúa công nghiệp, kho tạm trữ gạo… Các doanh nghiệp XKG phải đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu có quy mô phù hợp với năng lực chế biến và xuất khẩu của doanh nghiệp. Và thay đổi tư duy kinh doanh, tại ĐBSCL không nhiều doanh nghiệp tham gia bao tiêu hợp đồng với nông dân trồng lúa, khi thu hoạch, nông dân vẫn phụ thuộc vào hàng xáo. Nhiều bất cập trong việc thu mua lúa gạo đã xuất hiện từ nhiều năm qua: không ít trường hợp doanh nghiệp và nông dân phá bỏ hợp đồng khi có biến động thị trường (giá tăng, giảm); thương lái thấy giá cao thì dừng mua để chờ giá xuống, đa phần các doanh nghiệp chỉ mua gạo về lau bóng khi ký được hợp đồng xuất khẩu.
Trong HNKTQT, đặc biệt là Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của WTO, thì liên kết là chìa khóađể hội nhập thành công, nếu doanh nghiệp và nông dân vẫn duy trì tư duy làm ăn kiểu “ăn xổi ở thì” sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Trong xu hướng kinh doanh của ngành gạo hiện nay và tương lai, các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy mua - bán, gắn bó với nông dân và hàng xáo và phải có hợp đồng bao tiêu.
Theo đó:
(i) Cần thiết phải bổ sung điều kiện đối với các doanh nghiệp chế biến kinh doanh XKG. Theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ là các doanh nghiệp XKG phải có vùng nguyên liệu tập trung và trang bị đồng bộ hệ
thống sấy lúa, kho chứa và xay xát, đánh bóng. Cùng với đó là khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mô hình CĐML, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu thực hiện lên kết sản xuất với nông dân.
(ii)Triển khai chương trình 4 triệu tấn kho chứa, đảm bảo 50% diện tích kho dùng cho việc bảo quản lúa, rà soát quy hoạch hệ thống trung tâm chế biến lúa gạo (đồng bộ hệ thống sấy, kho chứa và xay xát) để có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hoặc liên kết đầu tư phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh lúa gạo hiện nay.
(iii) Thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, cá nhân đầu tư hệ thống sấy lúa theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP, ngày 4-6- 2010 của Chính phủ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể: hỗ trợ từ 3-5 tỷ đồng cho các cơ sở đầu tư hệ thống máy sấy hiện đại, 1.000 tấn/mẻ; các hộ nông dân đầu tư sấy vỉ ngang có công suất từ 500 tấn/ngày trở lên.
. Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách thông thoáng để nông dân, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay theo chính sách hỗ trợ tại các Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.