Đổi mới cơcấu lúa gạo theo hướng đa dạng hóa, chất lượng cao và giá trịgia tăng hơn

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 143 - 149)

trịgia tăng hơn

Tăng kim ngạch XK gạo sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL và nâng cao hiệu quả XK gạo. Muốn vậy, phải đa dạng hóa và nâng cao chất lượng gạo XK.

Để nâng cao chất lượng lúa gạo, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, cần:

+ Cơ cấu lại giống lúa theo hướng chọn các loại giống lúa có năng suất, chất lượng và giá trị cao, phù hợp với điều kiện các cùng sinh thái và thay đổi khí hậuở ĐBSCL, đồng thời cần tính đến yếu tố lâu dài, bền vững của các giống lúa mới.

+ Thực hiện chính sách bảo hiểm sản xuất lúa gạo để nông dân an tâm đầu tư phát triển các loại giống lúa mới chất lượng cao.

Trước mắt cần tập trung vào các biện pháp sau đây:

Một là,ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ trong chọn tạo giống lúa, nhằm vào mục tiêu: Chọn tạo giống lúa cho năng suất cao ổn định, phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn, chống chịu được với điều kiện khó khăn như khô hạn, ngập lũ, ngập mặn và thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái khác nhau. Đối với vùng ĐBSCL, sẽ tập trung nghiên cứu chọn tạo giống lúa phục vụ xuất khẩu có năng suất trên 6,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân, hạt gạo trong và dài trên 7mm và hàm lượng amylose khoảng 20%, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Tăng diện tích sử dụng giống lúa xác nhận giống chất lượng cao (70-85% vào năm 2020 và các giống đặc sản).

Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi

(i)Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong việc chọn tạo giống mới.

Phương pháp lai tạo truyền thống vẫn còn nguyên giá trị tạo ra nhiều giống lúa triển vọng và phục tráng các giống lúa bản địa, đặc sản có tính thích nghi cao với từng địa phương. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển kinh tế của ĐBSCL, và xa hơn nữa là áp lực gia tăng dân số, bảo đảm an ninh lương thực cho hơn 100 triệu dân năm 2020 trong điều kiện diện tích sản xuất đang thu hẹp do công nghiệp hóa

và đô thị hóa, sự thay đổi khí hậu toàn cầu nên cần ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ để hỗ trợ cho phương pháp truyền thống, bao gồm:

.Ứng dụng công nghệ cao: Kỹ thuật đột biến; kỹ thuật vi nhân giống: nuôi cấy mô, túi phấn, tế bào; khai thác ưu thế lai...

.Ứng dụng công nghệ sinh học: Kỹ thuật dấu chuẩn phân tửDNA, protein, enzym; Công nghệ chuyển ghép gen...

+ Lai tạo và chọn lọc truyền thống: chọn tạo các giống lúa thích nghi với điều kiện bất lợi sinh học (sâu bệnh) và phi sinh học (hạn phèn, mặn, thay đổi khí hậu...) cũng như phục tráng các giống lúa bản địa, đặc sản.

Tóm lại,ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại nhằm tạo giống lúa theo các tiêu chí: lúa có năng suất cao, ổn định; lúa có chất lượng gạo tốt; thích nghi với điều kiện bất lợi phi sinh học (hạn, mặn, phèn, thay đổi khí hậu...); chống chịu tốt các sâu bệnh chính; giống lúa chống đổ ngãđápứng nhu cầu cơ giới hóa khâu thu hoạch. Chẳng hạn:

Phát hiện giống lúa “chịu” được BĐKH với năng suất cao và sản lượng lớn, Bạc Liêu có Dự án sản xuất lúa “Một bụi đỏ gạo hồng” tại huyện Hồng Dân, với diện tích 52 ha. Sau 6 tháng thử nghiệm 100% diện tích lúa đã cho thu hoạch với năng suất bình quânđạt 5,5 tấn/ha, tổng sản lượng lúa thu về là hơn 280 tấn.

Theo phòng Nông nghiệp huyện Hồng Dân, chất lượng và mẫu mã hạt lúa Một bụi đỏ gạo hồng có vượt trội hơn so với các giống lúa truyền thống. Về giá trị kinh tế, loại lúa gạo này có giá trị cao hơn lúa Một bụi thông thường. Trong khi đó, lúa Một bụi thông thường đã cao hơn nhiều so với nhiều lúa đại trà của địa phương…

PGS, TS Võ Công Thành (Trường Đại học Cần Thơ) “cha đẻ” của giống lúa này cho biết “Một bụi đỏgạo hồng là loại gạo quý hiếm ở Việt Nam. Theo kết quả phân tích chất lượng gạo này cơm rất thơm ngon, bổ dưỡng, giàu chất sắt (Fe=6.70mg/kg gạo).Ưu thế vượt trội của gạo là còn có tác dụng bổ

xương, bổ máu… Loại giống lúa này chịu được độ mặn từ 8-10%o, rất phù hợp với đồng đất vùng chuyển đổi sản xuất lúa - tômở Bạc Liêu”.

Hoặc giống lúa ĐTM 126 hạt đạt 10 tấn/haở Tiền Giang -ĐTM 126 có thời gian sản xuất ngắn, 84 - 90 ngày, chịu phèn rất tốt, đẻ nhánh khỏe, hạt thon, dài, trong, vỏ trấu mỏng, thơm nhẹ, mềm cơm, tỷ lệ gạo nguyên khá cao > 50%).

(ii) Xã hội hoá công tác nhân giống lúa cho ĐBSCL

Xã hội hóa công tác nhân giống 3 cấp: Siêu nguyên chủng (SNC), nguyên chủng (NC), xác nhận (XN) nhằm giải quyết vấn đề thiếu giống tốt, hạt giống khoẻ, giống chất lượng cao để giúp nông dân sản xuất lúa đạt năng suất và chất lượng cao. Có hai điểm cần quan tâm thực hiện tốt:

(+) Xây dựng và điều hành mạng lưới chọn tạo, sản xuất và cungứng giống: Thiết lập mạng lưới cộng đồng như Câu lạc bộ/Tổ giống tại tất cả các tỉnh ĐBSCL nhằm tập hợp các nông dân tiên tiến phục vụ công tác thử nghiệm các giống lúa đãđược các viện - trường nghiên cứu lai tạo. Từ đó, tiếp tục chọn lọc, sản xuất, nhân giống lúa cấp xác nhận và cungứng các giống triển vọng đáp ứng điều kiện địa phương. Bảo quản, tồn trữ lúa giống ứng phó kịp thời cho vùng ĐBSCL trong trường hợp có thiên tai.

(+) Tập huấn chọn tạo, sản xuất và cungứng giống:Kết hợp với cán bộ kỹ thuật địa phương tập huấn phương pháp chọn tạo và sản xuất giống đạt chất lượng tốt cho các Câu lạc bộ, Tổ sản xuất giống nhằm đáp ứng nhu cầu giống của địa phương với chất lượng tốt và giá thành thấp để càng nhiều nông dân có thể tiếp cận được, làm tăng diện tích sản xuất lúa bằng giống tốt, hạt giống khỏe.

Hai là, giải pháp kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng với điều kiện hội nhập kinh tế và sự BĐKH, đó là:

(1) Kỹ thuật canh tác lúa bền vững: Áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa bền vững nhằmđảm bảo năng suất cao, nâng cao chất lượng và giá trị hàng

hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời chú trọng cơ giới hóa trong qui trình sản xuất để giảm giá thành, giảm công lao động, gia tăng thu nhập cho nông dân.

Kỹ thuật canh tác bền vững trên nền đất lúa: từ khâu làm đất, gieo cấy, tưới tiêu, chăm sóc: bón phân, bảo vệ thực vật; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật: “3 giảm 3 tăng” (giảm: lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu; tăng: năng suất, chất lượng, hiệu quả) hoặc “1 phải 5 giảm” (phải: đúng hạt giống xác nhận; giảm: ngoài 3 giảm trên, còn giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch).

Kỹ thuật canh tác lúa sinh thái bền vững: Xây dựng quy trình canh tác kỹ thuật theo từng nhóm giống - tiểu vùng sinh thái.

Quy trình GAP (Good Agricultural Practices) để đạt lúa gạo sạch, chất lượng cao.Ở đây nhà nước có thể hỗ trợ thông tin cho người nông dân về những ấn phẩm, thông tin cập nhật giống mới hoặc trừ sâu, diệt bệnh dịch… để họ định hướng sản xuất theo yêu cầu thị trường.

Các tổ chức khuyến nông ở địa phương trực tiếp thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho nông dân bằng những hình thức thích hợp.

(2) Ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa

Dùng máy móc cơ giới thích hợp cho từng vùng sinh thái từ khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu họach, phơi sấy, bảo quản, tồn trữ để làm giảm thất thóat sau thu hoạch, giảm công lao động và gia tăng giá trị hàng hóa. Hiện tại ở ĐBSCL, 100% diện tích sản xuất lúa đều áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất; diện tích đất lúa áp dụng gieo sạ theo hàng mới đạt khoảng 21% tổng số diện tích đất sản xuất lúa.

Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo bằng cách là phát triển công nghệ sau thu hoạch: Cơ giới hóa khâu thu hoạch, hiện đại hóa khâu sấy lúa, tồn trữ và lưu kho lúa gạo.

Theo tạp chí Nông thôn - nông dân Việt Nam, số 19/2013, để nâng cao chất lượng lúa gạo nhằm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng GXK trên thị trường thế giới, phải hiện đại hóa công nghệ sau thu hoạch. Theo đó, từ nay đến năm 2020, các tỉnh ĐBSCL sẽ trang bị thêm từ 20.000 - 25.000 máy gặt đập liên hợp (MGĐLH) và máy sấy lúa,đảm bảo khâu gặt bằng máyđạt 80% diện tích đất lúa (năm 2015 thu hoạch bằng máy đạt 50% diện tích đất lúa). Đến năm 2015, ĐBSCL xây dựng thêm 70 hệ thống sấy hiện đại, có công suất từ 10-30 tấn lúa/giờ, gắn với các trung tâm chế biến GXK, đảm bảo sấy 4 triệu tấn ha/năm, cộng với số máy sấy trong dân sẽ đảm bảo sấy 80% lượng lúa hè thu, thu đông hàng năm.

Bên cạnh đó, cần nâng cao sức chứa của hệ thống kho lương thực tại ĐBSCL lên gấp 3 lần sức chứa hiện nay, để hệ thống kho chứa đảm bảo dự trữ, lưu thông 10 triệu tấn lúa/năm ở ĐBSCL trong khoảng thời gian tối đa 6 tháng, đảm bảo thu mua hết lúa cho dân, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất của người trồng lúa và nhà chế biến, xuất khẩu.Vai trò của nhà nước là cấp tín dụngưu đãi, có những hỗ trợ cần thiết cho nông dân, doanh nghiệp XK mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại cho sản xuất và chế biến, xây dựng hệ thống kho tàng, cơ sở hạ tầng phục vụcho XK gạo.

(3) Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật địa phương và nông dân

Bao gồm các hoạt động: Đào tạo cán bộ kỹ thuật địa phương (đại học, trung cấp), dạy nghề, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến và thực hiện các quy trình canh tác theo nhóm giống, tiểu vùng sinh thái; quy trình GAP; kỹ thuật sau thu hoạch; quản lý kinh tế hộ; tiếp thị- quảng bá. Tham quan học tập bao gồm các họat động hội nghị, hội thảo cho nông dân, tham quan các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, v.v… Nâng cao dần trìnhđộ thâm canh của cộng đồng nông dân trồng lúa, giúp nông dân sản xuất theo tinh thần hội nhập với kinh tế thị trường.

Ba là, tổ chức sản xuất và liên kết trong sản xuất lúa

(i) Xây dựng kinh tế hợp tác, CĐML trong sản xuất lúa

Tùy theo điều kiện từng vùng và từng nơi, từng bước hình thành và xây dựng các dạng hình kinh tế hợp tác để thuận lợi cho đầu tư, sản xuất hàng hóa đủlớn, dễ dàng tiếp cận thịtrường và đảm bảođầu ra. Các dạng hình hợp tác bao gồm: Tổ nhóm, câu lạc bộ; HTX; Liên hiệp các HTX; Doanh nghiệp nông thôn; nông trang, CĐML, vùng chuyên canh…

(ii) Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý

Để duy trì và mở rộng các dạng hình tổ chức sản xuất, hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển, chú ý phát triển kinh tế hộ, việc nâng cao năng lực tổchức và quản lý cho nông dân là rất cần thiết. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý gồm: Đào tạo, Tập huấn nâng cao năng lực quản lý tổ nhóm cho các Tổ, Câu lạc bộ, HTX; Tập huấn nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho các hộnông dân và các tổ chức này…

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 143 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w