Những tácđộng của gia nhập WTO đối với nông nghiệp nói chung, xuất khẩu hàng nông sản nói riêng

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 53 - 58)

Từ cam kết và thực hiện các cam kết với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp, có thể nhận thấy một số tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản ở nước ta như sau:

Một là, đảm bảo cho hàng nông sản Việt Nam có thị trường ổn định Nếu như khu vực sản xuất nông nghiệp chịu nhiều những tác động gián tiếp từ việc gia nhập WTO thì lĩnh vực lưu thông phần lớn lại chịu ảnh hưởng trực tiếp. Chính vì vậy thịtrường tiêu thụ nông sản không những có vai tròđặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay mà còn là khu vực chịu nhiều tác động nhất từ chính những điều khoản cam kết với WTO. Thị trường không chỉ là đầu ra của một quá trình sản xuất, đóng vai trò là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán, nó còn có khả năng thực hiện nhiều chức năng khác nữa như: chức năng thông tin, chức năng điều chỉnh, chức năng dự báo… Gia nhập WTO đã tácđộng rất lớn đến thị trường tiêu thụ nông sản: sự thâm nhập của hàng nông sản Việt Nam vào 149 thị trường của các nước thành viên WTO còn lại, tạo đầu ra ổn định. Thị trường trở nên năng động hơn, các chủ thể được rèn luyện trong một nền kinh tế áp lực cao mà họ chưa bao giờ trải qua. Chính thị trường tiêu thụ nông sản trở thành đơn đặt hàng của nông nghiệp, nó kích thích nông nghiệp phát triển. Cũng thông qua chức năng thông tin của thị trường mà người nông dân biết điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho đápứngđược yêu cầu của thịtrường một cách tốt nhất.

Khi mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường nông sản thế giới, tiếp cận với thị trường của nhiều quốc gia phát triển nên buộc những người nông dân phải quan tâm hơn đến đối tượng khách hàng của mình. Sự bỡ ngỡ ban đầu dần được làm quen, người nông dân tiếp cận dần với một nền kinh tế thị trường lớn, hiện đại. Từ khâu sản xuất đến các khâu khác của nông nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn.Ở khâu tổ chức sản xuất, người ta quan tâm nhiều đến quy hoạch và tập trung. Cònở khâu sản xuất, người ta quan tâm đến chất

lượng, sự an toàn trong sản phẩm, thậm chí cả tính thẩm mĩ của sản phẩm. Trong lưu thông, không phải chỉ chú trọng tới việc vận chuyển và phân phối hàng, người ta ngày càng chú trọng hơn tới dịch vụ chăm sóc khách hàng sao cho khách hàng hài lòng nhất.

Sản xuất giữvai trò quyếtđịnh nhưng trong nền kinh tế thịtrường hiện nay không thể không khẳng định vai trò to lớn thậm chí quyết định của thị trường tiêu thụ tới sự sống còn của một bộ phận những người sản xuất. Có thể nói, sự tác động của WTO tới thị trường nông sản nước ta là rất lớn. Thông qua sự tác động đến thị trường, nó đã làm thayđổi nhiều thói quen, nhiều mối quan hệ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, tác động trước mắt đối với thị trường nông sản là việc mở cửa thị trường. Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu và loại bỏ một số trợ cấp sản xuất như Hiệp định về nông nghiệp quy định, thì hàng nông sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng nông sản của các nước khác ngay trong chính thị trường nội địa, như: sản phẩm chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, sữa, mía đường…

Hai là, hạn chế tình trạng phân biệt đối xử trong thương mại nông sản như phân biệt đối xử và khối lượng hàng nông sản xuất khẩu, sự phân biệt đối xử về giá… Do có được nhữngưu đãi trong TMQT, có những hình thức đấu tranh, đàm phán song phương, đa phương để hạn chế sự phân biệt đối xử; chống lại sự phân biệt đối xử đó.

Ba là, tác động thúc đẩy nâng cao giá trị hàng nông sản

Hiệp định về nông nghiệp của WTO đưa ra yêu cầu các nước thành viên phải đưa ra mức thuế trần đối với sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến và trong nhiều trường hợp sản phẩm chế biến có mức thuế thấp hơn sản phẩm sơ chế hoặc thô. Những quy định đó đòi hỏi Việt Nam phải phát triển mạnh công nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thủy sản, nâng cao giá trị gia tăng của

các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới dành cho xuất khẩu và tăng khả năng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.

Bốn là, đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp, sơ chế hoặc chế biến nông sản, sản xuất những mặt hàng nông sản độc đáo mà họ đang có thị trường. Nhờ đó, lao động Việt Nam, nhất là nông dân sẽ có thêm công việc làm; nông dân có cơ may phát triển nhờ giống mới do các công ty nước ngoài chuyển giao.

Và v.v…

Như vậy, nhìn từ các cam kết và thực hiện các cam kết trong tiến trình thực hiện Hiệp định về nông nghiệp của WTO có thể thấy một số tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam phụ thuộc vào năng lực của chính các chủ thể tham gia thị trường và tính nghiêm túc trong việc thực thi các nội dung của Hiệp định. Việt Nam là một nước có lợi thế về nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của một số mặt hàng sẽ được tăng lên, nếu như phần lớn trợ cấp nông nghiệp của

Hộp 2.2: Ba cái được khi gia nhập WTO

Theo PGS, TS Mai Thành Phụng - Trung tâm khuyến nông quốc gia, gia nhập WTO nông dân có 3 cái được:Thứ nhất, thị trường nông sản mở rộng, hàng hóa nông sản có thể bán trong nước và 149 nước thành viên còn lại trong WTO.Thứ hai, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, đặc biệt là vào lĩnh vực nông nghiệp, nhờ vậy sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh lên.Thứ ba, bà con nông dân sẽ có dịp tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn và sâu rộng hơn.

Nguồn: Nguyễn Huyền

http://vneconomy.vn/home=detail&page=category&cat_name =06&id=oda606ba6fa4ce&pageid=1446 [39].

các nước phát triển bị bãi bỏ và các thành viên phải tuân thủ đúng yêu cầu của Hiệp định về nông nghiệp.

Sự tác động của gia nhập WTO tới mặt hàng gạo và XK gạo có thể nhận thấy như sau:

Gạo và các sản phẩm từ gạo sẽ không bị tác động nhiều từ các Hiệp định của WTO. Việt Nam vẫn giữ mức thuế suất 40% tại thời điểm gia nhập. Hơn nữa, thế mạnh của gạo Việt Nam là giá rẻ, bởi xét trên góc độ chi phí thì chi phí cho các yếu tố đầu vàoởViệt Nam thấp, năng suất lúa cao nên giá thành sản phẩm gạo thấp. Tuy nhiên, chi phí thấp mới chỉ là sự khởi đầu của tính cạnh tranh, kinh doanh năng động chính là phải chuyển từ lợi thế so sánh về chi phí thấp đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động thương mại. Vì từ sản xuất ra lúa đến thành gạo đưa đi XK còn là một chặng đường dài mà không ít khó khăn, bất cập như: Các vấn đề thị trường, chất lượng chế biến gạo, môi trường kinh doanh và hàng loạt các tác động về thể chế, chính sách đối với xuất nhập khẩu.

Tuy vậy, giá thành gạo thấp và giá bán trên thị trường thế giới thấp thì có nguy cơ nước nhập khẩu của Việt Namđe dọa áp mức thuế bán phá giá (gần đây Mỹ và Mexicođã rêu rao vấnđề này).Đối với thị trường XKG do những hạn chế về chất lượng gạo, quá trình chế biến chưa đạt chuẩn, chi phí vận chuyển, bốc xếp… trong XK cao, trong thời gian hiện nay gạo Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng khó có khả năng thâm nhập vào các thị trường khó tính, thị trường đòi hỏi gạo có phẩm cấp cao và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm như Nhật Bản, EU… Tuy vậy, khi nhu cầu lương thực thế giới tăng cao, thị trường mở rộng trong khi năng lực sản xuất của thế giới không đáp ứng kịp sẽ là cơ hội tốt để gạo nước ta tiếp tục mở rộng thị phần.

Sự tác động của WTO đối với sản phẩm gạo của Việt Nam trong thời gian tới chủ yếu là từ Thái Lan. Thị trường gạo của Việt Nam cũng chính là thị trường gạo của Thái Lan. Hay nói cách khác, đến nay Thái Lan XK ở thị trường nào thì Việt Nam cũng có mặt ở thị trường đó, diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa gạo Việt

Nam và gạo Thái Lan về chủng loại, chất lượng, giá cả và thời điểm giao hàng. Thái Lan có nhiều bạn hàng truyền thống (trên 15 bạn hàng truyền thống), nhập khẩu với số lượng lớn (trên 80% tổng lượng gạo XK). Mặt khác, gạo Thái Lan đã có uy tín và được nhiều khách hàng ưa chuộng, phù hợp với thị trường có sức mua cao, như: Nhật Bản, EU, Tây Âu… Trong khiđó gạo Việt Nam mới thâm nhập vào thị trường dễ tính, không đòi hỏi gạo chất lượng cao, như thị trường châu Phi và một số nước ở châu Á. Và gạo Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường khác khi sản lượng của Thái Lan không đủ đáp ứng nhu cầu và không phải là định hướng chiến lược của quốc gia này.

Ngoài ra, XK gạo của Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng chịu áp lực rất lớn về cạnh tranh thị trường, đặc biệt từ Ấn Độ (hiện đứng thứ 1 về XK gạo trên thế giới) với khối lượng khổng lồ đưa vào thị trường và nguồn gạo giá thấp của Pakistan và Myanmar.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w