dựng trên cùng một nguyên tắc là thời kỳ quyền số của tất cả các chỉ số nhân tố phải giống nhau và được chọn là kỳ gốc để sao cho mỗi chỉ số nhân tố biểu hiện được ảnh hưởng biến động riêng của nhân tố.
Vì tất cả các chỉ số nhân tố đều có quyền số kỳ gốc, nên tích của các chỉ số này không bằng chỉ số toàn bộ. Để đảm bảo quan hệ cân bằng của hệ thống chỉ số, theo phương pháp này người ta thêm vào hệ thống chỉ số một đại lượng bổ sung gọi là chỉ số liên hệ.
Chỉ số liên hệ biểu hiện ảnh hưởng chung của tất cả các nhân tố cùng biến động và cùng tác động lẫn nhau.
Mô hình chung thiết lập hệ thống chỉ số theo phương pháp biểu hiện biến động riêng biệt được minh họa như sau :
Chỉ số toàn bộ = Chỉ số nhân tố 1 × Chỉ số nhân tố 2 × … × Chỉ số nhân tố n × Các chỉ số liên hệ
Tùy theo số lượng các nhân tố cấu thành của hiện tượng nghiên cứu mà trong hệ thống chỉ số có thể bao gồm một hay nhiều chỉ số liên hệ. Mỗi chỉ số liên hệ phản ánh kết quả cùng biến động và cùng tác động lẫn nhau của hai hay nhiều nhân tố.
Có thể nhận thấy việc thiết lập hệ thống chỉ số theo phương pháp này là tương đối phức tạp. Hiện tượng nghiên cứu được phân tích thành càng nhiều nhân tố thì trong hệ thống càng có nhiều thành phần biểu hiện sự biến động và cùng tác động giữa các nhân tố gây khó khăn trong quá trình xây dựng, tính toán và phân tích. Như vậy, phương pháp này có thể được áp dụng một cách thuận lợi trong trường hợp hiện tượng nghiên cứu được phân tích thành hai nhân tố.
6.4.4 Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức thức