158 Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, chuồng trạ

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 82 - 83)

D W= W 1 W

158 Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, chuồng trạ

- Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, chuồng trại chăn nuôi, tháp nước, đường sá, cầu cống, hàng rào,… phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Máy móc thiết bị: gồm các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như các thiết bị động lực, máy móc, thiết bị công tác và các loại thiết bị chuyên dùng khác.

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: gồm ô tô, máy kéo, tàu thuyền, toa xe, băng tải, hệ thống ống dẫn nước, dẫn nhiên liệu, hệ thống đường dây điện, truyền thanh, thông tin…

- Thiết bị dụng cụ quản lý

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

- Tài sản cố định hữu hình khác: là loại tài sản cố định chưa được xếp vào loại trên như: tác phẩm nghệ thuật, tài liệu chuyên môn,…

Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp có đặc điểm: tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ; trong quá trình sử dụng tài sản cố định hữu hình bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp

Tài sản cố định hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định một tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình hay là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tài sản cố định vô hình, trong điều kiện phát triển và mở rộng các quan hệ hàng hoá tiền tệ, sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như nét đặc thù trong đầu tư của từng ngành, những khoản chi này nếu đồng thời thoả mãn 4 tiêu chuẩn cơ bản trên và không hình thành các tài sản cố định hữu hình thì được coi là các tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp như các chi phí liên quan trực tiếp đến đất sử dụng; Chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả. Riêng những chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được 7 điều kiện sau:

- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản cố định vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.

- Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản cố định vô hình để sử dụng hoặc để bán - Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản cố định vô hình đó

- Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai

- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản cố định vô hình đó.

- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản cố định vô hình đó

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)