149+ Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế hoàn toàn: là số giờ làm việc thực tế bình quân

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 73 - 75)

+ Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế hoàn toàn: là số giờ làm việc thực tế bình quân một lao động trong ngày làm việc

Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ =

Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh thời gian làm việc thực tế cả trong và ngoài chế độ bình quân một ngày làm việc của một lao động

- Hệ số làm thêm giờ

Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế hoàn toàn =

Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế trong chế độ

Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ =

Tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ trong kỳ

- Số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động: là chỉ tiêu phản ánh khối lượng thời

gian lao động thực tế tính bình quân cho một lao động. Chỉ tiêu này gồm hai loại + Số ngày làm việc thực tế trong chế độ bình quân một lao động trong kỳ Tổng số ngày công làm việc thực tế chế độ trong kỳ

=

Số lao động trong danh sách bình quân trong kỳ

+ Số ngày làm việc thực tế hoàn toàn bình quân một lao động trong kỳ Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ

=

Số lao động trong danh sách bình quân trong kỳ

- Hệ số làm thêm ca: phản ánh trình độ tăng cường độ sử dụng thời gian lao động trong kỳ

Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ =

Tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ trong kỳ

150 = =

Số ngày làm việc thực tế trong chế độ bình quân 1 lao động trong kỳ

8.3 Thống kê năng suất lao động

8.3.1 Năng suất lao động và nhiệm vụ thống kê

Năng suất lao động là một chỉ tiêu có tính chất tổng hợp nhất để nghiên cứu đánh giá kết quả sử dụng lực lượng sản xuất. Không ngừng tăng năng suất lao động là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, giảm giá thành sản phẩm dịch vụ, tăng lợi nhuận góp phần cải thiện điều kiện đời sống của người lao động.

Nhiệm vụ chủ yếu của thống kê năng suất lao động là:

- Nghiên cứu các phương pháp và tổ chức thu thập số liệu để nghiên cứu năng suất lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, doanh nghiệp.

- Thống kê tính toán các chỉ tiêu năng suất lao động trong phạm vị từng đơn vị, doanh nghiệp

- Nghiên cứu biến động năng suất lao động và tình hình thực hiện kế hoạch về năng suất lao động, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, trên cơ sở đó tìm biện pháp nâng cao năng suất lao động.

8.3.2 Thống kê tính toán chỉ tiêu năng suất lao động

Để phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đối với năng suất lao động cần thống kê tính toán:

- Năng suất lao động 1 giờ:

Trong đó: Dt – Doanh thu T - Số lao động

tg – Số giờ làm việc bình quân 1 lao động trong năm - Năng suất lao động 1 ngày:

- Năng suất lao động 1 năm

g t g t x T D W = 365 x T D W t ng = T D W t n =

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)