D W= W 1 W
162Khi thống kê kết cấu TSCĐ có thể thống kê theo từng thời điểm hoặc tính bình quân trong
Khi thống kê kết cấu TSCĐ có thể thống kê theo từng thời điểm hoặc tính bình quân trong kỳ. Giá trị TSCĐ dùng để thống kê là giá trị khôi phục. Nhưng do không có giá trị khôi phục thường xuyên nên phải sử dụng giá trị ban đầu với sự chấp nhận sai lệch nhất định.
Thống kê kết cấu TSCĐ nhằm phản ánh đặc điểm trang bị kỹ thuật của các đơn vị, doanh nghiệp, bao gồm:
+ Đánh giá trình độ phát triển kỹ thuật
+ So sánh giữa các đơn vị, doanh nghiệp cùng loại + Xác định kết cấu hợp lý
+ Tiết kiệm vốn cố định mà vẫn đảm bảo TSCĐ đồng bộ và tối ưu.
9.1.6 Thống kê biến động tài sản cố định
Trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp, TSCĐ thường biến động do nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy để nghiên cứu biến động TSCĐ cần phải lập bảng cân đối TSCĐ. Bảng cân đối này phản ánh giá trị TSCĐ có đầu kỳ, giá trị TSCĐ tăng, giảm trong kỳ theo loại và nhóm TSCĐ. Bảng cân đối TSCĐ thường có dạng sau đây:
Để lập bảng cân đối TSCĐ tốt nhất là sử dụng giá trị khôi phục, nếu thời kỳ nghiên cứu cách quá xa thời kỳ đánh giá lại phải có cách loại trừ ảnh hưởng của biến động giá cả. Thông thường có 2 cách loại trừ.
Loại TSCĐ
TSCĐ đầu kỳ
TSCĐ tăng trong kỳ TSCĐ giảm trong kỳ TSCĐ cuối kỳ Tổng số Nguyên nhân Tổng số Nguyên nhân
+ Đánh giá TSCĐ mới theo giá thời kỳ gần nhất.
+ Dùng hệ số tính đổi giá trị ban đầu thành giá trị khôi phục thông qua chỉ số giá. Từ bảng cân đối TSCĐ tính các chỉ tiêu biến động TSCĐ
Hệ số tăng TSCĐ
=
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
163
Hệ số giảm TSCĐ
=
Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ có đầu kỳ
Hai chỉ tiêu hệ số tăng và hệ số giảm TSCĐ chỉ phản ánh thuần tuý mặt tăng, giảm TSCĐ. Để thấy rõ hơn tình hình đổi mới và loại bỏ TSCĐ phải thống kê tính toán 2 chỉ tiêu khác nữa, đó là
- Hệ số đổi mới TSCĐ
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ =
Giá trị TSCĐ có cuối kỳ - Hệ số loại bỏ TSCĐ
Giá trị TSCĐ loại bỏ trong kỳ =
Giá trị TSCĐ có đầu kỳ
Hai chỉ tiêu hệ số đổi mới và hệ số loại bỏ TSCĐ phản ánh được việc tăng thêm máy móc thiết bị hiện đại và tốc độ hiện đại hoá TSCĐ.
9.1.7 Thống kê trạng thái tài sản cố định
Trạng thái TSCĐ phản ánh năng lực hiện tại của TSCĐ. Nhân tố cơ bản làm thay đổi trạng thái TSCĐ chính là hao mòn TSCĐ. Khi thống kê trạng thái TSCĐ cần phải tính toán các chỉ tiêu.
- Hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ
Thời gian sử dụng thực tế của TSCĐ =
Thời gian sử dụng định mức của TSCĐ Cũng có thể căn cứ vào mức khấu hao TSCĐ để xác định Giá trị TSCĐ đã khấu hao (khấu hao luỹ kế) =
Giá trị ban đầu (nguyên giá) TSCĐ