THỐNG KÊ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP 9.1 Thống kê tài sản cố định

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 81)

D W= W 1 W

THỐNG KÊ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP 9.1 Thống kê tài sản cố định

9.1. Thống kê tài sản cố định

9.1.1 Khái niệm tài sản cố định

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động doanh nghiệp cần phải có tư liệu sản xuất. Trong đó tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau.

Khác với các đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu ...) các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nhà khai thác, vật kiến trúc...) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Tuy nhiên việc quản lý tài sản cố định trên thực tế rất phức tạp. Thông thường một tư liệu lao động được coi là một TSCĐ phải đồng thời thoả mãn 4 tiêu chuẩn cơ bản:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản (TSCĐ hữu hình hay do tài sản đó mang lại (TSCĐ vô hình)

- Nguyên giá tài sản cố định phải được xác định một cách tin cậy - Thời gian sử dụng tối thiểu: Thường từ 1 năm trở lên

- Phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định. (Tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức giá cả của từng thời kỳ).

Những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định trên được coi là những công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trên thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định của doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản.

9.1.2. Phân loại tài sản cố định

Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại. Để thuận tiện cho công tác quản lý, công tác hạch toán và các nghiên cứu về TSCĐ ở doanh nghiệp người ta phân loại chúng theo một số tiêu thức chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 81)