Theo nguồn hình thành: vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm:

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 110)

D W= W 1 W

b.Theo nguồn hình thành: vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm:

- Nguồn vốn pháp định:

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn pháp định thể hiện số vốn lưu động ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, như khoản chênh lệch giá, các khoản phải nộp nhưng được ngân sách để lại.

Đối với công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân là một bộ phận vốn cổ phần về vốn lưu động do cổ đông đóng góp, do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra.

- Nguồn vốn tự bổ sung: Đây là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung chủ yếu lấy từ lợi

nhuận doanh nghiệp.

- Nguồn vốn liên doanh liên kết: Mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể thực hiện việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp đó có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hóa.

- Nguồn vốn đi vay: Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên cần thiết trong sản xuất kinh doanh; tùy điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác hoặc có thể vay vốn của đơn vị khác, của cá nhân trong và ngoài nước.

- Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu: Trường hợp này áp dụng đối với công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu để tăng thêm vốn sản xuất công ty thông qua phát hành cổ phiếu mới.

Phân loại vốn lưu động theo cách này cho biết tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số, quan sát được khả năng đảm bảo được tối ưu của các nguồn vốn; từ đó dự kiến nhu cầu đầu tư vốn lưu động trong dài hạn, chủ động xây dựng kế hoạch về huy động, sử dụng vốn lưu động hàng năm.

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 110)