Thống kê tình hình chiếm dụng vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 116 - 117)

D W= W 1 W

2. Thống kê tình hình chiếm dụng vốn của doanh nghiệp

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có một khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng (nảy sinh khi doanh nghiệp cung cấp tín dụng cho khách hàng), đồng thời cũng có một khoản vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng của doanh nghiệp bạn (nảy sinh do các doanh nghiệp bạn cấp tín dụng cho doanh nghiệp).

Như vậy, tình hình chiếm dụng vốn nảy sinh trong quá trình thực hiện các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà nước, giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp và người lao động của mình.

Giữa doanh nghiệp với nhà nước, đó là quan hệ cấp phát vốn của nhà nước cho doanh nghiệp theo chế độ tài chính hiện hành và việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, trong đó chủ yếu là nộp thuế và BHXH.

Giữa các doanh nghiệp với nhau, đó là quan hệ thanh toán công nợ.

Giữa doanh nghiệp với người lao động của mình là quan hệ thanh toán lương, BHXH, các khoản tạm ứng và các thanh toán khác.

Các quan hệ thanh toán nói trên chưa đến hạn thực hiện hoặc quá hạn thực hiện đểu nảy sinh vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng. Nếu vốn đi chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng, doanh nghiệp sẽ có một lượng vốn nhất định phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đương nhiên các doanh nghiệp không nên trông chờ vào việc huy động vốn bằng cách đi chiếm dụng, nhưng lại không thể tính đến nó trong thực tế. Vấn đề là ở chỗ cần phải xem xét tính chất hợp lý của nó. Nếu các khoản thanh toán còn trong thời hạn hợp đồng hoặc thời hạn kế hoạch thì vốn đi chiếm dụng được coi là hợp lý. Ngược lại, nếu đã quá hạn phải thanh toán thì vốn đi chiếm dụng là không hợp lý.

Thông kê tình hình chiếm dụng vốn của doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu các quan hệ thanh toán:

Một mặt doanh nghiệp có những khoản nợ phải trả, bao gồm: phải trả người bán, người mua phải trả tiền trước, thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, phải trả người lao động, phải trả các đơn vị nội bộ, các khoản phải trả, phải nộp khác. Mặt khác, doanh nghiệp cũng có các khoản

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)