134b Phương pháp phân phối:

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 58 - 59)

b. Phương pháp phân phối:

NVA = Thu nhập lần đầu của người lao động (V) +

Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp (M)

Giá trị gia tăng thuần là nguồn gốc để cải thiện mức sống cho người lao động, một phần của nó đóng góp cho xã hội (qua thuế giá trị gia tăng), phần còn lại được sử dụng cho việc mở rộng các quỹ của doanh nghiệp như quỹ mở rộng sản xuất, quỹ công ích, quỹ khen thưởng. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển, giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp phải không ngừng phải tăng lên.

7.2.5. Lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh của doanh nghiệp (M)

Lãi kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh. Lãi kinh doanh được xác định bằng công thức sau:

Lãi kinh doanh = Doanh thu kinh doanh – Chi phí kinh doanh Lãi kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận:

a. Lãi thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ hay dịch vụ của doanh nghiệp (còn gọi là lãi thu từ kết quả sản xuất kinh doanh).

b. Lãi thu từ kết quả hoạt động tài chính, gồm: - Lãi gửi tiết kiệm ngân hàng;

- Lãi cho vay vốn;

- Lãi vốn tham gia liên doanh;

- Lãi vốn mua chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, ngoại tệ; - Lãi cho thuê tài sản;

- Lãi kinh doanh bất động sản;

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn…

c. Lãi khác: là các khoản lãi thu được trong năm mà doanh nghiệp không dự tính được trước hoặc những khoản lãi thu được không xảy ra một cách đều đặn và thường xuyên trong năm, bao gồm:

- Lãi do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

- Tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng (đã trừ các khoản chi phí liên quan); - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ (đã trừ các khoản chi phí);

- Thu các khoản nợ không xác định được chủ; - Các khoản lãi kinh doanh năm trước bị bỏ sót;

Một phần của tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong (Trang 58 - 59)