D W= W 1 W
1. Thống kê tình hình và khả năng thanh toán công nợ của doanh nghiệp
Tình hình và khả năng thanh toán công nợ của doanh nghiệp được phản ánh qua chỉ tiêu sau:
a. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được phản ánh qua chỉ tiêu sau:
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu phản ánh mức độ đảm bảo của TSLĐ đối với các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, vì TSLĐ của doanh nghiệp là bộ phận tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất để phục vụ cho thanh toán nợ ngắn hạn. Nếu trị số của chỉ tiêu xấp xỉ bằng 1, phản ảnh doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường.
Khả năng thanh toán nhanh =Tiền + Tài sản tương đương tiền Nợ tới hạn + Nợ quá hạn Trong đó:
- Tài sản tương đương tiền là các khoản có thể chuyển đổi thành một lượng tiền biết trước như các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn,…
- Nợ ngắn hạn trong thực tế được phân thành: nợ trong hạn, nợ tới hạn và nợ quá hạn. Mẫu số của chỉ tiêu trên không tính đến nợ còn trong hạn.
Thực tế cho thấy, nếu trị số của chỉ tiêu tính ra > 0,5 phản ánh tình hình thanh toán nợ ngắn hạn của đơn vị tương đối khả quan, còn nếu trị số của chỉ tiêu tính ra < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ ngắn hạn. Do vậy doanh nghiệp cần có giải pháp để duy trì sự thăng bằng của cán cân thanh toán như bán gấp sản phẩm, hàng hóa, chuyển đổi thành tiền một số bộ phận trong hàng tồn kho,…
b. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn
Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường vay dài hạn để đầu tư vào TSCĐ. Số dự nợ dài hạn phản ánh số nợ dài hạn của doanh nghiệp còn phải trả cho các chủ nợ. nguồn để trả nợ dài hạn chính là giá trị TSCĐ được hình thành bằng vốn đi vay chưa được thu hồi. Vì vậy, để