Yếu tố sức mạnh không thể thiếu được trong đánh bóng bàn. Bóng đánh đi có sức mạnh thì hiệu quả mới cao, nhất là với những quả bạt bóng để dứt điểm. Trong thực tế có nhiều người rất khỏe, rất to nhưng khi đánh bóng, bóng đi không mạnh là do sử dụng sức khợp lý khi đánh vào bóng. Sức mạnh ở đây là SMTĐ. Nó phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng các chuyển động của chân, thân, lườn và tay đúng lúc. Mặt khác còn phải tận dụng lực của đối phương để đánh trả, nói chung để đánh bóng mạnh là phải phát huy tối đa tốc độ lăng vợt khi chạm bóng, đánh bóng đúng tầm, đúng thời điểm.
Lực tác động là nguyên nhân gây ra gia tốc của vật thể theo công thức: F = m.a
F: là lực tác động.
m: là khối lượng vật thể. a: là gia tốc.
Trong trường hợp m không đổi, lực tác động càng thì gia tốc càng tăng và ngược lại.
Trọng lượng của bóng và của vợt vận động viên dùng là cố định. Vì vậy lực đánh bóng lớn hay nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ vung vợt khi đánh bóng. Tốc độ (tức thời) của vung vợt khi vợt chạm bóng càng lớn sẽ đẩy bóng đi
càng mạnh và ngược lại. Tốc độ lăng vợt còn là yếu tố quan trọng, là cơ sở cho đánh bóng xoáy.
Muốn tăng tốc độ lăng vợt cần phải kéo dài cự li từ lúc bắt đầu vung vợt đến lúc vợt chạm vào bóng đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện động tác.
Muốn tăng sức mạnh đánh bóng cần tăng tốc độ vung vợt. Trong trường hợp cự li tăng tốc độ vung vợt như nhau. Tốc độ vung vợt càng nhanh sẽ tạo ra sức mạnh càng lớn. Muốn tăng tốc độ vung vợt, cần thiết phát huy nhịp nhàng động tác dùng sức của chân – thân – lưng – tay đồng thời làm cho các khớp gối, hông, vai, khuỷu tay, cổ tay đều có tác dụng tăng tốc độ.
Điểm đánh bóng cần cách xa thân để tạo ra bán kính động tác đánh bóng dài và có lợi cho việc tăng gia tốc của tay, lưng và đùi.
Cần vung vợt sao cho lúc vợt chạm chóng đạt đến tốc độ cao nhất. Nếu đánh bóng sớm hoặc muộn đều ảnh hưởng đến tốc độ đánh bóng. Muốn vậy phải di chuyển bước chân hợp lí để điều chỉnh cự li thích hợp tạo tư thế tốt nhất để đánh bóng.
Cần thả lỏng cơ bắp ngay sau khi đánh bóng để nhanh chóng hồi phục và chuẩn bị tư thế cho động tác tiếp theo.
Bóng bàn là môn thể thao đối kháng nó được thể hiện ở năng lực của mỗi cá nhân mỗi VĐV trong việc sử dụng kỹ - chiến thuật, thể lực và sự ổn định tâm lý của bản thân. Thi đấu bóng bàn không phải chỉ đòi hỏi ở người tập trình độ điêu luyện về kỹ thuật, sử dụng hợp lý và sáng tạo về mặt chiến thuật mà còn yêu bóng rất cao về việc phát huy đầy đủ các tố chất thể lực của cơ thể trong đó có SMTĐ.
Đặc điểm của thi đấu Bóng bàn là người tập luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi đánh bóng của mình, cùng với nó là việc kết hợp các động tác đánh bóng hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện ý đồ chiến thuật của mình trong thi đấu nhằm đạt hiệu quả cao. Vì vậy SMTĐ trong Bóng bàn thường được thể hiện khả năng di chuyển nhanh và các động tác đánh bóng đòi hỏi phát huy lực tối đa và nhanh của cơ thể đặc biệt là các kỹ thuật tấn công như vụt bóng, bạt bóng, giật bóng, đập bóng bổng….
Một số yêu cầu quan trọng khi sử dụng sức mạnh trong các động tác kỹ thuật của Bóng bàn là cần được phát huy với tốc độ tối đa vừa để tăng cường hiệu quả của kỹ thuật đó vừa gây cho đối phương những tình huống bất ngờ và bị động trong quá trình thi đấu. Đồng thời lại phải duy trì được sức mạnh đó trong suốt thời gian dài của quá trình thi đấu (trong trận đấu và thông thường là giải đấu).
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, có thể xác định sức mạnh đặc trưng trong môn Bóng bàn là SMTĐ.