Những công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 40)

Trong thực tế huấn luyện và giảng dạy Bóng bàn việc xây dựng các bài tập phát triển SMTĐ và các chỉ tiêu để đánh giá vẫn chưa được quan tâm một cách thích đáng, nhiều giáo viên, HLV vẫn chưa nhận thức rõ vai trò của việc huấn luyện SMTĐ. Tuy nhiên, ở nước ta cũng có một vài tác giả đã nghiên cứu vấn đề này.

Để đánh giá SMTĐ các tác giả Trần Văn Cường, Nguyễn Việt Anh đã đưa ra 06 test sau.

- Test 1: Nằm sấp chống đẩy tốc độ. - Test 2: Bật xa tại chỗ.

- Test 3: Tại chỗ bật nhảy cao liên tục. - Test 4: Bật nhảy một chân 10 bước.

- Test 5: Giật bóng thuận tay theo đường chéo thuận 30s (lần) - Test 6: Bật cao tại chỗ.

Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đã lựa chọn được 06 test để đánh giá SMTĐ. - Test 1: Cầm tạ 1,5kg mô phỏng động tác giật bóng thuận tay (20s). - Test 2: Nhảy dây tốc độ 30s (lần).

- Test 3: Di chuyển ngang 4,5m x 42 lần. - Test 4: Ke bụng trên thang dóng (20s).

- Test 5: Giật bóng thuận tay theo đường chéo thuận 50 quả (s). - Test 6: Giật bóng thuận tay theo đường chéo trái 50 quả (s).

1.7.2. Các bài tập phát triển SMTĐ.

Trong nghiên cứu của mình, các tác giả: Lê Vương Anh (2004), Trần Thị Hồng Việt (2008), đều có chung một quan điểm khi lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ cho các VĐV Bóng bàn. Cụ thể là:

- Các bài tập với dụng cụ.

Sử dụng các bài tập với tạ tay, vợt tennis hoặc với các dụng cụ nặng tương đương khác để phát triển SMTĐ của các nhóm cơ tham gia hoạt động của cổ tay, của vai nhằm phục vụ cho các kỹ thuật của tay. Các bài tập với tạ gánh, dây nhảy, bao cát… để phát triển sức mạnh của nhóm cơ chân tham gia vào di chuyển, các động tác bật nhảy, xuất phát di chuyển đánh bóng ở các vị trí khác nhau, ví dụ các bài tập gánh tạ bật nhảy tại chỗ, bật nhảy xa một hoặc hai chân, nhảy dây tốc độ…

- Các bài tập với người cùng tập: Là những bài tập có người phục vụ như tung bóng, phòng thủ nhằm tăng cường sức mạnh trong đánh bóng.

Ví dụ: Để phát triển sức mạnh của chân có thể dụng các bài tập cõng người di chuyển…

- Các bài tập với lực đối kháng môi trường: Các bài tập di chuyển hoặc bật nhảy trên cát, bật nhảy một chân hoặc hai chân lên bậc cầu thang…

- Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể: Bao gồm các bài tập di chuyển chuyên môn, các bài tập bật nhảy tại chỗ hoặc di chuyển …

Các tác giả trên tuy đã chọn được 05 test đánh giá SMTĐ và phân chia các bài tập phát triển SMTĐ thành 04 nhóm. Tuy nhiên các tác giả đã không đưa ra các bài tập cụ thể và chưa đưa ra độ tin cậy và tính thông báo của các test.

Tác giả Nguyễn Danh Nam cho rằng: SMTĐ là tố chất thể lực chuyên môn cơ bản, đặc thù của VĐV Bóng bàn là cơ sở để hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo, chiến thuật và thể lực chuyên môn. Tác giả đã lựa chọn được 07 bài tập nhằm phát triển SMTĐ đó là:

- Tại chỗ ném bóng rổ bằng hai tay qua đầu. - Mô phỏng động tác đánh bóng bằng vợt sắt.

- Đứng thẳng, hai tay nắm tạ 2kg để trước ngực đẩy liên tục. - Nằm sấp trên ghế, hai chân cố định, ưỡn thân liên tục. - Nằm ngửa trên ghế, hai chân cố định, gập bụng liên tục. - Bật bục đổi chân liên tục.

- Gánh tạ 30% trọng lượng cơ thể bật nhảy liên tục.

Tóm lại: Những công trình của các tác giả chưa nghiên cứu hệ thống các test đánh giá SMTĐ một cách khoa học, đảm bảo độ tin cậy, tính thông báo cho đối tượng là sinh viên đội tuyển bóng bàn. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học về bài tập phát triển SMTĐ cho đối tượng là nam sinh viên đội tuyển bóng bàn.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Mục đích: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu với mục đích tìm hiểu cơ sở lí luận chung cho việc lựa chọn các bài tập, phương pháp tập luyện có tác dụng nhằm phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

Cách thực hiện: Thông qua các tài liệu chung và chuyên môn đề tài tổng hợp từ các nguồn khác nhau, đặc biệt từ thư viện Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Các tài liệu mà đề tài quan tâm gồm:

+ Lý luận và phương pháp TDTT. + Sinh lý học TDTT.

+ Tuyển tập nghiên cứu TDTT.

+ Giáo trình bóng bàn Trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội. + Huấn luyện kỹ - chiến thuật bóng bàn hiện đại.

+ Huấn luyện bóng bàn nâng cao...

Danh mục tài liệu tham khảo được chúng tôi trình bày trong phần tài liệu tham khảo.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: phương pháp phỏng vấn được sử dụng để xin ý kiến các chuyên gia, giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng, các huấn luyện viên, các nhà chuyên môn bóng bàn về thực trạng công tác giảng dạy, huấn luyện môn bóng bàn để lựa chọn một số bài tập để phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

Cách tiến hành: phỏng vấn được thực hiện phỏng vấn trực tiếp thông trao đổi, chủ yếu phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi. Những vấn đề mà đề tài quan tâm khi sử dụng phương pháp này là các hình thức sử dụng kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và các test sử dụng để đánh giá các bài tập mà chúng tôi đã chọn lựa

trong quá trình huấn luyện cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định theo các giai đoạn trong quá trình huấn luyện.

Nội dung phiếu phỏng vấn được trình ở phụ lục của đề tài. Đây là những căn cứ khoa học để chúng tôi lựa chọn sắp xếp các bài tập hợp lý, phù hợp với thực tiễn trong thời gian nghiên cứu nhằm phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại chương 3 kết quả ngiên cứu của đề tài.

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Mục đích: phương pháp này nhằm quan sát và ghi chép số liệu các buổi tập luyện của nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

Cách tiến hành: quan sát trực tiếp các buổi tập trước và sau thực nghiệm để đánh giá mức độ tiếp thu lượng vận động và khả năng phối hợp vận động. Trên cơ sở đó lựa chọn các bài tập phù hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Mục đích: đánh giá hiệu quả thực nghiệm của các bài tập mà đề tài nghiên cứu lựa chọn nhằm phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

Cách tiến hành: Trước và sau thực nghiệm đề tài tiến hành kiểm tra đánh giá hai nhóm nghiên cứu thông qua các test đánh giá đã được chúng tôi chọn lựa có khoa học gồm các test sau:

1. Nằm sấp chống đẩy 30s (lần) Mục đích: Nhằm đánh giá SMTĐ. Yêu cầu: Chống đẩy tốc độ tối đa.

Nội dung: Khi thực hiện sinh viên phải chống đẩy với tốc độ tối đa trong 30 giây, tính số lần thực hiện thành công.

Cách đánh giá: Thực hiện 3 lần, lấy thành tích tốt nhất.

2. Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) Mục đích: Nhằm đánh giá SMTĐ. Yêu cầu: Gập bụng tốc độ tối đa.

Nội dung: Khi thực hiện sinh viên phải gập bụng với tốc độ tối đa trong 30 giây, tính số lần thực hiện thành công.

Cách đánh giá: Thực hiện 3 lần, lấy thành tích tốt nhất.

3. Cầm vợt sắt 0,5kg mô phỏng động tác giật bóng thuận tay 30s (lần).

Mục đích: Nhằm đánh giá SMTĐ tần số động tác. Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa.

Cách thực hiện: Cầm vợt sắt nặng 0,5kg liên tục thực hiện mô phỏng động tác giật bóng thuận tay trong 30 giây.

Cách đánh giá: Tính tổng số lần thực hiện động tác trong 30s.

4. Giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên theo đường chéo thuận 30s (quả).

Mục đích: Nhằm đánh giá SMTĐ trong tấn công.

Yêu cầu: Thực hiện giật bóng thuận tay theo đường chéo với lực tối đa. Cách thực hiện: Người phục vụ đưa bóng nhiều sang điểm quy định trên bàn, người thực hiện liên tục giật bóng trong 30s với lực tối đa sang bàn đối diện.

Cách đánh giá: Tính số quả thực hiện thành công trong 30s.

5. Giật bóng thuận tay với bóng xoáy xuống theo đường chéo trái 30s (quả).

Mục đích: Nhằm đánh giá SMTĐ trong tấn công.

Yêu cầu: Thực hiện giật bóng thuận tay với bóng xoáy xuống theo đường chéo thuận với lực tối đa.

Cách thực hiện: Người phục vụ đưa bóng nhiều sang điểm quy định trên bàn, người thực hiện liên tục giật bóng trong 30s với lực tối đa sang bàn đối diện.

Cách đánh giá: Tính số quả thực hiện thành công trong 30s.

2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Mục đích: Sử dụng phương pháp này để đưa các bài tập mà đề tài nghiên cứu đã lựa chọn cho đối tượng thực nghiệm từ đó kiểm định tính hiệu quả và mức độ phù hợp của bài tập lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu.

Chúng tôi chia ngẫu nhiên 12 nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định thành 2 nhóm:

Nhóm thực nghiệm: gồm 06 sinh viên Nhóm đối chứng: gồm 06 sinh viên

Đề tài tiến hành thực nghiệm trong 4 tháng, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi tập 120 phút, trong đó thực hiện các bài tập mà đề tài lựa chọn trong khoảng 20 - 30 phút. Thời gian và địa điểm các lần kiểm tra của 2 nhóm là như nhau.

2.1.6. Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình xử lý các số liệu đề tài, các tham số và các công thức toán thống kê truyền thống được trình bày trong cuốn “Đo lường thể thao”, “Những cơ sở của toán thống kê”, “Phương pháp thống kê trong TDTT”. Cụ thể các công thức toán học được sử dụng gồm:

Giá trị trung bình cộng: Phương sai 2 ) ( ) ( 2 2 2         B A B i A i n n x x x x  Độ lệch chuẩn

Nhịp độ tăng trưởng:

Trong đó:

- W: Nhịp độ phát triển (%)

- V1: Kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu - V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu - 100 và 0,5: Các hằng số

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài được chúng tôi xử lý bằng phần mềm StaticsPro 2.0, SPSS 8.5, Microsoft Excel đã được xây dựng trên máy vi tính.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành từ tháng 11/2019 đến tháng 11/2021.

2.2.2 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Bài tập nhằm phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

2.2.3 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu: gồm khách thể phỏng vấn và khách thể thí nghiệm.

- Khách thể phỏng vấn bao gồm: 32 chuyên gia, giảng viên, huấn luện viên môn bóng bàn của trường ĐHSP TDTT Hà Nội, trường Đại học TDTT Bắc Ninh và một số địa phương như: Nam Định, Hải Dương...

- Khách thể thí nghiệm: là 12 nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

2.2.4. Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và trường ĐHĐD Nam Định.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng SMTĐ của nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định. bàn trường ĐHĐD Nam Định.

3.1.1. Thực trạng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên – HLV trường ĐHĐD Nam Định. ĐHĐD Nam Định.

3.1.1.1.Về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu môn bóng bàn của trường ĐHĐD Nam Định luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường và các đơn vị chức năng quan tâm, bổ xung và tu sửa hàng năm. Cụ thể, năm 2019-2020, cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu môn Bóng bàn của nhà trường được thống kê tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu môn Bóng bàn của trường ĐHĐD Nam Định.

Tên dụng cụ Số lượng Đơn vị tính Chất lượng

Bảng lật số 10 Cái Tốt Vợt tập bổ trợ 20 Cái Khá Vợt Bóng bàn 20 Cái Khá Bàn bóng bàn 06 Bộ Tốt Lưới 10 Bộ Tốt Ghế trọng tài 06 Cái Tốt Tạ Ante 20 Cái Khá

Dây nhảy 20 Cái Tốt

Máy bắn bóng 02 Cái Khá

Máy tập thể lực 03 Cái Khá

Từ kết quả tại bảng 3.1 cho thấy: Cơ sở vật chất phục vụ cho môn Bóng bàn của trường ĐHĐD Nam Định đáp ứng đầy đủ yêu cầu tập luyện và thi đấu trong điều kiện hiện nay.

3.1.1.2. Về đội ngũ giảng viên – HLV

Một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng huấn luyện các môn thể thao nói chung và môn Bóng bàn của trường ĐHĐD Nam Định nói

riêng là đội ngũ giảng viên – HLV. Đội ngũ giảng viên – HLV có kinh nghiệm huấn luyện môn Bóng bàn, trình độ kỹ chiến thuật tốt, phương pháp huấn luyện hợp lý sẽ kích thích VĐV say mê tập luyện và đạt kết quả cao, và ngược lại, nếu giảng viên - HLV không có trình độ chuyên môn tốt, phương pháp huấn luyện nghèo nàn, không khoa học sẽ làm chất lượng của VĐV đi xuống.

Thống kê trực tiếp số lượng giảng viên - HLV làm công tác huấn luyện môn Bóng bàn của trường ĐHĐD Nam Định được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên - HLV Bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định

Năm học

Số lượng

Giới tính Thâm niên

công tác Trình độ

Nam Nữ > 5 năm > 10 năm Đại học Thạc Sỹ Tiến Sỹ 2019

2020 6 4 2 1 5 4 2 0

Qua bảng 3.2 cho thấy: Số lượng giảng viên - HLV bóng bàn của trường ĐHĐD Nam Định năm học 2019-2020 là 6 người, gồm 4 giảng viên là nam và có 2 giảng viên là nữ (trong đó có 03 giảng viên được đào tạo đúng chuyên ngành bóng bàn của các cơ sở đào tạo về lĩnh vực TDTT). Thâm niên công tác của các HLV đều trên 5 năm, đây là lực lượng giảng viên có nhiều kinh nghiệm, tiếp xúc với sinh viên trong khoảng thời gian dài nên hiểu tính cách, sở trường, sở đoản của sinh viên. Các giảng viên – HLV đồng đều cả nam và nữ, có trình độ từ đại học trở lên. Đây là một ưu thế lớn trong công tác huấn luyện các môn Bóng bàn của của trường ĐHĐD Nam Định.

3.1.2. Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định. sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

3.1.2.1. Về chương trình, kế hoạch huấn luyện

Để đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định, đề tài tiến hành tham khảo các tài liệu chuyên môn về giảng dạy và huấn luyện Bóng bàn, phân tích kế hoạch

huấn luyện của đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định, đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, giảng viên - HLV môn bóng bàn trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 40)