Cơ sở khoa học của việc lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 34 - 36)

1.6.1. Cơ sở khoa học của việc lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ trong môn Bóng bàn. trong môn Bóng bàn.

Cơ sở khoa học của việc lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ trong môn Bóng bàn mà chúng tôi dựa vào chủ yếu ở các mặt sau:

Dựa vào các nguyên tắc và phương pháp huấn luyện thể thao hiện đại. Do khoa học thể dục thể thao ngày càng phát triển nên nguyên tắc và phương pháp huấn luyện cũng phải phát triển để phù hợp hơn. Đặc biệt trong huấn luyện SMTĐ cần chú trọng lựa chọn các bài tập phù hợp với nguyên tắc hợp lí, nguyên tắc nâng dần, nguyên tắc phục hồi kịp thời đúng lúc, nguyên tắc cá biệt hóa…

Dựa vào xu hướng phát triển SMTĐ hiện nay ở trong và ngoài nước như: xu hướng sử dụng đa dạng các bài tập có dụng cụ và không có dụng cụ, chú trọng điều chỉnh lượng vận động nhất là lượng vận động hợp lí.

Dựa vào thực trạng trình độ tập luyện và sân bãi dụng cụ để xây dựng bài tập đảm bảo tính khả thi và vừa sức.

Tuy nhiên, trong thực tiễn huấn luyện và giảng dạy thể dục thể thao có rất nhiều phương pháp và biện pháp huấn luyện phát huy SMTĐ. Do đó cần căn cứ vào trình độ của vận động viên và tình hình thực tế để có những điều chỉnh phù hợp như:

+ Sắp xếp và điều chỉnh cường độ tập luyện.

Cường độ vận động trong huấn luyện SMTĐ, biên độ biến đổi rất lớn. Cường độ trọng lượng có thể đạt tới trên 75% trọng lượng tối đa mà vận động viên có thể khắc phục được. Cấu trúc động tác và trạng thái làm việc của cơ tương tự như động tác thi đấu chuyên môn ở cường độ 30-50%.

Khi sử dụng động tác thi đấu chuyên môn để tiến hành huấn luyện SMTĐ thì lực cản lớn hay nhỏ sẽ giống như thi đấu và không có sự khác biệt rõ rệt với cường độ thi đấu.

+ Sắp xếp và điều chỉnh khối lượng huấn luyện.

Số lần lặp lại và số tổ tập luyện không được quá nhiều, lấy việc tốc độ động tác tập luyện không giảm xuống thấp là nguyên tắc, đồng thời số lượng luyện tập cần quan hệ chặt chẽ với trọng lượng sử dụng. Nếu trọng lượng lớn, cường độ lớn thì số lần lặp lại phải nhỏ và ngược lại. Mỗi tổ tập luyện nói chung nên lặp lại 1-5 lần.

Thời gian duy trì mỗi buổi tập không nên quá dài bởi vì bài tập SMTĐ có yêu bóng với tốc độ động tác và ung phấn cao của hệ thần kinh trung ương, do đó, thời gian mỗi buổi tập chỉ nên kéo dài khoảng 15-2 phút. Thời gian nghỉ giữa quãng nói chung khoảng 1-3 phút.

- Sử dụng các bài tập có trọng lượng phụ với trọng lượng từ 40-70% trọng lượng tối đa, số lần lặp lại ít, thời gian nghỉ giữa quãng vừa đủ, không quá dài, yêu bóng động tác nhanh tối đa.

- Không sử dụng trọng lượng như các bài tập khắc phục tải trọng bản thân với tốc độ cao.

- Đa dạng hóa các phương pháp huấn luyện SMTĐ đồng thời chú trọng điều chỉnh lượng vận động hợp lý.

Đó chính là những cơ sở định hướng cho chúng tôi lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao SMTĐ trong thực tế huấn luyện Bóng bàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)