Chẳng hạn khi huấn luyện thể lực động tác của bài tập các cơ quan vận chuyển và tiêu thụ oxy phải hoạt động nhiều hơn so với yêu bóng trong suốt các buổi tập hằng tuần và những hoạt động thể lực bình thường.Cơ thể dần dần thích nghi với lượng vận động ngày một tăng, sự hấp thụ oxy được cải thiện, mặt khác, tác dụng tập luyện sẽ được giảm dần khi lượng vận động được tăng lên ở mức chỉ có tác dụng duy trì. Nếu muốn tăng trình độ thể lực hơn nữa thì phải tăng lượng vận động lên cao hơn nữa.
Việc tập luyện có thể được tăng theo từng bước về thời gian tập luyện, cường độ hoặc tần suất các bài tập. Nghĩa là có thể lập kế hoạch tập luyện theo các yếu tố thời gian, cường độ số lần thực hiện bài tập. Điều tối quan trọng là phải có kế hoạch và phải phù hợp với điều kiện tập luyện, khả năng thể lực của VĐV. Điều này quan trọng không chỉ vì để có hiệu quả bài tập luyện tối đa mà còn tránh cho VĐV không bị tổn thương do tập luyện quá sức. Khi thực hiện nguyên tắc này, việc sử dụng các bài tập phải đảm bảo tác động chính và phụ.
Mỗi bài tập có ảnh hưởng tới cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau. Không chỉ là tác động lên cơ bắp mà còn tác động lên hệ các cơ quan trong cơ thể khác như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết… đồng thời nâng cao khả năng chức phận của các cơ quan này lên ở mức thích nghi với lượng vận động mới, do đó khi tiến hành tập luyện cần chú ý đến nguyên tắc này.
* Nguyên tắc kết hợp chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn.
Chuẩn bị thể lực chung được sử dụng phần lớn trong giai đoạn huấn luyện cơ bản với những mục tiêu rõ ràng.
Chuẩn bị thể lực chuyên môn là phần không thể thiếu được và là hình thức luyện tập chủ yếu tỏng các thời kì thi đấu.
Chuẩn bị thể lực chung là nền tảng đảm bảo cho phát triển kỹ năng vận động và năng lực tâm lý, tinh thần cho VĐV chuẩn bị nguyên môn. Hai phần đó không thể tách rời nhau trong tất cả các giai đoạn, chu kỳ huấn luyện của kế hoạch huấn luyện.
Đây là nguyên tắc phản ánh quy luật sinh lý: hồi phục cũng quan trọng như lượng vận động trong quá trình thích nghi. Vì vậy huấn luyện viên không chỉ chú ý đến lượng vận động mà còn phải quan tâm đến thời gian và các thông số khác nhau của quá trình nghỉ ngơi, hồi phục, đặc biệt trong tình hình hạn chế về dinh dưỡng của học sinh THPT.
Việc tính toán lượng vận động và nghỉ ngơi trong từng bài tập, buổi tập phải theo đúng nguyên tắc khoa học và quy luật sinh lý nhằm đạt được hiệu quả huấn luyện cao nhất, hạn chế được các tác động tiêu cực.
Việc sử dụng nguyên tắc này khi sử dụng các bài tập phải có sự biến đổi lượng vận động, bởi vì:
Mối quan hệ giữa lượng vận động và nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích cho vận động viên. Hiện nay quan điểm nghỉ ngơi nên sử dụng các phương pháp nghỉ ngơi tích cực, không nên sử dụng các hình thức nghỉ ngơi tiêu cực trong quá trình tập luyện. Sau tiếp thu lượng vận động nhất định quá trình hồi phục sẽ xảy ra. Trong một buổi tập với nhiều lượng vận động xen kẽ các quãng nghỉ thì nguồn năng lượng cơ thể luôn biến động. Việc sắp xếp lượng vận động và nghỉ ngơi hợp lý nhằm tác động các lượng vận động phù hợp vào các thời điểm thích hợp để đạt được mục đích của huấn luyện.