Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 50 - 54)

sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

3.1.2.1. Về chương trình, kế hoạch huấn luyện

Để đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định, đề tài tiến hành tham khảo các tài liệu chuyên môn về giảng dạy và huấn luyện Bóng bàn, phân tích kế hoạch

huấn luyện của đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định, đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, giảng viên - HLV môn bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định về thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn đặc biệt là SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả được trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân bổ thời gian huấn luyện cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định trong 1 năm

TT Nội dung huấn luyện Thời gian huấn luyện

Số giáo án Tỷ lệ (%)

1 Kỹ thuật 30 28.57%

2 Chiến thuật 25 23.80%

3 Thể lực chung và chuyên môn 30 28.57%

4 Thi đấu 20 19.06%

Tổng 105 100%

Qua bảng 3.3 cho thấy, nội dung huấn luyện là tương đối đầy đủ phủ đều các nội dung huấn luyện cả kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và thi đấu, thời gian huấn luyện dành cho các nội dung được sắp xếp phân bổ tương đối đồng đều, thể hiện ở chỗ với tổng thời gian số giờ huấn luyện trong 1 năm là 105 giáo án (thời lượng mỗi giáo án là 120 phút) với các nội dung như: 28.57% dành cho huấn luyện kỹ thuật, 23.80% huấn luyện chiến thuật, 28.57% huấn luyện thể lực chung và chuyên môn và 19.06% thi đấu tập luyện.

Ngoài ra, trong mỗi giáo án, các huấn luyện viên còn dùng một khoảng thời gian nhất định dành cho việc huấn luyện tố chất thể lực. Tuy nhiên, việc dành khoảng thời gian là bao nhiêu và dùng để huấn luyện những tố chất thể lực nào thì còn phụ thuộc vào từng giai đoạn huấn luyện cụ thể.

3.1.2.2. Về thời gian huấn luyện

Để đánh giá thực trạng phân phối thời gian huấn luyện các tố chất thể lực cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định, trên cơ sở phân tích chương trình huấn luyện và phỏng vấn trực tiếp các giảng viên - HLV nghiên cứu tổng hợp kết quả tại bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thời gian huấn luyện thể lực cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định

TT Nội dung huấn luyện Thời gian huấn luyện

Số giáo án Tỷ lệ (%) 1 Sức nhanh 6 20.00 2 Sức mạnh 6 20.00 3 Sức bền 8 26.66 4 Mềm dẻo 5 16.67 5 Khả năng phối hợp vận động 5 16.67 Tổng 30 100%

Qua bảng 3.4 cho thấy: chương trình huấn luyện thể lực của nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định như sau: Thời gian huấn luyện sức nhanh và sức mạnh là 20.00%; sức bền là 26.66%; khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo là: 16,67%.

Trong thời gian huấn luyện các tố chất thể lực các giảng viên - HLV thường huấn luyện cả thể lực chung và thể lực chuyên môn vào thời gian cuối mỗi buổi tập. Tập sức mạnh và sức nhanh thường được tiến hành ngay sau khi cơ thể làm quen với trạng thái vận động cần thiết, sau đó tới khả năng phối hợp vận động, mềm dẻo và cuối cùng là sức bền.

Trên thực tế tập luyện và thi đấu môn bóng bàn SMTĐ rất quan trọng, nó giúp VĐV đảm bảo thể lực chuyên môn về sức mạnh và tốc độ, tuy nhiên, trong quá trình huấn luyện thể lực cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định, các giảng viên - HLV lại chưa thực sự quan tâm tới tố chất này.

3.1.2.3. Về việc sử dụng bài tập nhằm nâng cao SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu.

Để đánh giá được thực trạng về việc sử dụng các bài tập phát triển SMTĐ, đề tài đã tiến hành tổng hợp, thống kê các bài tập mà ban huấn luyện đã sử dụng. Tiếp đó chúng tôi đã tiến hành quan sát mức độ sử dụng các bài tập trong huấn

luyện SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường. Kết quả được như trình bày tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định

Nhóm bài tập Bài tập Số lần sử dụng Tỉ lệ % Bài tập không bóng Nhảy dây tốc độ 1 phút x 3 tổ 4 20.0 Lăng vợt sắt 0,5kg x 3 tổ x 1 phút 4 Chạy 30m XPC x 5 tổ 4

Kéo dây cao su 1 phút x 3 tổ 4

Bật xa tại chỗ 4

Di chuyển ngang nhặt bóng 4m x 42 quả 4

Bài tập có bóng

Vụt nhanh thuận tay 12

66.67

Vụt nhanh trái tay 12

Giật bóng thuận tay theo đường chéo thuận 12 Giật bóng trái tay theo đường chéo trái 12

Đẩy trái né giật phải 6

Giật bóng thuận tay từ 1 điểm sang 2 điểm 6 Giật bóng trái tay từ 1 điểm sang 2 điểm 6

Giao bóng tấn công 8

Đối giật 6

Bài tập trò chơi và thi

đấu

Thi đấu đơn 8

13.33

Thi đấu đôi 4

Thi đấu kỹ thuật 4

Tổng 120 100

Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy, các bài tập không bóng chiếm tỷ lệ 20.0%, các bài tập có bóng chiếm tỷ lệ 66.76%, các bài tập trò chơi và thi đấu chiếm tỷ lệ 13.33%. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn thì nhóm bài tập trò chơi, thi đấu có tác dụng gây hưng phấn cho người tập, rất có hiệu quả trong huấn luyện SMTĐ.

Như vậy, có thể thấy công tác huấn luyện SMTĐ của nam sinh viên đội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 50 - 54)