chương trình huấn luyện chưa thực sự hợp lý. Các bài tập phát triển SMTĐ chưa phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, việc lựa chọn được những bài tập có hiệu quả nhất nhằm phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu là vấn đề rất cần thiết.
3.1.3. Lựa chọn test đánh giá SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định. bàn trường ĐHĐD Nam Định.
3.1.3.1. Xác định các test đánh giá SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.
Từ kết quả nghiên cứu của chương 1 cho thấy SMTĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình tập luyện và thi đấu Bóng bàn. Để đánh giá trình độ SMTĐ của một VĐV Bóng bàn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Kiểm tra chức năng tâm – sinh lý, đánh giá hiệu quả tập luyện và thi đấu, hiệu quả sử dụng các kỹ thuật chuyên môn…Tuy vậy, phương pháp có hiệu quả và thường được sử dụng nhất là phương pháp sử dụng các test sư phạm. Việc sử dụng phương pháp test sư phạm vừa đảm bảo độ tin cậy, vừa đơn giản về cách tiến hành, vừa phù hợp với chuyên môn của người kiểm tra, không cần thiết bị phức tạp lại có đơn vị đo lường chính xác, khoa học và quan trọng nhất là rất gần với hoạt động chuyên môn của HLV và VĐV.
Để lựa chọn các test ứng dụng trong công tác kỹ thuật đánh giá SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định, dựa trên quá trình thu thập tổng hợp tài liệu tham khảo chúng tôi thấy các test kỹ thuật đánh giá phải tuân thủ theo 2 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Các test lựa chọn phải đánh giá toàn diện về mặt tố chất, phù hợp với SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.
Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các test phải đảm bảo tính tin cậy và mang tính thông báo cần thiết của đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tiến hành phân tích các tài liệu có liên quan, đồng thời quan sát các buổi kiểm tra đánh giá trình độ VĐV Bóng bàn ở một số cơ sở đào tạo VĐV
bóng bàn như: Quân Đội, Hải Dương, Nam Định, trường ĐH TDTT Bắc Ninh… Để tìm ra các test thường được sử dụng để kiểm tra SMTĐ cho VĐV rồi căn cứ vào điều kiện thực tế của trường ĐHĐD Nam Định, sau đó lập phiếu phỏng vấn, đưa ra phỏng vấn các HLV, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý… nhằm tìm ra những test đặc trưng và phù hợp nhất để kiểm tra SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Kết quả ban đầu đề tài xác định được 8 test sau: - Nằm ngửa gập bụng 30s (lần).
- Nhảy dây tốc độ 30s (lần).
- Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 30s (lần). - Bật xa tại chỗ (cm).
- Bật nhảy một chân 10 bước (m).
- Cầm vợt sắt 0,5kg mô phỏng động tác giật bóng thuận tay 30s (lần). - Giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên theo đường chéo thuận 30s (quả). - Giật bóng thuận tay với bóng xoáy xuống theo đường chéo trái 30s (quả).
3.1.3.2. Phỏng vấn lựa chọn test đánh giá SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu.
Để tìm được các test phù hợp trong đánh giá SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định, chúng tôi đưa ra các test đã lựa chọn ở trên vào phiếu phỏng vấn và phỏng vấn 32 HLV, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý bằng phiếu hỏi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn các test đánh giá SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.
TT Test Rất quan trọng 3 điểm Quan trọng 2 điểm Ít quan trọng 1 điểm Tổng điểm 1 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 27 3 2 89 2 Nhảy dây tốc độ 30s (lần) 15 9 8 71
3 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 30s (lần) 26 4 2 88
4 Bật xa tại chỗ (cm) 12 7 11 61
6 Cầm vợt sắt 0,5kg mô phỏng động tác
giật bóng thuận tay 30s (lần) 25 4 3 86
7 Giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên
theo đường chéo thuận 30s (quả) 26 3 3 87
8 Giật bóng thuận tay với bóng xoáy
xuống theo đường chéo trái 30s (quả) 26 3 3 87
Theo nguyên tắc lựa chọn đã đề ra và từ kết quả phỏng vấn đề tài lựa chọn 05 test có sự đồng ý cao của các HLV, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý (các test đạt từ điểm 80 điểm trở lên) đó là các test sau:
1. Nằm ngửa gập bụng 30s (lần).
2. Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 30s (lần).
3. Cầm vợt sắt 0,5kg mô phỏng động tác giật bóng thuận tay 30s (lần). 4. Giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên theo đường chéo thuận 30s (quả). 5. Giật bóng thuận tay với bóng xoáy xuống theo đường chéo trái 30s (quả).
3.1.3.3. Xác định độ tin cậy của các test.
Như đã biết, các test chỉ được sử dụng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn huấn luyện và giảng dạy là những test đảm bảo có tính thông báo và độ tin cậy cần thiết. Để xác định độ tin cậy của 5 test đã lựa chọn qua phỏng vấn nhằm đánh giá SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định, chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm bằng phương pháp test lặp lại cách nhau 7 ngày đối tượng nghiên cứu của đề. Tuần tự lặp các test của các đối tượng và quãng nghỉ giữa hai lần lập test cùng điều kiện kiểm tra đều được đảm bảo như nhau giữa các VĐV. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Hệ số tương quan giữa hai lần lập test cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.
TT Test
Kết quả kiểm tra
r p Lần 1 x Lần 2 x 1 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 18.5 ± 2.5 19.0 ± 2.0 0.959 <0.05
2 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 30s
(lần) 14.0 ± 2.0 14.5 ± 2.5 0.938 <0.05
3 Cầm vợt sắt 0,5kg mô phỏng động
tác giật bóng thuận tay 30s (lần) 21.0 ± 1.5 21.5 ± 2.0 0.919 <0.05 4 Giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên
theo đường chéo thuận 30s (quả). 20.0 ± 2.0 20.5 ± 2.5 0.893 <0.05 5 Giật bóng thuận tay với bóng xoáy
xuống theo đường chéo trái 30s (quả). 18.0 ± 2.0 18.5 ± 2.5 0.891 <0.05 Qua bảng 3.7 cho thấy: Cả 5 test đạt độ tin cậy r > 0.8 với p < 0.05. Như vậy các test này đảm bảo độ tin cậy để đánh giá SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.
3.1.2.4. Tính thông báo của các test đã lựa chọn.
Để xác định tính thông báo của các test đã đủ độ tin cậy, chúng tôi tiến hành tìm mối tương quan giữa kết quả lập test với thành tích thi đấu của các đối tượng thử nghiệm.
Nhằm xác định một cách chính xác tính thông báo của các test đã lựa chọn, chúng tôi cũng đã sử dụng số liệu thu được khi kiểm tra lấy số liệu của đối tượng nghiên cứu của phần trước. Để khách quan hơn chúng tôi quyết định sử dụng số liệu thu được ở lần lập test thứ nhất, sau đó tính hệ số tương quan giữa kết quả lập test của 5 test đó với thành tích thi đấu. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Mối tương quan giữa các test với thành tích thi đấu của nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.
TT Test Kết quả kiểm tra x Hệ số tương quan r P 1 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 18.5 ± 2.5 0.852 <0.05 2 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 30s (lần) 14.0 ± 2.0 0.865 <0.05 3 Cầm vợt sắt 0,5kg mô phỏng động tác
giật bóng thuận tay 30s (lần) 21.0 ± 1.5 0.823 <0.05 4 Giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên
theo đường chéo thuận 30s (quả). 20.0 ± 2.0 0.883 <0.05 5 Giật bóng thuận tay với bóng xoáy xuống
Qua bảng 3.8 cho thấy: Cả 5 test đã lựa chọn có đủ tính thông báo cần thiết (r > 0.8 với P < 0.05), có nghĩa là mối tương quan giữa kết quả lập test với thành tích thi đấu của các nam VĐV trong đội tuyển là tương quan chặt. Nói cách khác, những VĐV có kết quả kiểm tra qua các test tốt thì cũng có thành tích thi đấu tốt.
Tóm lại: Qua nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được 5 test có đủ độ tin cậy và tính thông báo cần thiết để sử dụng để kiểm tra, đánh giá SMTĐ cho nam