Trong hoạt động thể thao có rất nhiều quan điểm về tố chất SMTĐ. Trong đó:
+ Theo quan điểm của Jurgen Hatmann: Nét đặc trưng cơ bản của SMTĐ đó là sự kết hợp giữa SMTĐ với lực bên ngoài như: trọng lượng tạ, trọng lượng dụng cụ…).
+ SMTĐ là năng lực cố gắng lớn nhất của bắp thịt thực hiện các động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất với biên độ nhất định.
+ SMTĐ là khả năng của hệ thần kinh cơ sản sinh ra một lực lớn nhất trong thời gian ngắn nhất. Nói đơn giản, SMTĐ là tích số giữa lực cơ và tốc độ chuyển động.
+ Năng lực sức mạnh nhanh là khả năng khắc phục các lực cản với tốc độ co cơ cao của vận động viên.
Từ dó cho thấy SMTĐ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, nghĩa là trong thời gian ngắn nhất với tốc độ cơ cơ lớn nhất. Nó phụ thuộc vào thiết diện sinh lý của cơ, thiết diện sinh lý càng lớn thì lực co cơ càng lớn. Phát triển SMTĐ thông thường dựa vào sức mạnh tối đa làm cơ sở và tốc độ co cơ là nhân tố quyết định.
Sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng sự nỗ lực cơ bắp. Nói cách khác, sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại sự nỗ lực cơ bắp.
- Cơ bắp sinh ra lực trong các trường hợp. + Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh). + Giảm độ dày của cơ (chế độ khắc phục). + Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ). - Sức mạnh phụ thuộc vào:
+ Quan hệ giữa lực cơ bắp sản sinh và khối lượng vật thể chịu tác động: Nếu con người thực hiện một hoạt động với nỗ lực cơ bắp tối đa dể làm chuyển động những vật thể có khối lượng khác nhau thì lực sinh ra sẽ khác nhau.
+ Quan hệ giữa lực và tốc độ: giữa lực và tốc độ có tương quan tỷ lệ nghịch với nhau, tốc độ càng cao thì lực càng nhỏ và ngược lại.
Để rèn luyện sức mạnh người ta sử dụng các bài tập sức mạnh, tức là các động tác với lực đối kháng. Các bài tập này được chía làm hai nhóm.
a. Các bài tập với lực đối kháng bên ngoài. + Các bài tập với dụng cụ nặng.
+ Các bài tập với lực đối kháng của người cùng tập. + Các bài tập với lực đàn hồi.
+ Các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài (chạy trên cát, chạy lên dốc…).
b. Các bài tập khắc phục trọng lượng tối đa.
+ Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh ra lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh).
+ SMTĐ (khả năng sinh ra lực trong các động tác nhanh).
Ngoài những loại sức mạnh cơ bản trên ta thường gặp một số khái niệm khác.
+ Sức mạnh bộc phát: Là khả năng con người phát huy nội lực lớn trong thời gian ngắn nhất.
+ Sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể khi hoạt động sức mạnh.
+ Sức mạnh tương đối: là sức mạnh tuyệt đối trên 1kg trọng lượng cơ thể.
* Quan điểm về sức mạnh theo sinh lý TDTT
Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ. - Sức mạnh phụ thuộc vào:
+ Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ. + Chế độ co cơ của các đơn vị vận động (sợi cơ) đó.
+ Chiều ài ban đầu của sợi cơ trước lúc co.
Sự thích nghi của hệ xương và cơ với tập luyện sức mạnh.
Tập luyện sức mạnh theo hệ thống sẽ dẫn đến những thay đổi về mặt sinh lí và cấu trúc hay còn gọi là sự thích nghi trong cơ thể. Mức độ thích nghi được thấy rõ qua kích thước và chất lượng cơ, có tỉ lệ trực tiếp với lượng vận động (khối lượng, cường độ…). Sự phát triển thông qua tập luyện xảy ra khi cơ thể tiếp tục phải thích nghi với áp lực mới của lượng vận động. Khi lượng vận động không còn kích thích cơ thể thì hiệu quả tập luyện sẽ bằng không hay là mức thấp nhất.
Sự thích nghi về giải phẫu (xương cơ): Tập luyện nhiều với lượng vận động có cường độ cao và không thay đổi có thể làm giảm chất lượng xương và có nguy cơ dẫn tới chấn thương nghiêm trọng. Các đặc tính cơ học của xương cũng bị tác động nhiều bởi cấu trúc động tác trong tập luyện sức mạnh. Xương có thể bị tổn thương khi bất ngờ chịu lực cơ học lớn tác động vào mà không qua một quá trình thích nghi dần dần nào. Mục đích của quá trình tập luyện sức mạnh là tạo ra sự thích nghi của cơ thể đối với lượng vận động ngày càng tăng chứ không phải để làm tổn hại.
Sự thích nghi của gân cũng cần chú ý vì cơ không gắn liền vào xương mà phải thông qua gân. Khả năng của cơ tác động mạnh lên xương và thực hiện một di chuyển phụ thuộc vào sức mạnh của gân ở nhóm cơ đó.