Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển SMTĐ cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 67 - 89)

3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định. cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện.

Đối tượng thực nghiệm của đề tài: 12 nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định. Đối tượng thực nghiệm được chia làm hai nhóm và được lựa chọn một cách ngẫu nhiên như sau:

- Nhóm thực nghiệm: Gồm 06 nam sinh viên tập luyện theo các bài tập mà đề tài đã lựa chọn.

- Nhóm đối chứng: Gồm 06 nam sinh viên tập luyện theo các bài tập được áp dụng trong chương trình huấn luyện đã có từ trước.

Đề tài tiến hành thực nghiệm trong 4 tháng, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi tập 120 phút, trong đó thực hiện các bài tập mà đề tài lựa chọn trong khoảng 20 - 30 phút. Thời gian và địa điểm các lần kiểm tra của 2 nhóm là như nhau

Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, tiến trình huấn luyện và học tập cụ thể, chúng tôi xây dựng kế hoạch huấn luyện phát triển SMTĐ cho nhóm thực nghiệm, tiến trình thực nghiệm được trình bày cụ thể ở phần phụ lục của đề tài.

3.2.2.2. Tổ chức thực nghiệm.

Để đánh giá SMTĐ của nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định chúng tôi sử dụng 5 test đã được nghiên cứu trình bày ở phần trước của đề tài. Trước khi thực nghiệm những VĐV tham gia thực nghiệm đều được kiểm tra qua 5 test đã được lựa chọn. Quá trình kiểm tra phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Hai nhóm đối tượng nghiên cứu được kiểm tra thông qua 5 test đánh giá SMTĐ như trên.

- Đảm bảo thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm tra giữa các nhóm. - Khi kiểm tra VĐV phải được khởi động và nghỉ ngơi hợp lý.

3.2.2.3. Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu.

So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.

Trước khi thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra trên 12 nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định bằng 5 test đã lựa chọn nhằm xác định trình độ SMTĐ của cả hai nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra SMTĐ của đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm

T T Test Nhóm đối chứng (n = 6) Nhóm thực nghiệm (n = 6) t P x  x  1 Nằm sấp chống đẩy 30s (lần) 13.5 1.5 13.0 1.0 1.871 >0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 18.0 2.0 17.5 2.5 1.718 >0.05 3 Cầm vợt sắt 0,5kg mô phỏng động tác giật bóng thuận tay 30s (lần)

21.0 2.0 20.5 2.5 1.512 >0.05

4

Giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên theo đường chéo thuận 30s (quả)

20.0 2.0 19.5 2.5 1.451 >0.05

5

Giật bóng thuận tay với bóng xoáy xuống theo đường chéo trái 30s (quả)

18.5 1.5 18.0 2.0 1.718 >0.05

Từ kết quả thu được ở bảng 3.14 cho thấy: Kết quả kiểm tra ở các test đã lựa chọn giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở cả 2 nhóm là không có sự khác biệt, ttính < tbảng (với P >0.05). Điều đó chứng tỏ rằng, trước khi tiến hành thực nghiệm SMTĐ của hai nhóm là đồng đều nhau.

So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.

Sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá SMTĐ của hai nhóm bằng các test đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. So sánh kết quả kiểm tra giữa hai nhóm sau thực nghiệm. TT Test Nhóm đối chứng (n = 6) Nhóm thực nghiệm (n = 6) t P x  x  1 Nằm sấp chống đẩy 30s (lần) 14.5 1.5 17.0 1.0 2.845 <0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 20.0 2.0 24.5 1.5 2.636 <0.05 3 Cầm vợt sắt 0,5kg mô phỏng động tác giật bóng thuận tay 30s (lần)

23.0 1.5 26.0 2.0 2.938 <0.05

4

Giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên theo đường chéo thuận 30s (quả)

22.5 2.5 25.0 2.0 3.057 <0.05

5

Giật bóng thuận tay với bóng xoáy xuống theo đường chéo trái 30s (quả)

20.0 2.0 23.5 1.5 3.273 <0.05

Qua kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy: Sau thực nghiệm ở tất cả các nội dung kiểm tra đánh giá SMTĐ nhóm thực nghiệm đã tỏ ra hơn hẳn nhóm đối chứng. Sự khác biệt về kết quả kiểm tra là hết sức rõ rệt, giá trị ttính dao động từ 2.636 đến 3.273 (với P <0.05). Hay nói một cách khác, sau thực nghiệm các bài tập phát triển SMTĐ mà đề tài lựa chọn đã tỏ rõ tính ưu việt trong việc phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

So sánh kết quả lập test của từng nhóm trước và sau thực nghiệm được thể hiện thông qua bảng 3.16 như sau:

Bảng 3.16. Kết quả so sánh tự đối chiếu của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. TT Test Trước thực nghiệm t P Sau thực nghiệm t P Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm 1 Nằm sấp chống đẩy 30s (lần) 13.5±1.5 13.0±1.0 1.871 >0.05 14.5±1.5 17.0±1.0 2. 845 <0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 18.0±2.0 17.5±2.5 1.718 >0.05 20.0±2.0 24.5±1.5 2.636 <0.05 3 Cầm vợt sắt 0,5kg mô phỏng động tác giật bóng thuận tay 30s (lần) 21.0±2.0 20.5±2.5 1.512 >0.05 23.0±2.5 26.0±2.0 2.938 <0.05 4

Giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên theo đường chéo thuận 30s (quả)

20.0±2.0 19.5±2.5 1.451 >0.05 22.5±2.5 25.0±2.0 3.057 <0.05

5

Giật bóng thuận tay với bóng xoáy xuống theo đường chéo trái 30s (quả)

Qua bảng 3.16 có thể thấy rằng, sau thực nghiệm cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều có sự phát triển ở cả 5 test, nghĩa là SMTĐ đã có sự phát triển. Tuy nhiên, khi so sánh bằng phương pháp tự đối chiếu với tất cả các nội dung kiểm tra đánh giá SMTĐ sau thực nghiệm của 2 nhóm cho thấy, ở nhóm thực nghiệm kết quả lập test ở cả 5 test đã có sự khác biệt rõ rệt, ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Điều đó cho thấy, sau thực nghiệm các bài tập đã lựa chọn đảm bảo mang lại hiệu quả toàn diện hơn trong việc phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu. Trái lại, với nhóm đối chứng thực hiện bài tập phát triển SMTĐ hiện hành không đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển toàn diện SMTĐ và không đảm bảo yêu cầu cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định trong giai đoạn hiện nay.

Để làm rõ hơn hiệu quả của các bài tập chuyên môn mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng trong huấn luyện nhằm phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành so sánh kết quả xếp loại tổng hợp SMTĐ của 2 nhóm sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. So sánh kết quả xếp loại tổng hợp SMTĐ sau thực nghiệm

Xếp loại

Đối tượng nghiên cứu

Tổng Nhóm thực nghiệm (n = 6) Nhóm đối chứng (n = 6) Tốt 4 (2.5) 1 (2.5) 5 Khá 2 (2.0) 2 (2.0) 4 Trung bình 0 (1.5) 3 (1.5) 3 Tổng 6 6 12 So sánh 2 tính = 7.071 > 2 0.05 = 5.991 với P < 0.05

Từ kết quả thu được ở bảng 3.17 cho thấy, khi so sánh kết quả kiểm tra đánh giá SMTĐ của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt với χ 2 tính = 7.071 > χ 2 bảng = 5.991 với p < 0.05. Điều đó một lần nữa lại khẳng định các bài tập mà nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng trong quá trình

huấn luyện đã mang hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

Để làm rõ hơn tính ưu việt của các bài tập mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng vào thực tiễn nhằm phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định, nghiên cứu tiến hành so sánh nhịp tăng trưởng sau quá trình thực nghiệm của hai nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.18 và minh họa ở biểu đồ 3.1.

Bảng 3.18. Nhịp tăng trưởng của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau quá trình thực nghiệm. TT Test Nhóm ĐC W % Nhóm TN W % TTN STN TTN STN 1 Nằm sấp chống đẩy 30s (lần) 13.5±1.5 14.5±1.5 7.14 13.0±1.0 17.0±1.0 26.67 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 18.0±2.0 20.0±2.0 10.5 17.5±2.5 24.5±1.5 33.33 3 Cầm vợt sắt 0,5kg mô phỏng động tác giật bóng thuận tay 30s (lần)

21.0±2.0 23.0±2.5 9.09 20.5±2.5 26.0±2.0 24.17

4

Giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên theo đường chéo thuận 30s (quả)

20.0±2.0 22.5±2.5 11.76 19.5±2.5 25.0±2.0 24.71

5

Giật bóng thuận tay với bóng xoáy xuống theo đường chéo trái 30s (quả)

18.5±1.5 20.0±2.0 7.79 18.0±2.0 23.5±1.5 26.50

Tổng 46.28 135.38

Từ bảng trên cho thấy: Với nhóm thực nghiệm, sau quá trình thực nghiệm ở tất cả các test đều có sự tăng trưởng tốt, tổng mức tăng trưởng là 135.38%. Ở nhóm nhóm đối chứng, sau quá trình thực nghiệm cả 05 test đều có sự tăng trưởng, song thấp hơn so nhiều với nhóm thực nghiệm, tổng mức tăng trưởng chỉ là 46.28%.

Biểu đồ 3.1: So sánh nhịp tăng trưởng SMTĐ của đối tượng nghiên cứu sau quá trình thực nghiệm.

* Nhận xét

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài có thể đi đến những nhận xét như sau:

- Đề tài lựa chọn được 23 bài tập chuyên môn ứng dụng trong quá trình huấn luyện nhằm phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định. Các bài tập được các chuyên gia, giảng viên, huấn luyện viên đánh giá ở mức độ quan trọng chiếm tỷ lệ từ 70% trở lên để phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu.

- Trước khi tiến hành thực nghiệm trình độ SMTĐ của nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định thuộc hai nhóm là tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa với ttính < tbảng, p >0.05.

- Sau quá trình thực nghiệm các bài tập mà đề tài lựa chọn đã có hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định sự khác biệt có ý nghĩa với ttính > tbảng, p <0.05.

- Đánh giá nhịp tăng trưởng sau quá trình thực nghiệm của hai nhóm cho thấy, tổng mức tăng trưởng của nhóm thực nghiệm là 135.38%, tổng mức tăng trưởng của nhóm đối chứng là 46.28%. Điều này càng thể hiện rõ tính ưu việt của các bài tập mà đề tài đã lựa chọn đối với việc phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu đề tài đi đến các kết luận sau:

1. Công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định được sắp xếp, phân bổ tương đối đồng đều. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện, đội ngũ giảng viên – HLV của trường ĐHĐD Nam Định đảm bảo cho công tác giảng dạy và huấn luyện môn bóng bàn trong nhà trường. SMTĐ của nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định chưa đáp ứng được yêu cầu trong tập luyện và thi đấu môn bóng bàn trong giai đoạn hiện nay.

2. Đề tài đã lựa chọn được 23 bài tập chuyên môn để ứng dụng trong quá trình huấn luyện nhằm phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định. Sau quá trình thực nghiệm, những bài tập mà nghiên cứu đã lựa chọn và ứng dụng trong thực tiễn đã mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu, độ tin cậy đạt được ở ngưỡng xác suất p < 5%.

Kiến nghị

1. Đề nghị sử dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu của đề tài này cho các đối tượng khác. Các giảng viên - huấn luyện viên trường ĐHĐD Nam Định cần ứng dụng các bài tập này vào thực tiễn huấn luyện cho đối tượng là sinh viên đội tuyển bóng bàn của nhà trường trong những năm tiếp theo.

2. Đề nghị mở rộng hướng nghiên cứu cho các tố chất vận động khác nhằm xây dựng hệ thống hoàn chỉnh các bài tập huấn luyện thể lực cho đối tượng là nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường ĐHĐD Nam Định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008) Quyết định số 53 ngày 18-9-2008 ban hành Quy định về việc đánh giá “Xếp loại thể lực cho học sinh - sinh viên”

2. Chỉ thị 36/CT - TW ngày 24-31994 của ban bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới

3. Chỉ thị 133/TTg của Thủ tướng chính phủ về xây dựng và quy hoạch phát triển ngành thể thao ngày 07/03/1995

4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) - NXB Chính trị Quốc gia - Hà nội

5. Luật giáo dục (1999) - NXB giáo dục Hà nội 6. Luật thể dục, thể thao NXB TDTT, Hà nội 2007

7. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ (1981) tài liệu Đảng và nhà nước với TDTT - NXB TDTT, Hà nội 2006

8. Quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp (Ban hành theo quyết định 93 QĐ/RLTT ngày 29/04/1993 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo)

9. Thông tư liên Bộ GD & ĐT và Tổng cục TDTT số 04 - 93 về việc đảy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh - sinh viên ngày 17/04/1993

10. Thông tư liên tịch số 34/2005/ TTLT- BGD & ĐT- UBTDTT ngày 29- 12-2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban TDTT hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác TDTT trường học giai đoạn 2006 - 2010. 11.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991). XNB chính trị Quốc

gia, Hà nội

12. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996). XNB chính trị Quốc gia, Hà nội

13. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001). XNB chính trị Quốc gia, Hà nội

14. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006). XNB chính trị Quốc gia, Hà nội 2006

15. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011). XNB chính trị Quốc gia

16. Dương nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi (Thời điểm năm 2001), NXB, TDTT, Hà nội 17. Lương Kim Chung “Suy nghĩ về phát triển thể chất đối với người lao

động tương lai” Kỷ yếu Hội nghị khoa học giáo dục thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp” Trang 14. NXB TDTT, Hà nội 1998

18. Hoàng Công Dân, Nguyễn Hữu Thắng, Ngũ Duy Anh (2009). Kết quả xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Quốc tế “Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” NXB TDTT, Hà nội, Trang 97. 19. Nguyễn Trọng Hải, Vũ Đức Thu (Bộ giáo dục- đào tạo) “Nghiên cứu

đánh giá thực trạng phát triển các tố chất thể lực của sinh viên” Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế Đông Nam Á Việt Nam - 2003. NXB TDTT, Trang 87. 20. Lê Văn Lẫm (2000), “Tình hình phát triển thể chất của học sinh - sinh

viên trước thềm thế kỷ 21”. NXB TDTT, Hà nội

21. Lê Nguyệt Nga, Trịnh Hùng Thanh (1993), Cơ sở sinh học và sự phat triển tài năng thể thao, NXB, TDTT, Hà Nội

22. Diên Phong “130 câu hỏi - trả lời về huấn luyện thể thao hiện đại’’ Người dịch PGS. Nguyễn Thiệt Tình, PGS. Nguyễn Văn Trạch. NXB TDTT Hà nội 2001. Trang 78 - 184 (Phát triển các tố chất sức mạnh, tốc độ, sức bền, mềm dẻo)

23. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn (1999). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT 24. Hồ Đắc Sơn, Vũ Đức Thu: Nghiên cứu thực trạng thể lực của sinh viên

trường Đại học sư phạm Hà nội” Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế Đông Nam Á - Việt nam 2003” Trang 112. NXB TDTT. Hà nội 2003

25. Vũ Đức Thu. Báo cáo hoạt động của hội thể thao Đại học chuyên nghiệp Việt nam (2002). (Nội bộ)

26. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB, TDTT, Hà Nội

27. Phạm Danh Tốn (1995), Lý luận phương pháp GDTC, NXB TDTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng bàn trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 67 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)