Câu 18. Nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án và phương pháp thẩm định phù hợp.

Một phần của tài liệu Đề cương và câu hỏi ôn tập thẩm định dự án đầu tư có lời giải NEU (Trang 25 - 26)

pp phù hợp thẩm định khía cạnh thị trường là pp dự báo và so sánh đối chiếu

Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. Pp này là so sánh đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực, luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp được tiến hành theo một số các chỉ tiêu sau:

- Tiêu chuẩn thiết kế xd

- Tiêu chuẩn công nghệ, thiết bị

- Tiêu chuẩn với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi - Các chỉ tiêu như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu nhân công - Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư…..

Phương pháp dự báo cũng là pp được sử dụng hiệu quả. Pp dự báo sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận dụng pp dự báo thích hợp để thẩm định, kiểm tra cung cầu về sp cảu dự án, nguyên vật liệu và các đầu vào khác. Các pp dự báo thường sử dụng: pp sử dụng hệ số co giãn của cầu, pp lấy ý kiến chuyên gia, định mức, pp ngoại suy thống kê,pp mô hình hồi quy tương quan...

Ngoài ra cũng sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích rủi ro.

Câu 18. Nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án và phương pháp thẩm định phù hợp.

KN: thẩm định dự án là việc thẩm tra so sánh, đánh giá một cách khách quan, khoa học toàn

diện các nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các phương án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án. Từ đó có những quyết định đầu tư và cho phép đầu tư

Nội dung thẩm định kỹ thuật gồm nhiều vấn đề, chúng ta tập trung vào các vấn đề chính sau:

* đánh giá công suất dự án:xem xét các yếu tố cơ bản để lựa chọn công suất thiết kế và mức sx dự kiến hàng năm

* đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ thiết bị: dùng pp đối chiếu so sánh xét nguồn gốc của công nghệ, mức độ hiện đại. dùng pp dự báo và so sánh kết luận xem nó có phù hợp với thị trường mục tiêu hay k, phương thức chuyển giao công nghệ, tính đồng bộ, tính hợp lý giá cả…

* Thẩm định địa điểm xây dựng dự án: để thẩm định địa điểm xây dựng dự án trước hết chúng ta phải căn cứ vào nội dung của dự án để xác định những yêu cầu đối với dự án: + Hạ tầng cơ sở đạt yêu cầu

26 + Vị trí địa lý thuận lợi cho việc thực hiện dự án

+ Mặt bằng đủ rộng để thực hiện dự án

+ Các quy định pháp lý về kỹ thuật đối với dự án( môi trường, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ di tích lịch sử…)

+ Vấn đề giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư cho địa điểm xây dựng( suất vốn đầu tư + Tiềm năng của địa điểm

=> Từ các yêu cầu đó chúng ta đánh giá phương án địa điểm đã lựa chọn, nếu đạt yêu cầu thì phương án địa điểm được coi là chấp nhận. Còn trong trường hợp có nhiều phương án địa điểm chúng ta xác định điểm tổng hợp và lựa chọn địa điểm tối ưu. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ

* Thẩm định đầu vào nguyên vật liệu: căn cứ vào công nghệ lựa chọn xác định các yêu cầu đối

với đầu vào nguyên vật liệu. Dựa vào tính chất của công nghệ, các yêu cầu pháp lý đối với công nghệ( đảm bảo môi trường, an toàn..) để xác định các loại nguyên vật liệu , công suất dự án,quy mô và chương trình cung ứng nguyên vật liệu cũng như đối tác cung ứng nguyên vật liệu, giá cả nguyên vật liệu

=> Từ các yêu cầu về nguyên vật liệu xác định các tiêu thức đánh giá nguyên vật liệu và tiến hành đánh giá phương án nguyên vật liệu đã lựa chọn trong dự án để xác định tính khả thi của phương án nguyên vật liệu đã lựa chọn. nếu có nhiều phương án nguyên vật liệu thì tiến hành so sánh để lựa chọn phương án tối ưu.

* Thẩm định quy mô giải pháp xây dựng: xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc trong mối quan hệ phù hợp với yêu cầu dự án; xác định mức độ tận dụng các cơ sở vật chất hiện có của doanh nghiệp; xem xét đánh giá lại tổng dự toán, dự toán từng hạng mục, công trình, những công trình, hạng mục công trình cần thiết cho dự án nhưng chưa tính đến, những hạng mục công trình chưa cần thiết cho dự án nhưng vẫn đầu tư; đánh giá mức độ phù hợp giữa tiến độ thi công và lịch cung cấp máy móc thiết bị…

* Thẩm định cơ sở hạ tầng cần thiết cho dự án: đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu dự án về cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng cơ sở xã hội như giao thông, điện, cấp thoát nước, môi trường, phòng cháy chữa cháy, nhà ở trường học, bệnh viện… cần chú ý xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường, phòng cháy, chữa cháy của dự án có đầy đủ phù hợp và được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hay không.

Phương pháp thẩm định phù hợp: ngoài các phương pháp giống như câu 18, còn có,pp lựa chọn phương án tối ưu cũng đc sử dụng trong thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án

Câu 19. Nội dung thẩm định tài chính dự án và phương pháp thẩm định phù hợp.

Một phần của tài liệu Đề cương và câu hỏi ôn tập thẩm định dự án đầu tư có lời giải NEU (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)