a.Chỉ tiêu NPV(lợi nhuận ròng)
KN: Lợi nhuận ròng của dự án là hiệu số của hiện giá dòng tiền vào với hiện giá dòng tiền ra trong suốt vòng đời dự án, cũng tức là hiện giá của dòng ngân lưu ròng.
Ý nghĩa:
NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, cụ thể là lãi suất thuế tính theo các khoản tiền mặt của từng năm khi quy chúng về thời điểm hiện tại. NPV mang giá trị dương có nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, cũng tức là dự án đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra và có lời tính theo thời giá hiện tại. Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án ko đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư.
NPV chỉ mang ý nghĩa về mặt tài chính. Đối với các DA xã hội, dự án môi trường, việc xác định NPV khó và phức tạp hơn nhiều. Thậm chí có DA ko cần phải tính NPV, như các dự án quốc phòng, an ninh nhà nước, hoặc DA xóa đói giảm nghèo.
Công thức tính n i r n SVi Ki Ci Bi NPV 0 (1 )
Ưu và nhược điểm *Ưu điểm
- NPV cho biết quy mô số tiền lãi tính theo số tiền mặt thực tế thu được trong mỗi năm khi đưa chúng về thời gian đầu năm thứ nhất.
- Tính NPV dựa trên dòng ngân lưu có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ và quy mô của DA. Do đó với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì chọn DA có NPV lớn nhất là hợp lý.
*Nhược điểm
- NPV phụ thuộc vào lãi suất tính toán. Lãi suất tính toán tăng thì NPV giảm và ngược lại
- NPV chỉ cho biết lãi lỗ thực của dự án mà chưa cho biết tỷ lệ lãi, lỗ trên vốn đầu tư là bao nhiêu.
- Không so sánh hai dự án có tuổi thọ khác nhau
b.Suất hoàn vốn nội bộ(IRR)
KN: Suất hoàn vốn nội bộ là lãi xuất tính toán mà với lãi suất đó làm cho NPV của dự án bằng 0 Ý nghĩa
Suất hoàn vốn nội bộ phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất tính toán. Nếu xét trên phương diện sinh lời thì IRR phản ánh khả năng sinh lời tối đa của vốn đầu tư cho dự án.
34 2 1 1 1 2 1 NPV NPV NPV i i i IRR Trong đó
i1 là lãi suất tùy ý cho tương ứng ta có NPV1 sao cho NPV1>0 và càng gần 0 càng tốt i2 là lãi suất tùy ý cho NPV2<0 và càng gần 0 càng tốt
Quy tắc lựa chon phương án theo chỉ tiêu IRR
IRR<igh ko chấp nhận dự án IRR>=igh chấp nhận dự án
Nếu dùng IRR làm chỉ tiêu lựa chọn thì dự án nào có IRR cao nhất sẽ chọn
*Ưu điểm
- IRR dễ hấp dẫn nhà đầu tư vì cho thấy ngay khả năng sinh lời của dự án và đây cũng là lãi suất tính toán lớn nhất có thể sử dụng.
- Tính IRR dựa trên số liệu của dự án mà ko cần phải xác định chính xác tính toán
*Nhược điểm
-Nếu ngân lưu ròng của đổi dấu từ hai lần trở lên, ta sẽ tìm được nhiều IRR và ko biết IRR thực của dự án là bao nhiêu. Các dự án khai thác hầm mỏ, giải phóng mặt bằng… thường có ngân lưu ròng đổi dấu nhiều lần.ngược lại, nếu ngân lưu dòng của dự án ko đổi dấu thì ko tìm được IRR
-Tính toán IRR khá phức tạp
-Đối với những dự án loại trừ nhau, có khi IRR lớn hơn nhưng NPV lại nhỏ hơn. Nếu dựa vào IRR để chọn dự án là đã bỏ qua một cơ hội thi được NPV lớn hơn.
Sự lựa chọn giữa NPV và IRR cho dự án
- NPV là chỉ tiêu quan trọng nhất dùng lựa chọn các dự án đầu tư
- Nếu chủ đầu tư có vốn dồi dào, đầu tư ít rủi ro và ít cơ hôi đầu tư thì nên chọn dự án có NPV lớn nhất
- Nếu chủ đầu tư có ít vốn, nhưng có nhiều cơ hội đầu tư và đầu tư có thể gặp rủi ro, muốn sử dụng vốn có hiệu quả thì nên chọn dự án có IRR lớn nhất
c. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn(T)
KN: Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ
ra
Ý nghĩa
Khi xem xét DA đẻ đưa ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư ko chỉ quan tâm tính sinh lời của sự đầu tư của họ mà họ còn muốn biết cần mất bao nhiêu thời gian để có thể thu hồi toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra công với một lãi suất tối thiểu nào. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối với dự án có nhiều rủi ro và khan hiếm vốn bởi vì nó thể hiện mức độ nhất định quan điểm thu hồi vốn đầu tư trong thời gian ngắn hơn thì tốt hơn, sau thời kỳ thu hồi vốn vốn đầu tư được hoàn lại đầy đủ mọi khoản thu nhập ròng đều được xem là lãi và những yếu tố ko chắc chắn trong tương lai thì không còn quá nguy hiểm đối với chủ đầu tư nữa
Cách tính này chỉ đúng với vốn đầu tư là vốn vay và lãi đã trả hàng năm (1) V= T t 1 lợi nhuận ròngt (2) V= T t 1
(lợi nhuận ròng t + khấu haot)
Thời gian thu hồi vốn có xét đến thời gian của tiền
Với vốn đầu tư là vốn đi vay và lãi chưa trả hàng năm *Phương pháp cộng dồn
V=
T t 1
(thut-chit) /(1+i)t
Thu – chi= lợi nhuận ròng+khấu hao+trả lãi *Phương pháp trừ dần
Gọi Vt vốn đầu tư cần thu hồi ở cuối năm t
∆t là VĐT chưa thu hồi được ở cuối năm t mà chuyển sang năm t+1 để thu hồi tiếp ∆t=Vt-(thut-chit)
Vt=∆t-1(1+t)
∆T<=0 năm T là năm thu hồi đủ vốn
*Ưu điểm
- Tính toán đơn giản, nhất là trường ợp ko xét đến yếu tố tg của tiền tệ - Dễ hiểu
- T rất thích hợp cho việc lựa chọn dự án trong trường hợp chủ đầu tư không dồi dào về vốn, nền kinh tế thiếu tính ổn định, đầu tư có thể gặp nhiều rủi ro
*Nhược điểm
- Chỉ cho biết thời gian thu hồi vốn ko biết được lãi lỗ bao nhiêu
- Ko xét đến khoản thu hồi vốn sau thời điểm thu hồi vốn. Do đó 1 dự án có thời gian hoàn vốn dài, nhưng lại có khoản thu hồi vốn về sau cao thì cẫn có thể là một dự án tốt. Do đó nếu dựa vào chỉ tiêu thời gian hoàn vốn nào tốt hơn sẽ ko chính xác trong trường hợp này
Câu 24: Nội dung thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư