Câu 49: Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước?

Một phần của tài liệu Đề cương và câu hỏi ôn tập thẩm định dự án đầu tư có lời giải NEU (Trang 66 - 89)

khoa học và toàn diện các nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các phương án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Từ đó, Nhà nước có những quyết định đầu tư và cho phép đầu tư

Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước

3 mục tiêu cơ bản của việc Thẩm định dự án:

- Đánh giá tính khả thi của dự án - Đánh giá tính hiệu quả của dự án - Đánh giá tính hợp lý của dự án

 Đây đồng thời cũng là những yêu cầu chung đối với mọi dự án đầu tư nếu muốn được đầu tư và tài trợ

Mục đích cuối cùng của thẩm định dự án Nhà nước phụ thuộc vào chủ thể thẩm định dự án:

- Nhà nước thẩm định dự án nhằm đưa ra quyết định đầu tư

- Các định chế tài chính thẩm định dự án khả thi để quyết định cho vay vốn

- Cơ quan quản lý Nhà nước các dự án đầu tư thẩm định dự án để xét duyệt cấp giấy phép đầu tư

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì Nhà nước với tư cách vừa là chủ đầu tư vừa là cơ quan quản lý chung các dự án thực hiện cả hai chức năng quản lý dự án: quản lý dự án với chức năng là chủ đầu tư và quản lý dự án với chức năng quản lý vĩ mô (quản lý Nhà nước) vì vậy mục đích của Nhà nước lúc này đó là:

- Thứ hai: Giúp cho chủ đầu tư hay cũng chính là nhà nước đưa ra các tiêu chí, là công cụ hữu hiệu để quản lý đầu tư.

- Thứ ba: Thẩm định dự án để xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho các dự án.

- Thứ tư: Thẩm định dự án giúp cho việc đưa ra những quy định cụ thế về cấp có quyền quyết định đầu tư, cấp có thẩm quyền thẩm định dự án. - Thứ năm: Thẩm định dự án giúp cho việc đưa ra những chính sách, chế độ

đối với quá trình thực hiện dự án.

Câu 50. So sánh công tác lập và thẩm định dự án? Giống nhau: 1, đều nằm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

2, đều thành lập tổ riêng để làm nhiệm vụ lập hay thẩm định

3, Đều nghiên cứu các khía cạnh nội dung dự án trên cơ sở pháp luật hiện hành: pháp lý, thị trường, tổ chức, kĩ thuật, tài chính, tác động xã hội, môi trường

Khác nhau:

Lập dự án Thẩm định dự án

1,Mục đích

chung Hiện thực hóa cơ hội đầu tư: tạo ra dự án- sản phẩm rất quan trọng để thực hiện đầu

Lựa chọn dự án tốt, bác bỏ dự án tồi

2, Nhiệm vụ Tạo ra dự án cùng các nội dung nghiên cứu

các khía cạnh để đưa ra các phương án tối ưu: về sản phẩm, quy mô, các giải pháp kĩ thuật, chiến lược chiếm lĩnh thị trường, tối đa hóa lợi nhuận…

Đánh giá tính khả thi của dự án trên các phương diện kinh tế, kĩ thuật, xã hội, theo quy định của pháp luật.

Tham mưu cho chủ đầu tư có những sửa đổi dự án cho phù hợp

3, Chủ thể Chủ đầu tư, công ty tư vấn đầu tư Chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước,

Ngân Hàng, các tổ chức khác

4, Thời gian Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tiến hành

trước, tạo ra sản phẩm là dự án Cũng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tiến hành sau, khi đã có dự án

5, Căn cứ tiến

hành Từ việc nghiên cứu các cơ hội đầu tư, pháp lý, những nghiên cứu về thị trường, kĩ thuật, tiến bộ công nghệ, tình hình tài chính, môi trường dân cư và xã hội

Hồ sơ dự án và các thông tin có liên quan.

6, Yêu cầu Phù hợp về mặt pháp lý, các tiêu chuẩn kĩ

thuật, đáng tin cậy và có tính khả thi Tính hợp pháp, khách quan, toàn diện, chuẩn xác và kịp thời

7, Quan điểm

đánh giá Dưới góc độ của chủ đầu tư có thể có những kết quả không đảm bảo khách quan nhằm cho dự án dễ được chấp thuận

Trên phương diện Nhà nước: để cấp giấy phép đầu tư, cần đảm bảo về mặt pháp lý, chú trọng tới tác động xã hội, môi trường Ngân hàng cho vay: quan tâm nhiều hơn tới tài chính- khả năng trả nợ của dự án

Câu 51.Phân tích mục tiêu, kết quả, hoạt động, nguồn lực của một dự án cụ thể? Dự án cầu Vĩnh Thịnh

68

Vĩnh Thịnh là cây cầu dài nhất vượt sông Hồng, nối thị xã Sơn Tây, Hà nội với huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc. Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 12/2011, chính thức khánh thành vào 8/6/2014.

Về mục tiêu:

Mục tiêu phát triển: Cầu được xây dựng với mục tiêu rút ngắn khoảng cách hàng chục km từ khu vực phía Tây Hà Nội kết nối với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh đi các tỉnh phía Bắc, chấm dứt hoạt động của phà Vĩnh Thịnh luôn rình rập tai nạn nguy hiểm từ nhiều năm nay, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm giao thông vận tải, góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội, của tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh vùng Tây Bắc nước ta, Phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư: chủ đầu tư Bộ Giao thông vận tải, với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng đảm bảo trong nguồn vốn và thời gian tối ưu. Cầu Vĩnh Thịnh còn là công trình được bộ giao thông vận tải đăng kí “ chất lượng vàng năm 2014”

Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và giao BQLDA Thăng Long thực hiện. Dự án sử dụng nguồn vốn vay EDCF của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam, có giá trị hợp đồng 6,2 triệu USD.

Cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C được thiết kế vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép và bêtông cốt thép dự ứng lực, có khả năng chịu được cấp 8 động đất. Dự án có chiều dài 5,5km, trong đó phần cầu chính dài 4,4km, rộng 16,5m là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực gồm 5 nhịp chính dài 120m/nhịp với 4 làn xe chạy, mỗi làn rộng 3,5m bảo đảm cho xe chạy với tốc độ 80km/h.

Kết quả:

Về tiến độ: đảm bảo tiến độ đề ra, tháng 6/2014 khánh thành, sớm 6 tháng.

Về chi phí: Dự án cầu Vĩnh Thịnh được xây dựng bằng nguồn vốn vay của Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc và vốn đối ứng Việt Nam. Tổng mức đầu tư của dự án là 137 triệu USD.

Về chất lượng: được đảm bảo, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giám sát nghiêm ngặt. Cầu được thiết kế vĩnh cứu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dư ứng lực.

Các hoạt động:

-Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư

-Công tác thi công: nhà thầu chính GS Engineering & Construction corp Hàn Quốc, các nhà thầu phụ, trong đó có Công ty Cầu 17 (CIENCO 1 - Ban Quản lý dự án Thăng Long). Các hoạt động xây dựng chính: công tác thi công thân mố trụ cầu, chế tạo dầm Super-T, thi công đúc hẫng

-Bàn giao và thông xe, chính thức đi vào hoạt động

Trong quá trình thi công, nhà thầu đã nỗ lực tối đa, tập trung lực lượng tinh nhuệ nhất cho cầu Vĩnh Thịnh như: Công ty Thi công cơ giới 1, Xí nghiệp Cầu 17, 18, Công ty Xây dựng 123… Cùng với tiến độ thì chất lượng, an toàn luôn được Tổng Công ty thực hiện một cách nghiêm ngặt.

Các nguồn lực: Tổng vốn đầu tư 137 triệu USD , sử dụng vốn vay EDCF của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam( nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc là 100 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 37 triệu USD). Chủ đầu tư là Bộ giao thông vận tài, ban quản lí: Ban quản lý dự án Thăng long, Nhà thầu chính Hàn Quốc và các Nhà thầu phụ Việt Nam.

Câu 52. Phân tích yêu cầu đảm bảo tính khách quan trong thẩm định dự án? Cho biết những điều kiện cần thiết để đảm bảo yêu cầu này? Liên hệ thực tiễn Việt Nam?

Trong quá trình thực hiện dự án, các đối tượng hưởng lợi Tính khách quan trong công tác thẩm định dự án thể hiện các yêu cầu sau:

- Thẩm định dự án phải xuất phát từ nhu cầu thực tế:

Một dự án đầu tư có thể được hình thành theo nhiều cách khác nhau, có thể là từ khu vực Nhà nước từ dự án sẽ có động cơ thúc đẩy dự án, trong khi người chịu thiệt hại, mất mát từ dự án sẽ phản đối điều này. Từ đó hình thành nên mâu thuẫn giữa những người đề xuất dự án và toàn xã hội,

mà phần lớn lợi ích của dự án lại tập trung vào bộ phận tương đối hạn hẹp. Không dừng lại ở đó, nhiều dự án còn hình thành do sự hậu thuẫn, đề xuất của các cơ quan chức năng Nhà nước. Họ thường đặt nặng vấn đề lợi ích nhận được hơn là lợi ích chung cho toàn xã hội. Tuy nhiên, sự hăng hái của tất cả các đối tượng này hoàn toàn chưa thuyết phục, khi mà hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án vẫn là 1 câu hỏi lớn. Vì vậy cần có một hệ thống thẩm định không đứng trên lợi ích của bộ phận, cá nhân riêng lẻ nào mà căn cứ vào nhu cầu thực tế về kết quả, sản phẩm – dịch vụ của dự án nhằm tránh những lựa chọn đầu tư sai lầm. Nếu yêu cầu này không được đảm bảo, tất yếu xã hội sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do dự án mang lại.

Bên cạnh đó, chi phí cho quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án khá lớn ( chi phí xây dựng, chi phí quản lý, chi phí mua sắm máy móc thiết bị,…), nếu công tác thẩm định không căn cứ trên nhu cầu thực tế sẽ gây ra nhiều tổn thất do chủ đầu tư, các nhà thầu, nhà tài trợ,…Kết quả của những tổn thất đó là sản phẩm của dự án không được ưa chuộng, không đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, doanh số thấp, doanh thu thấp, không bù đắp được chi phí, dự án hoạt động kém hiệu quả, không đáp ứng được những mục tiêu, yêu cầu đề ra.

- Thẩm định dự án phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật:

Các hoạt động kinh tế nói chung cũng như hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói riêng đều phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Yêu cầu này mang tính chất khách quan, xuyên suốt quá trình thẩm định, từ khâu lập hồ sơ thẩm định cho đến khâu phê duyệt quyết định đầu tư.

Trước tiên, đối với mỗi loại dự án khác nhau sẽ có tính chất, quy mô, nội dung,…khác nhau, đòi hỏi pháp luật quy định công tác thẩm định phải phù hợp với từng loại dự án. Ở Việt Nam, pháp luật quy định rõ các dự án trong nước kể cả dự án BOT và ODA chia thành 3 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm C. Tương ứng với mỗi nhóm dự án sẽ có quy định cụ thể thẩm định cho phép và cấp giấy phép đầu tư.

Trong số các căn cứ để thẩm định dự án, có rất nhiều căn cứ đòi hỏi sự quy định của pháp luật như chủ trương, chính sách phát triển, định hướng chiến lược kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống văn bản pháp quy, tiêu chuẩn định mức của từng ngành lĩnh vực. Những căn cứ này nhằm đảm bảo cho tính hợp lệ, hợp pháp của dự án đầu tư đối với những quy định của pháp luật.

Việc xem xét, đánh giá các nội dung của dự án cũng phải căn cứ vào những quy định của pháp luật. Trên khía cạnh kỹ thuật công nghệ, đòi hỏi các tiêu chuẩn đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn về dây chuyền công nghệ, tuân theo các định mức, các quy định của pháp luật về đền bù, giải phóng mặt bằng, phòng cháy chữa cháy,…Trên khía cạnh tài chính, đòi hỏi các thông tin được kiểm toán theo quy định của pháp luật về các báo cáo tài chính, về tổng vốn đầu tư,..Trên khía cạnh môi trường sinh thái, đòi hỏi những tiêu chuẩn về chất thải, xả thải, quy trình xả thải, tiêu chuẩn dảm bảo cân bằng môi trường sinh thái…

- Thẩm định dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải đảm bảo đúng thông lệ quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc huy động các nguồn lực cho dự án nếu chỉ xuất phát từ trong nước sẽ khó đảm bảo được tính hiệu quả cũng như tính cạnh tranh của dự án, do đó đòi hỏi dự án phải tận dụng thêm các nguồn lực nước ngoài. Đối với các dự án có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn FDI, ODA, ODF, vốn vay quốc tế,…hay các dự án có sử dụng dây chuyền công nghệ, kỹ thuật sản xuất, sản phẩm dịch vụ, các chuyên gia,…của nước ngoài, bên cạnh việc tuân thủ theo những quy định của pháp luật trong nước, cần tuân thủ theo những thông lệ quốc tế về hợp đồng mua bán, mục đích sử dụng, hình thức sử dụng, giải ngân, các yếu tố về bản quyền, sở hữu trí tuệ,…Mặc dù thông lệ quốc tế không mang tính luật pháp, không mang tính cưỡng chế đối với các chỉ tiêu thẩm định dự án, nhưng vẫn có vai trò quan trọng không thể thiếu. Những yếu tố nước ngoài được hình thành từ nước ngoài, do đó có nhiều vấn đề mà trong nước không thể lượng hóa, đánh giá được mà đòi hỏi phải có thông lệ quốc tế quy định. Điều này không chỉ đảm bảo

70 cho tính hợp pháp, hợp lệ của dự án trong việc xử lý các tranh chấp xảy ra, mà còn thúc đẩy quá trình thu hút vốn, tham gia góp vốn, cổ phần, công nghệ,… của các đối tác nước ngoài, tạo dựng 1 mối quan hệ vững chắc với quốc tế, tạo tiền đề cho sự hợp tác lâu dài, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Để đảm bảo yêu cầu về tính khách quan này, công tác thẩm định dự án cần đáp ứng một số điều kiện nhất định:

- Thứ nhất, tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn và mọi thành phần kinh tế tới khi ra quyết định và cấp giấy phép đầu tư phải qua khâu thẩm định về hiệu quả kinh tế xã hội, về quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên.

- Thứ hai, khi tiến hành thẩm định dự án cần căn cứ vào các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, kiến trúc, đất đai,…

- Thứ ba, đối với dự án sử dụng nguồn ngân sách của Nhà nước thì ngoài việc thẩm định về phương diện tài chính còn cần phải thẩm định cả về phương diện kinh tế, xã hội. yêu cầu này đặt ra là để đảm bảo thực hiện dự án vì lợi ích chung của cả cộng đồng đối với những dự án do Nhà nước tài trợ vốn.

- Thứ tư, trong quá trình thẩm định, cần xem xét ý kiến của những người phản biện mang tính độc lập. Nếu dự án lập ra gây nhiều tranh cãi hoặc chưa thỏa đáng trong những người hoặc tổ chức độc lập đó thì cần phải đánh giá lại dự án, kiểm tra lại những vấn đề còn khúc mắc trong dự án. Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu trên, người làm công tác thẩm định cần phải nắm vững những điều sau:

-Người làm công tác thẩm định cần nắm vững chiến lược phát triển phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành, địa phương, các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.

-Cần hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trình độ kinh tế

Một phần của tài liệu Đề cương và câu hỏi ôn tập thẩm định dự án đầu tư có lời giải NEU (Trang 66 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)