nếu doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn thông qua vốn chủ sở hữu, hoặc chi phí nợ nếu nó được tài trợ hoàn toàn thông qua nợ. Nhiều dư án sử dụng một sự kết hợp của vốn vay và vốn chủ sở hữu, khi đó tổng chi phí vốn của chủ đầu tư vốn có nguồn gốc từ một bình quân gia quyền của tất cả các nguồn vốn.
- Chi phí sử dụng vốn phần vay ngoài có thể xác định tương đối đơn giản, bằng chính khoản tiền lãi phải trả.
- Chi phí vốn CSH: Chi phí sử dụng vốn tự có thì khó xác định, được xác định bằng mức sinh lời kỳ vọng đối với vốn chủ trong quá khứ hoặc trong tương lai dựa trên tỷ lệ lãi vay và mức kỳ vọng của thị trường.
Câu 37. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính NPV, IRR, T trong các trường hợp:
- Toàn bộ vốn của chủ đầu tư - Toàn bộ vốn vay
- Cơ cấu vốn hỗn hợp
Mỗi doanh nghiệp đều muốn đạt tới một cơ cấu vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Giả sử rằng doanh nghiệp đã thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu và coi đó là cơ cấu vốn mục tiêu.
Chi phí vốn ( cost of capital) là tỉ lệ sinh lời tối thiểu mà các nhà đầu tư có thể chấp nhận khi
đầu tư tiền vốn vào một DN. Vốn kinh doanh của mỗi DN được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: ngoài các chủ sở hữu còn có các nhà cung cấp tín dụng(các chủ nợ). mỗi đối tượng này đòi hỏi một tỷ lệ sinh lời khác nhau đối với số tiền mà họ đầu tư vào DN. Các chủ sở hữu yêu cầu một tỷ lệ sinh lời cho số vốn đầu tư của họ, gọi là chi phí vốn chủ sở hữu (cost of equity) còn các chủ nợ yêu cầu một tỷ lệ sinh lời cho số vốn cho vay của họ, gọi là chi phí nợ phải trả (cost of debt). Chi phí vốn bình
quân là chi phí vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN tính theo cơ cấu hai loại nguồn vốn đó, thể hiện tỷ
lệ sinh lời bình quân yêu cầu của tất cả các đối tượng đầu tư cho DN. Chi phí vốn bình quân sẽ được sử dụng là tỉ lệ chiết khấu dòng tiền tự do trong tương lai về giá trị hiện tại. chi phí vốn bình quân
được xác định theo công thức
WACC=Wd.Kd(1-T) +Wp.Kp+Ws.Ks
Trong đó: +Wd, Wp, Ws tương ứng là tỷ trọng nợ, tỷ trọng vốn cố phần ưu tiên và tỷ trọng vốn cổ phần thường
+ Kd, Kp, Ks lần lượt là chi phí nợ trước thuế, chi phí cổ phiếu ưu tiên và chi phí của lợi nhuận giữ lại
52 Với tỷ lệ chiết khấu thích hợp r bằng chi phí vốn trung bình WACC. Khi tỷ lệ chiết khấu càng cao thì NPV càng thấp.
* IRR: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
Tỷ suất thu hồi nội bộ là tỷ suất chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của những luồng tiền tương lai và chi phí đầu tư (tức NPV=0) IRR phản ánh mức sinh lợi của dự án sau khi đã hoàn vốn đồng thời phản ánh mức doanh lợi tối thiểu mà dự án mang lại.
Với các dự án độc lập thì chọn các dự án có IRR ≥ chi phí vốn. *T: thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu
Thời gian hoàn vốn là độ dài thời gian dự tính cần thiết để các luồng tiền ròng của dự án bù đắp được chi phí của nó. Trong thời gian hoàn vốn có chiết khấu, dòng tiền ròng của dự án được quy về giá trị hiện tại tại thời điểm đầu tư.
Phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu được chọn, khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên thì thời gian hoàn vốn cũng tăng lên
=> Do chi phí vốn nợ vay thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu. Nên
+ Khi toàn bộ vốn của chủ đầu tư thì đồng nghĩa với việc chi phí vốn là cao nhất
NPV thấp nhất, IRR lớn và T cũng tăng ( lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn lâu nhưng rủi ro ít) + Khi toàn bộ vốn vay nợ đồng nghĩa với việc chi phí vốn là thấp nhất NPV cao nhất, IRR nhỏ và T ngắn (lợi nhuận cao, thời gian hoàn vốn ngắn và rủi ro cũng cao)
+ Trên thực tế người ta sẽ lựa chọn cơ cấu vốn đầu tư thích hợp (cơ cấu mà tại đó doanh nghiệp tối đa hóa giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp) để đạt được chi phí vốn hợp lý nhất.
Câu 38: Làm rõ sự thống nhất, không thống nhất trong việc lựa chọn 2 dự án khi sử dụng 2 chỉ tiêu NPV, IRR. Khi mâu thuẫn xảy ra thì dùng chỉ tiêu nào?