Trong ngân hàng thương mại, Cán bộ tín dụng tiến hành công tác thẩm định trên cơ sở những thông tin thu thập được. Như vậy kết quả thẩm định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, lượng thông tin đầy đủ, chính xác chính là điều kiện cần để có kết quả thẩm định tốt. Hai vấn đề cần quan tâm hiện nay là nguồn thông tin và chất lượng thông tin. Thông tin có thể thu thập được từ các nhiều nguồn:
Thông tin từ chính các khách hàng vay vốn: Bất kỳ khách hàng nào xin vay vốn cũng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng. Đó là dự án xin vay vốn, các báo cáo tài chình và những tài liệu cần thiết khác, nguồn thông tin này rất quan trọng nhưng khó xác định được độ tin cậy của nó, bởi các khách hàng muốn được vay vốn bao giờ cũng đưa ra những mặt tốt của dự án và thường mang tính chủ quan một chiều, tâm lý chung là không muốn tiết lộ tình hình tài chính thực tế của đơn vị mình. Trong trường hợp này cán bộ tín dụng thường phải xử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào quan hệ làm ăn lâu dài, mức độ tín nhiệm để đánh giá chất lượng thông tin.
Thông tin thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền: Vì trước khi trình dự án xin vay các dự án này đã qua bước thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền ký duyệt dự án. Đây cũng là một cơ sở để cán bộ tín dụng yên tâm hơn về tính khả thi của dự án.
Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân Hàng Nhà nước hoặc các trung tâm khác và trung tâm phòng ngừa rủi ro: cũng là nguồn đáng tin cậy nhưng nguồn thông tin này chưa được cập nhật và đa dạng.
Điều ra khảo sát: đây là nguồn thông tin chính xác nhưng có kinh phí lớn.
Ngoài ra: còn có các nguồn thông tin khác như bạn hàng của khách hàng vay vốn, từ các ngân hàng khác đã có mối quan hệ từ trước.
Sau khi đã thu thập được thông tin thì một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với cán bộ tín dụng là xử lý các thông tin đó như thế nào để vừa tiết kiệm được thời gian vừa thu được kết quả cao. Để làm được điều này thì phải thực hiện việc phân tích, đánh giá, lưu trữ một cách thường xuyên và khoa học.
Câu 43: Em hãy cho biết các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh năng lực tài chính của chủ đầu tư. Để xếp hạng khách hàng vay vốn ở mức A – Tốt, theo em, các tiêu chí chủ yếu cần phải đảm bảo như thế nào?
Trả lời:
Trên cơ sở Hệ thống Báo cáo tài chính của DN (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh bóa cáo tài chính), cán bộ thẩm định cần tính toán và đưa ra các nhận xét về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.
Nhóm các chỉ tiêu, hệ dố tài chính chủ yếu:
Các hệ số khả năng thanh toán:
o Hệ số khả năng thanh toán ngay: cho biết khả năng thanh toán của tiền đối với các khoản nợ đến hạn và quá hạn tại thời điểm nghiên cứu. Chỉ tiêu này cao quá, kéo dài có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm, chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài là dấu hiệu có thể dẫn đến doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản. Trong thực tế để đảm bảo khả năng thanh toán tốt chỉ tiêu này xoay quanh 1 được coi là hợp lý.
= Tiền / (Nợ quá hạn và đến hạn)
o Hệ số khả năng thanh toán nhanh: cho biết khả năng thanh toán của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với nợ ngắn hạn tại thời điểm nghiên cứu. Chỉ tiêu này cao quá kéo dài có thể dẫn
đến hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển thuần giảm, chỉ tiêu này thấp quá kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.
= (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
o Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: cho biết tại các thời điểm phân tích doanh nghiệp có đủ các tài sản để thanh toán tất cả nợ phải trả không. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán góp phần ổn định tình hình tài chính.
= Tổng tài sản / Tổng nợ phải trả
Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính:
o Hệ số tài trợ: chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có 1 đồng nguồn vốn thì bao nhiêu đồng thuộc về vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng tốt, đó là nhân tố hấp dẫn ngân hàng cho vay.
= Vốn chủ sở hữu / Tổng vốn chủ sở hữu
o Hệ số nợ: chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm nghiên cứu doanh nghiệp có 1 đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng được đầu tư từ nợ phải trả. Chỉ tiêu này càng thấp thì mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng cao.
= Nợ phải trả / Tổng tài sản
Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động:
o Số vòng quay tài sản: chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh các tài sản quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh đó là nhân tố đẩy mạnh tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
= Tổng doanh thu (thuần) / Tổng tài sản bình quân
o Số vòng quay phải thu của khách hàng: chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu của khách hàng quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tình hình thu tiền của doanh nghiệp là kịp thời góp phần giảm bớt vốn bị chiếm dụng.
= Doanh thu thuần / Số dư bình quân phải thu của khách hàng
o Thời gian mỗi vòng quay phải thu của khách hàng: chỉ tiêu này cho biết một vòng quay phải thu khách hàng hết bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp, càng tốt.
= Thời gian kỳ phân tích / Số vòng quay phải thu khách hàng
Các chỉ tiêu phản ảnh sức sinh lời
o Tỷ suất lời của vốn (ROI): Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời thực sự của vốn (vốn thực chất là tài sản) trong kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới, chỉ tiêu này mà cao mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh được bảo đảm, chỉ tiêu này thấp, độ rủi ro cao.
= (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay x 100) / Vốn bình quân
o Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị và tình hình mở rộng thị trường. Chỉ tiêu này thường được so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành nghề.
= (Lợi nhuận sau thuế x 100) / Doanh thu thuần
o Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.
= (Lợi nhuận sau thuế x 100) / Tổng tài sản
o Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới, chỉ tiêu này mà cao đó là nhân tố để các nhà quản trị phát hành thêm cổ phiếu, huy động thêm vốn góp đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
= (Lợi nhuận sau thuế x100) / Vốn chủ sở hữu bình quân
58
Hoạt động hiệu quả: ROI, ROA, ROE năm sau cao hơn năm trước. ROI cao hơn lãi suất bình quân của ngân hàng. Cho thấy công ty có thể tái sản xuất mở rộng, tăng vốn để thực hiện quá trình kinh doanh.
Tình hình tài chính tương đối tốt: hệ số tài trợ cao, hệ số nợ thấp để chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự chủ về mặt tài chính cao.
Khả năng trả nợ đảm bảo, rủi ro ở mức thấp: đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn thông qua các chỉ tiêu về thanh toán nhanh, và thanh toán tổng quát.
Câu 44: Thiết lập sơ đồ thể hiện thẩm quyền thẩm định dự án và thẩm quyề quyết định cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư vay vốn ở NHTM.