- Phương pháp này thường dung để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án( lợi nhuận, thu nhập thuần,tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.phân tích độ nhạy của dự án nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. Giúp chủ đầu tư biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án
- Phân tích độ nhạy là 1 trong các phương pháp được sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư.Theo phương pháp này, trước hết phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: vượt chi phí đầu tư, giá các chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi… đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án.
Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu thường được chọn từ 10%-20% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong những năm tương lai. Nếu dự án vẫn đạt hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem xét lại khả năng xảy ra các tình huống xấu đó để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế chúng.
Câu 29: Những khó khăn trong công tác thẩm định và hướng khắc phục
Trả lời:
1. Về khâu tổ chức thẩm định:
Khó khăn:
- Dù thời gian qua khâu thẩm định đã dc chú trọng đáng kể nhưng trên thực tế, các phòng chuyên trách về khâu thẩm định chưa thực sự dc tách biệt rõ ràng, còn lồng ghép với các nghiệp vụ khác vì vậy sự tách bạch và tập trung trong công tác thẩm định chưa đủ đảm bảo, khối lượng công việc nhiều và bao gồm nhiều loại cùng phải giải quyết nên ko đủ thời gian để thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến dự án do đó làm giảm chất lượng cũng như hiệu quả và tính chính xác trong công tác thẩm định
- Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình thẩm định còn hạn chế, cán bộ thẩm định thường làm việc khá độc lập, ít có sự chia sẻ thông tin, hỗ trợ kinh nghiệm cho nhau.
42 + Cần tách biệt rõ ràng các phòng chuyên trách và các khâu thẩm định để nâng cao hiệu quả và tính chính xác trong công tác thẩm định
+ Cần có sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình thẩm định, tránh làm việc độc lập để có thể chia sẻ thông tin, hỗ trợ kinh nghiệm cho nhau
2. Về phương pháp thẩm định:
Khó khăn:
- Trên thực tế, chưa có sự đan xen, kết hợp các phương pháp thẩm định, việc sử dụng các hệ thống chỉ tiêu cũng còn hạn chế.
- Phương pháp so sánh đc xem như là phương pháp phổ biến nhất, tuy nhiên mới chỉ so sánh ở mức độ giản đơn do nguồn lực thông tin còn thiếu thốn, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thẩm định
- Phương pháp dự báo vẫn chưa đc áp dụng một cách khoa học, nguồn thông tin đáp ứng cho nhu cầu dự báo chưa đầy đủ và kịp thời. Điều này ảnh hưởng ko nhỏ đến chất lượng của công tác dự báo, làm giảm độ chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả.
- Các phương pháp phân tích rủi ro còn chưa đc chú trọng một cách đúng mức. Các cán bộ thẩm định ít khi dành nhiều thời gian và công sức cho việc đi sâu và đánh giá từng loại để có hướng tư vấn, cùng chủ đầu tư tìm các biện pháp phòng ngừa.
- Bên cạnh đó, phân tích rủi ro thông qua phân tích độ nhạy được coi là một biện pháp phân tích hiện đại tuy vậy vẫn chưa được sử dụng nhiều. Việc lựa chọn các yếu tố dao động, khoảng giao động phụ thuộc nhiều vào sự đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định chứ ko dựa trên các quy định cụ thể trên cơ sở tổng kết các dự án đặc trưng ở các lĩnh vực khác nhau.
Khắc phục
+ Cần có sự đan xen, kết hợp các phương pháp thẩm định
+ Tổng hợp đầy đủ thông tin để có thể so sánh các dự án ở mức độ cao hơn + Phương pháp dự báo cần đc áp dụng một cách khoa học
+ Phương pháp phân tích rủi ro cần dành nhiều thời gian và công sức để đi sâu và đánh giá từng loại cụ thể
+ Sử dụng nhiều phương pháp phân tích độ nhạy
3. Về nội dung và quy trình:
Khó khăn:
Quy trình tuy đã đc thực hiện khá đầy đủ nhưng chỉ mang tính chất là hình thức bên ngoài. Nhìn chung, công tác thẩm định tại các đơn vị còn sơ sài, nội dung chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá về khía cạnh tài chính, các nội dung khác chỉ đc đánh giá một cách chung chung, ko đc quan tâm một cách đúng mức.
Khắc phục
Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình thẩm định dự án đầu tư, nội dung phải tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau
4. Về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định
Khó khăn:
- Hệ thống thiết bị công nghệ còn chưa đc đầu tư một cách đúng mức, chưa chú trọng áp dụng các phẩn mềm thẩm định, công việc thẩm định còn mang tính thủ công cục bộ.
- Chưa khai thác tốt và triệt để và có hiệu quả các tính năng ưu việt của công nghệ, máy tính phục vụ cho công tác thẩm định.
Khắc phục
+ Đầu tư đúng mức hệ thống thiết bị, áp dụng tối đa hệ thống phần mềm + Khai thác triệt để các tính năng của công nghệ
5. Về mạng lưới thông tin
Thông tin vẫn chủ yếu là dựa trên thông tin của khách hàng gửi đến, trong nhiều trường hợp nó sai lệch so với thực tế vì đây có thể là thông tin chưa thực sự mang tính khách quan.
Cần kiểm tra, thẩm tra thông tin chính xác để có thể thẩm định một cách khách quan, khoa học
6. Về cán bộ thẩm định
- Đa số cán bộ thẩm định đều đã tốt nghiệp đại học, tuy nhiên hầu hết là những người còn trẻ, thiếu kinh nghiệm
- Đội ngũ cán bộ chưa đc phân công chuyên môn hóa trong các lĩnh vực, thiếu cán bộ chuyên trách về mảng kỹ thuật.
Cần đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định, chuyên môn hóa các lĩnh vực
7. Các khó khăn khác
Kết quả thẩm định đôi khi còn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào mối quan hệ đối với khách hàng còn thẩm định chỉ là hình thức.
Câu 30 : so sánh TDDA và đánh giá DA