Câu 46: Sự khác nhau về quy trình thẩm địn hở chi nhánh và trụ sở chính của ngân hàng thương mại?

Một phần của tài liệu Đề cương và câu hỏi ôn tập thẩm định dự án đầu tư có lời giải NEU (Trang 60 - 62)

Việc thẩm định dự án giữ một vai trò then chốt , quyết định hiệu quả của quyết định cho vay vốn của ngân hàng . Quy trình nghiệp vụ thẩm định cho vay của ngân hàng là văn bản quy định nội bộ của ngân hàng về trình tự, thủ tục các bước tiến hành trong quá trình tiếp nhận thẩm định xét duyệt cho vay các dự án,phương án nhằm đảm bảo các khoản cho vay tại ngân hàng được thực hiện theo một quy trình nghiệp vụ thống nhất, theo đúng quy chế cho vay của ngân hàng. Vì vậy , việc thẩm định dự án tại ngân hàng cũng cần thực hiện theo những quy trình nhất định nhằm đảm bảo tính khách quan , toàn diện và chuẩn xác cho việc ra quyết định cho vay .

Thông thường, quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư nói chung ở các NHTM được thể hiện qua sơ đồ sau:

Cụ thể các bước của quy trình thẩm định một dự án như sau:

* Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay:

Cán bộ nhân viên NH tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án, nhân viên sẽ cung cấp những thông tin mà khách hàng cần phải biết về NH, các dịch vụ NH cung cấp, lãi suất và các điều kiện cho vay; đồng thời hướng dẫn khách hàng cách lập hồ sơ xin vay vốn và các giấy tờ cần thiết có liên quan. Chủ đầu tư theo đó lập hồ sơ hợp lệ gửi tới NH.

* Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, hồ sơ thẩm định (đề nghị thẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi được coi là hợp lý khi được chủ đầu tư thụ lý theo yêu cầu thông tư số 06/1999/TT- BKH- ĐT ngày 24/11/1999 hướng dẫn về nội dung, tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư, báo cáo đầu tư và thông tư số 07/2000/TT- BKHĐT ngày 3/7/2000 về sửa đổi bổ xung thông tư số 06

* Bước 3: Thẩm định dự án:

Trên cơ sở đối chiếu các quy định , thông tin liên quan và các nội dung yêu cầu được quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình thẩm định, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét thẩm định khách hàng và dự án xin vay vốn. Nếu cần thiết đề nghị cán bộ tín dụng bổ sung hoặc giải trình rõ thêm.

Cán bộ thẩm định có thể thực tế đến tận điểm xây dựng của doanh nghiệp, xem xét, hỏi ý kiến của các đơn vị có liên quan và các trung tâm thông tin về tình hình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ... của chủ đầu tư.

62

* Bước 4:Lập báo cáo thẩm định

Sau khi thẩm định xong cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định trình lên trưởng phòng thẩm định xem xét.

* Bước 5: Quyết định của người có thẩm quyền:

Sau khi nhận được hồ sơ thẩm định và hồ sơ xin vay vốn của cán bộ thẩm định chuyển lên, trưởng phòng thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thẩm định. Nếu hồ sơ thẩm định chưa đạt yêu cầu, trưởng phòng thẩm định sẽ yêu cầu cán bộ thẩm định giải trình, làm rõ, chỉnh sửa các nội dung chưa đạt yêu cầu. Công việc này gọi là tái thẩm định. Sau khi được tái thẩm định, nếu đạt yêu cầu dự án sẽ được chuyển lên cấp trên để ra quyết định cho vay. Thẩm quyền quyết định cho vay được quy định tùy theo mỗi NH dựa vào tổng vốn đầu tư cũng như nhu cầu vốn vay tại NH của dự án. Nếu đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án và sẽ thực hiện giải ngân theo sự thoả thuận của 2 bên. Định kỳ sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, giám sát quá trình tiến hành dự án dể đảm bảo khả năng thanh toán của dự án.

*Bước 6: Lưu hồ sơ thẩm định

Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ và các tài liệu cần thiết có liên quan. Đồng thời gửi trả hồ sơ xin vay vốn và báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng.

Tuy nhiên do ở các chi nhánh của các ngân hàng thương mại luôn có các mức giới hạn về thẩm quyên cho vay và khối lượng vốn vay so với trụ sở chính nên quy trình thẩm định cho vay vốn ở các chi nhánh và trụ sở chính có sự khác biệt. Cụ thể, ở bước 5, khi mức cho vay nằm trong mức giới hạn của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh chỉ xét duyệt cho vay nếu có đủ chứ ký của cán bộ tín dụng và trưởng pòng tín dụng. Trong trường hợp số tiền cho vay vượt quá mức phán quyết, giám đốc chi nhánh ngân hàng gửi hồ sơ và tờ trình lên Tổng giám đốc để xin ý kiến. Tổng giám đốc sau khi nhận hồ sơ và tờ trình của Giám đốc chi nhánh tiến hành xem xét và quyết định trong thời gian hợp lý, khi đồng ý cho vay thì tổng giám đốc chỉ đạo việc cấp phát tiền vay, kiểm tra sự dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ.

Ví dụ: Ở chi nhánh Techcombank-Đông Đô, mức cho vay giới hạn là 15 tỷ đồng, nếu trên mức đó sẽ phải trình lên Hội sở chính để ra quyết định cho vay.

Ở chi nhánh Techcombank-Đông Đô, mức cho vay giới hạn là 15 tỷ đồng, nếu trên mức đó sẽ phải trình lên Hội sở chính để ra quyết định cho vay.

Nếu dự án được thẩm định tại trụ sở chính của Ngân hàng thương mại (thường là những dự án cần vay mức vốn lớn) thì sau khi hồ sơ thẩm định và hồ sơ xin vay vốn (đã đạt yêu cầu) của cán bộ thẩm định chuyển lên, Tổng giám đốc sẽ tiến hành xem xét và đưa ra quyết định có cho vay vốn hay không, chỉ đạo quá trình giải ngân và giám sát việc thu hồi nợ.

Câu 47: Các quan điểm đánh giá trong thẩm định tài chính dự án?

Một phần của tài liệu Đề cương và câu hỏi ôn tập thẩm định dự án đầu tư có lời giải NEU (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)