Câu 20: Mối quan hệ giữa thẩm định thị trường và kỹ thuật; kỹ thuật và tài chính; thị trường và tài chính thẩm định đó.

Một phần của tài liệu Đề cương và câu hỏi ôn tập thẩm định dự án đầu tư có lời giải NEU (Trang 29 - 32)

Trả lời:

3 nội dung thẩm định này liên quan chặt chẽ với nhau, thông thường chúng ta tiến hành thẩm định thị trường trước sau đó là thẩm định kĩ thuật và cuối cùng là thẩm định tài chính.

- Thẩm định thị trường sẽ hỗ trợ cho thẩm định kỹ thuật và thẩm định tài chính

+ Thẩm định thị trường xác định tính chất của sản phẩm, dịch vụ sẽ xác định các yêu cầu đối với các phương án kỹ thuật được lựa chọn (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, lao động tổ chức thực hiện dự án…).

+ Quy mô thị trường mục tiêu sẽ là yếu tố quan trọng xác định quy mô dự án; quy mô dự án sẽ xác định công suất máy móc thiết bị, quy mô nguyên vật liệu, chương trình cung ứng nguyên vật liệu,…

- Thẩm định kỹ thuật sẽ hỗ trợ cho thẩm định tài chính và thẩm định thị trường

+ Thẩm định công nghệ, thiết bị sẽ là cơ sở cho việc xác định quy mô vốn đầu tư cho tài sản cố định.

+ Thẩm định nguyên vật liệu, lao động… là cơ sở cho việc xác định chi phí vận hành dự án trong các năm.

+ Nếu có nhiều phương án thị trường thì việc thẩm định kỹ thuật sẽ là 1 tham số để thẩm định ngược, tức là chọn thị trường dự án thích hợp.

- Thẩm định tài chính là nội dung khẳng định phương án thị trường và phương án kỹ thuật đã lựa chọn có khả thi về mặt tài chính hay không. Nếu không khả thi thì bắt buộc phải tìm và lựa chọn phương án thị trường hoặc kỹ thuật khác cho phù hợp.

Mối quan hệ vòng tròn được lặp đi lặp lại, nếu 1 yếu tố không thực hiện được hay là không được chủ đầu tư chấp nhận thì dự án có thể không được thực hiện, như nghiên cứu thị trường kém thì có thể dẫn đến gây lãng phí nguyên liệu, hay mua máy móc quá hiện đại, không phù hợp với quá trình xây dựng, sản xuất kinh doanh làm cho thời gian thu hồi vốn kéo dài lâu hơn, làm lợi ích của chủ đầu tư giảm.

Mối quan hệ của 3 yếu tố này là bổ sung cho nhau, khi 1 yếu tố khác thực hiện không tốt hay không có ưu thế trong dự án thì ta có thể dùng các yếu tố còn lại để bổ sung. Ví dụ như khi nghiên cứu thị trường xác định đối thủ có khả năng cạnh tranh cao mà mình không thể cạnh tranh được, nhưng trong nghiên cứu kỹ thuật lại có sự đột phá về máy móc làm phù hợp với trình độ lao động hiện tại thì sẽ gia tăng năng suất sản xuất; qua đó làm giảm giá thánh của sản phẩm sản xuất ra làm cho khả năng cạnh tranh nhờ đó mà tăng lên.

Câu 21: Thẩm định tài chính dự án đầu tư gồn những nội dung nào? Cho biết mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định đó.

30

Thẩm định tổng vốn đầu tư

Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.

Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nội dung:

- Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;

- Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Thẩm định nguồn vốn đầu tư

Để đảm bảo cho quá trình xây dựng và hoạt động của dự án thì cần phải có các nguồn vốn tài trợ, thông thường ngoài các nguồn vốn tự có thì dự án còn sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng, vốn ngân sách cấp, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh, vốn huy động từ nguồn khác.

Muốn dự án khả thi thì phải đảm bảo đầy đủ vốn, phải xem xét tỷ lệ tương quan hợp lý giữa các nguồn vốn. Nếu vốn đi vay quá lớn dễ dẫn tới các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn về mặt tài chính dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao. Vốn tự có thường phải chiếm 30% tổng vốn đầu tư.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà phải theo dõi cả về thời điểm nhận được tài trợ.

Tiếp đó phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án được chấp nhận. Sau khi xem xét các nguồn tài trợ cho dự án cần xem xét cơ cấu nguồn vốn của dự án. Có nghĩa là xem xét tỷ lệ từng nguồn chiếm trong tổng mức vốn đầu tư dự kiến.

Thẩm định dòng thu và chi của dự án

Dòng thu của dự án: Dòng thu được thể hiện ở các khoản doanh thu trong từng năm hoạt động

của dự án. Nó còn có thể bao gồm cả các khoản thu khác (thu thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động…) Dòng thu của dự án bao gồm: lợi nhuận ròng, khấu hao được quy đổi vào giá trị sản phẩm, giá trị thanh lý tài sản cố định…

Dòng chi của dự án: bao gồm vốn đầu tư ban đầu, vốn lưu động, chi phí nguyên vật liệu, chi phí

trả lãi vay, chi phí cố định….

Khi thẩm định dòng tiền cần xem xét việc tính toán có chính xác không, dòng tiền theo các năm thực tế có được như chủ đầu tư dự tính không, các con số dự tính có phù hợp với quy mô đầu tư của dự án cũng như các quy định, các tiêu chuẩn, định mức hiện hành hay không. Thực tế khi thẩm định dòng tiền cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định dòng tiền như: Cơ cấu vốn tài trợ cho dự án; Lợi thế của việc sử dụng nợ; Rủi ro; Những ưu đãi đầu tư của chính phủ; Lãi suất chiết khấu được lựa chọn là danh nghĩa hay thực tế; Lãi suất chiết khấu được lựa chọn áp dụng cho nội tệ hay ngoại tệ; Phương pháp tính khấu hao;..

- Thẩm tra sự tính toán, phát hiện những bất hợp lý, những sai sót và sự không đầy đủ của dự án.

- Nếu các vấn đề trên đều tốt, thực hiện so sánh đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Trường hợp có sai sót, có thể điều chỉnh (nếu không lớn) và tính toán lại các chỉ tiêu là cơ sở cho việc so sánh đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

- Khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án nên tập trung vào các chỉ tiêu chính với mức đánh gía cụ thể sau:

Giá trị hiện tại ròng( NPV):

+ Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án chỉ được chấp nhận khi NPV>0 có nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra mà còn tạo thêm lợi nhuận cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, một dự án có NPV>0 nhưng NPV quá nhỏ so với tổng vốn đầu tư hay so với lợi nhuận trung bình thì vẫn không được chấp nhận.

+ Nếu có nhiều dự án cần lựa chọn thì chấp nhận dự án có NPV lớn nhất.

Thời gian thu hồi vốn đầu tư( T)

Về nguyên tắc chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư phụ thuộc vào từng dự án. Thời gian thu hồi vốn đầu tư càng ngắn càng tốt. Một dự án sẽ không được chấp nhận nếu thời gian thu hồi vốn đầu tư lớn hơn đời của dự án, khi đó doanh thu không bù đắp được chi phí, dự án không đem lại lợi nhuận

Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)

+ IRR cho biết khả năng sinh lời của dự án. Dự án được chấp nhận khi IRR>r giới hạn. r giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước quy định nếu đự án sử dụng vốn do ngân sách nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư.

+ Phần lớn các dự án khi phân tích tài chính, người soạn thảo đã tính IRR. Sau khi kiểm tra các phép tính toán của người soạn thảo, người thẩm định sẽ rà soát, đánh giá lại.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (RR)

+ Chỉ tiêu này nói lên mức độ thu hồi tổng vốn đầu tư ban đầu của từng năm nhờ lợi nhuận thu được trong năm đó.

+ Về nguyên tắc, chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nếu có nhiều phương án lựa chọn thì chọn phương án có tỷ lệ RR cao nhất

Tỷ lệ lợi ích /chi phí(B/C)

+ Khi tính chỉ tiêu B/C, giá trị thanh lý tài sản được khấu trừ vào tổng chi phí sau khi chuyển về cùng mặt bằng thời gian hiện tại

+ Dự án chỉ được chấp nhận khi tỷ lệ B/C>1, chỉ tiêu này càng lớn thì dự án càng có khả năng sinh lời cao

Điểm hòa vốn(BEP)

+ Chỉ tiêu này cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu (do bán sản phẩm đó) thấp nhất cần đạt được của dự án để đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra.

32 + Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu tại điểm hòa vốn thì dự án có lãi, ngược lại, nếu đạt thấp hơn thì dự án bị lỗ. Do đó, chỉ tiêu điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn.

Thẩm định mức độ an toàn về tài chính

An toàn về nguồn vốn: Để xem xét độ an toàn về nguồn vốn của dự án cần phải chú ý đến các vấn đề sau: Các nguồn vốn huy động phải được đảm bảo không chỉ đủ về số lượng mà còn phải phù hợp về tiến độ cần bỏ vốn; Tính đảm bảo về pháp lý và cơ sở thực tiễn của các nguồn vốn huy động; Xem xét các điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh toán và trả nợ vốn.

Ngoài ra, trong việc huy động vốn cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa vốn tự có (bao gồm cả vốn góp cổ phần và liên doanh) và vốn đi vay (tỷ lệ này phải đảm bảo >=0.5).

An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ.

chỉ tiêu xem xét: tỷ lệ giữa tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn (còn được gọi là khả năng thanh toán hiện hành) = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn.

Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn cho doanh nghiệp. Tỷ lệ này phải >= 1 và được xem xét cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh.

An toàn về khả năng trả nợ của dự án.

ỷ ố ả ă ả ợ ủ ự á = ợ ả ả à ă ( ố à ã )ồ ợ à ă ủ ự á

Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được các nhà cung cấp tín dụng cho dự án đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không.

Câu 22: Nội dung thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư

Một phần của tài liệu Đề cương và câu hỏi ôn tập thẩm định dự án đầu tư có lời giải NEU (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)