Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án, dựa trên cơ sở năng lực sản xuất theo thiết kế, khối lượng các công việc chủ yếu và giá chuẩn hay đơn giá tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Vì nếu vốn đầu tư dự trù quá thấp thì dự án có thể bị đổ vỡ vì công trình không đưa vào thực hiện được, ngược lại tính toán quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh lời của dự án và không phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án.
Hiện nay, tổng mức vốn đầu tư cho một dự án được chia thành ba phần là: + Vốn cố định
Vốn cố định là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc hình thành tài sản cố định từ giai đoạn chuẩn bị đến giại đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc xây dựng dự án và đưa vào sử dụng. Cụ thể bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác.
+ Vốn lưu động ban đầu
Vốn lưu động là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho việc dự trữ các tài sản lưu động nhằm đáp ưng cho nhu cầu hoạt động của dự án. Chỉ có vốn lưu động ban đầu mới được quyền tính vào vốn đầu tư, bao gồm: vốn sản xuất và vốn lưu thông.
+ Vốn dự phòng
Vốn dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án
Tổng mức đầu tư của dự án được dự tính dựa trên nội dung phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án. Việc dự tính tổng mức đầu tư của dự án theo thông tư số 04/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ xây dựng, được xác định theo các phương pháp sau:
- Phương pháp 1, xác định theo thiết kế cơ sở của dự án:
Tổng mức đầu tư được tính toán trên cơ sở cộng các khoản mục chi phí. Trên cơ sở khối lượng công việc, đơn giá, các định mức chi phí.
- Phương pháp 2, tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình: sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng và suất chi phí thiết bị hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính toán.
- Phương pháp 3, xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện: tham khảo các công trình cùng loại, cùng cấp có quy mô và công suất tương tự.
Nội dung thẩm định tổng mức vốn đầu tư
NỘI DUNG CHÍNH NỘI DUNG CHI TIẾT
Chi phí xây dựng Kiểm tra, đánh giá phương pháp tính, căn cứ xác định khối lượng và áp dụng đơn giá trong chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
Chi phí thiết bị Kiểm tra, đánh giá phương pháp tính, căn cứ xác định khối lượng và áp dụng đơn giá trong chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các khoản chi phí khác
Chi phí bồi thường và giải phóng mặt bằng, tái định cư
Kiểm tra, đánh giá phương pháp tính, căn cứ xác định chi phí bồi thường nhà cửa vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí khác; chi phí thực hiện tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Chi phí quản lý dự án Kiểm tra các căn cứ, định mức tính toán các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án
Chi phí đầu tư xây dựng Kiểm tra các căn cứ, định mức tính toán các chi phí tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác
Chi phí khác Kiểm tra các căn cứ, định mức tính toán các chi phí khác như: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử
Lãi vay trong thời gian thực
hiện đầu tư Xác định thông qua hợp đồng tín dụng hoặc cam kết cấp vốn Vốn lưu động Xem xét vòng quay tiền mặt, vòng quay các khoản thu, vòng quay các khoản phải trả, vòng quay hàng tồn kho… để tính ra nhu cầu vốn lưu động
Chi phí dự phòng Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng ( mức tính sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: loại dự án, thời kỳ thực hiện dự án…)
Tổng mức vốn đầu tư - Tính tổng cộng các khoản chi phí nói trên
- Tham khảo suất đầu tư xây dựng công trình năm 2008 của Bộ Xây dựng
66 Hiện nay một dự án có thể hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau:
- Vốn tự có
- Vốn từ Ngân sách Nhà nước - Vốn tín dụng Ngân hàng
- Vốn vay hoặc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài - Các nguồn vốn khác
Việc thẩm định các nội dung này cần chỉ rõ: mức vốn đầu tư cần thiết của từng nguồn vốn dự kiến, tỷ lệ tham gia, tiến độ tham gia, từ đó tính được tính khả thi của từng nguồn vốn.
Ví dụ:
Với nguồn vốn tự có, cán bộ thẩm định cần phân tích tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây nhất thông qua các báo cáo tài chính gửi đến các ngân hàng, báo cáo cân đối tài sản cũng như những thông tin từ cán bộ tín dụng chuyên quản đối với doanh nghiệp.
Với nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn này chỉ áp dụng đối với một số doanh nghiệp nhà nước mà sản phẩm của doanh nghiệp thường mang tính chất chiến lược đối với nền kinh tế. Đây là một nguồn vốn có tính chất an toàn cao, tuy nhiên trên thực tế thì tiến độ cung cấp vốn thì khá chậm chạp. Để khẳng định được nguồn vốn này, cán bộ thẩm định phải dựa vào những văn bản cam kết việc cấp vốn của các cơ quan có thẩm quyền ( như các cơ quan tài chính các cấp, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố…) kèm theo hồ sơ dự án và đơn xin vay.
Câu 49: Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước?