- Ban lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến mối quan hệ với các thành viên Tập đoàn Mặc dù Bảo Việt luôn tổ chức những hoạt động tập thể, sinh
3.2.3. Xây dựng kế hoạch cụ thể đào tạo nhân viên Tập đoànBảo Việt cả về số lượng và chất lượng
về số lượng và chất lượng
Ban lãnh đạo Bảo Việt cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo nguồn lực cho người lao động để đáp ứng được mức độ công việc ngày càng khó, thích ứng nhanh với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường.
- Về kiến thức: Phụ thuộc vào ý thức và độ nhanh nhạy của mỗi người mà khả năng hiểu biết về chuyên môn là khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình làm việc, Bảo Việt nên thường xuyên tổ chức nhiều hơn nữa những buổi học định kỳ để nâng cao kiến thức cũng như giải đáp những thắc mắc của nhân viên về những khó khăn trong công việc.
- Về kỹ năng: Bảo Việt cần tổ chức cho các nhân viên tham gia các buổi học về kĩ năng mềm như: kỹ năng bán hàng, kĩ năng thuyết phục khách hàng, kĩ năng giới thiệu sản phẩm,…để những người có kinh nghiệm hơn sẽ chia sẻ với những người mới. Bởi xuất phát điểm của mỗi nhân viên khi mới vào là khác nhau. Có người thì có kinh nghiệm rồi, có người không, người thì có trình độ cao, người có trình độ thấp,…Vì vậy, thông qua những buổi học này có thể nắm được trình độ, kĩ năng, thái độ của từng người. Qua đó sẽ có những biện pháp đào tạo phù hợp cho từng cá nhân. Hơn nữa, thông qua những buổi học như thế này còn giúp các nhân viên có thể trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Khi đó Tập đoàn sẽ tạo dựng cho mình được một đội ngũ nhân viên giàu tri thức, có kiến thức, kĩ năng và có thể phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách bền vững.
Một số đề xuất về các khóa đào tạo để phát triển văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Bảo Việt cần chú trọng hơn nữa như:
+ Văn hóa trong giao tiếp chào hỏi (cách chào hỏi, cách thức bắt tay v.v.) + Văn hóa trong giới thiệu và tự giới thiệu
+ Văn hóa trong sử dụng danh thiếp (sử dụng, trao đổi danh thiếp v.v.) + Văn hóa nói chuyện
+ Văn hóa ứng xử với khách hàng, đối tác (trong nước, ngoài nước v.v.)
+ Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp (giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên v.v.)
+ Văn hóa trong giao tiếp qua điện thoại
+ Văn hóa trong làm việc (vệ sinh nơi làm việc, tác phong v.v.)
+ Văn hóa xử lý, giải quyết công việc (ứng xử khi xử lý công việc, thời hạn xử lý công việc v.v.)
+ Văn hóa hội họp (nghi thức hội họp, chỗ ngồi trong hội họp v.v.)
+ Văn hóa tổ chức hoạt động ngoài công việc (bố trí chỗ ngồi khi dự tiệc, văn hóa dự tiệc, cách thức ngồi trong xe ô tô v.v.)
+ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp (chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quan hệ nội bộ, quan hệ bên ngoài v.v.)
3.2.4. Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Ban lãnh đạo và các thành viên trong Tập đoàn Bảo Việt