Xây dựng quan điểm nhất quán và cụ thể về phát triển văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu (Trang 91 - 92)

- Ban lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến mối quan hệ với các thành viên Tập đoàn Mặc dù Bảo Việt luôn tổ chức những hoạt động tập thể, sinh

3.3.3. Xây dựng quan điểm nhất quán và cụ thể về phát triển văn hóa doanh nghiệp

doanh nghiệp tư nhân.

Thể chế đó phải có khả năng phát huy tinh thần dân tộc của các doanh nhân, kết hợp các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, đặc biệt là phải thích hợp với hoàn cảnh kinh tế và xã hội của nước ta trong thời kỳ hội nhập.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đặt ra yêu cầu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Là một trong số ít quốc gia theo con đường Chủ nghĩa xã hội thì vấn đề hoàn chỉnh hệ thống thể chế thị trường của Việt Nam là phải theo định hướng XHCN. Hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường phù hợp với các đặc điểm của nước ta.Thực tế cho thấy, thể chế kinh tế có tác động rất lớn đối với việc hình thành văn hoá doanh nghiệp. Do đó, điều cần nhấn mạnh là thể chế kinh tế phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huy truyền thống văn hoá trong kinh doanh của cha ông, bổ sung những nhân tố mới trong văn hoá doanh nghiệp của thời đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường triển khai lành mạnh, đạt hiệu quả cao, văn hoá doanh nghiệp được hình thành với những đặc điểm của nước ta. Xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại của đất nước ta.

3.3.3. Xây dựng quan điểm nhất quán và cụ thể về phát triển văn hóa doanh nghiệp doanh nghiệp

Hiện nay, nghị quyết TW5 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đang dần đi vào cuộc sống, trong khi đó văn hóa của một doanh nghiệp thực chất có thể coi là nền văn hóa xã hội thu nhỏ, vì vậy chú trọng văn hóa doanh nghiệp cũng chính là chú trọng xây dựng và củng cố văn hóa xã hội. Khi nhận thức của toàn xã hội được tăng lên thì ý thức về văn hóa và đạo đức cũng theo đó được nâng cao.

Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò và yêu cầu cấp bách của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp trong quá trình hội nhập toàn cầu ngày nay.Các hoạt động tuyên truyền cần mở rộng đến tất cả các thành phần kinh tế, nâng cao nhận thức của cộng đồng qua các phương tiện thông tin đại chúng.Cần có hình thức biểu dương các doanh nghiệp tiên phong và thành công trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tôn vinh những giá trị văn hóa tích cực.Cần tạo ra một phong trào sôi động trong toàn giới kinh doanh về xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mới.Ngoài ra, Nhà Nước cần có chủ trương truyền đạt kiến thức về văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh trong các trường kinh tế.Đây cũng có thể coi là một biện pháp hữu hiệu để tuyên truyền kiến thức về văn hóa doanh nghiệp đến với tầng lớp những nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ trong tương lai.Giảng dạy văn hoá, đạo đức kinh doanh sẽ tạo ra một đội ngũ doanh nhân chân chính, là cơ sở để phát huy nhân tố con người, yếu tố góp phần tạo bầu không khí văn hóa doanh nghiệp, và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Hiện tại, chúng ta đã có các trung tâm tư vấn về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, pháp luật… nhưng các trung tâm tư vấn quản lý còn chưa phổ biến, đặc

biệt là trong tư vấn chưa đề cập đến văn hóa doanh nghiệp.Hơn nữa, hiện nay hoạt động tư vấn tại Việt Nam đang phát triển một cách tự phát, không có định hướng, người hành nghề cũng ít được đào tạo bài bản, công tác quản lý chưa chặt chẽ… nền hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa gây được sự tín nhiệm đối với khách hàng.Sự ra đời của Trung tâm Văn hóa doanh nhân đã phần nào cải thiện được tình hình.Hiện tại Trung tâm đã có hơn 1000 hội viên là các doanh nhân. Trung tâm thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt bàn bạc về các vấn đề liên quan đến văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam để từ đó nâng cao hơn nữa nhận thức của người đứng đầu các doanh nghiệp. Ngoài ra, Trung tâm còn thành lập các đơn vị thành viên, tổ chức các dự án để phổ biến kiến thức về văn hóa doanh nghiệp tới một bộ phận lớn thành viên khác trong xã hội. Để có thể thành lập ngày càng nhiều trung tâm tư vấn quản lý hơn nữa thì Nhà nước đóng một vai trò quan trọng. Sự ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động, như tạo một hành lang pháp lý (luật, văn bản hướng dẫn…) cho hoạt động tư vấn, thành lập hiệp hội các nhà tư vấn sẽ giúp chính các nhà tư vấn, thành viên của các hiệp hội tư vấn có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ.

Một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là sự thiếu hiểu biết và những thông tin chính xác, có hệ thống về vấn đề trên. Nhà nước cần quan tâm cung cấp, hỗ trợ tư vấn và đào tạo cho doanh nghiệp về kiến thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp.Cần có những chương trình, các buổi hội thảo, các khóa đào tạo về văn hóa doanh nghiệp được tổ chức rộng rãi hơn. Cần xây dựng những website dành riêng cho việc tư vấn, hỗ trợ, truyền đạt kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thành công trong công cuộc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin như ngày nay.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w