Xu hướng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 29)

¾ Một là, cho vay mua, xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở.

Do đặc điểm của người Á đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, việc mua đất, xây hoặc sửa chữa nhà là công việc trọng đại trong đời người. Do vậy, để chuẩn bị làm các việc trên họ cần một khoảng thời gian nhất định có thể hàng chục năm để tích lũy nguồn tài chính và các điều kiện khác, trường hợp họ còn thiếu nguồn tài chính thì chủ yếu là vay của người thân hoặc bạn bè, rất ít vay tiền từ ngân hàng. Vấn đề này xuất phát từ thói quen vay mượn của người Việt Nam, song cũng một phần do thị trường tài chính chưa phát triển đã làm hạn chế mục đích vay tiền của người dân. Do đó, để mở rộng cho vay lĩnh vực này, các ngân hàng thương mại cần tổ chức các cuộc điều tra xã hội để nắm bắt nhu cầu thực sự của người dân, từđó xây dựng chiến lược khách hàng và đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay về lĩnh vực nhà ở.

¾ Hai là, cho vay qua thẻ.

Thị trường thẻở Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh, song số lượng thẻ phát hành và tỷ trọng thanh toán qua thẻ (không dùng tiền mặt) hiện còn quá nhỏ bé so với tiềm năng và so với các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Với thu nhập trong dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển thẻ của ngân hàng, do tính an toàn và thuận lợi khi sử dụng. Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải tận dụng triệt để các cơ hội, các điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ.

¾ Ba là, cho vay tiêu dùng thông thường.

Nhu cầu tiêu dùng của người dân là rất lớn như: Mua phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại, mua tiện nghi sinh hoạt để cải thiện cuộc sống,... Thực tế trong những năm qua cho thấy, khi các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng có nhu cầu đến ngân hàng để liên hệ vay đã vượt mức dựđoán của các ngân hàng. Qua đó cho thấy, tiềm năng để phát triển loại hình tín dụng này là cực kỳ lớn, đang cần các ngân hàng có chiến lược và chính sách cụ thể đểđáp ứng với nhu cầu của nhân dân.

2.4.Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngân hàng. 2.4.1. Hệ số thu nợ.

Chỉ số này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một kỳ kinh doanh nhất định. Hệ số này càng lớn càng tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng có hiệu quả.

2.4.2. Vòng quay vốn tín dụng.

Phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của nó, đồng vốn quay vòng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận.

2.4.3. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không đủ khả năng trả lãi hoặc vốn gốc đúng thời hạn. Việc không trả nợ xảy ra khi một người đi vay không thể hoàn thành nghĩa vụ vay nợ. Những người đi vay cũng có thể vỡ nợ khi không chi trả các khoản bắt buộc hoặc không sẵn sàng để hoàn trả khoản vay. Nợ quá hạn là bao gồm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) : Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Nợ quá hạn trên tổng dư nợđây là chỉ tiêu được dùng đểđánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại.

Rủi ro tín dụng là rủi ro trong hoạt động cho vay và xảy ra khi khách hàng không trả nợđúng hạn nhưđã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, làm cho ngân hàng bịđộng về vốn để duy trì hoạt động và hoàn trả cho người gởi tiền khi họ rút tiền hoặc khi đến hạn thanh toán. Đây là rủi ro lớn nhất và có tác động cơ bản đến sự an toàn của toàn bộ hoạt động ngân hàng.

Hệ số thu nợ (%) =

Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay

x 100% Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân = Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) Nợ quá hạn Tổng dư nợ x 100% = Dư nợ bình quân = Dư nợđầu năm + Dư nợ cuối năm 2

2.4.4. Dư nợ trên vốn huy động.

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ, nó còn thể hiện khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Nếu chỉ số này lớn thì vốn huy động chưa hiệu quả. Tỷ lệ này càng tiến về 1 càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, vì khi đó nguồn vốn huy động đủđáp ứng cho nhu cầu vay.

Dư nợ / Vốn huy động (lần)

Tổng dư nợ

Tổng vốn huy động =

CHƯƠNG 3 GII THIU

---KÖJ--- 3.1. Giới thiệu về NHNo Việt Nam.2

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủđạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng nhưđối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.

NHo Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, màng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của NHNo Việt Nam vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. NHNo Việt Nam hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.

Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến.NHNo Việt Nam là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệ thông thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này. Hiện NHNo Việt Nam đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, NHNo Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho

Là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2007. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002.

Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD. Các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103 dự án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn qua NHNo là 2,7 tỷ USD, đã giải ngân được 1,1 tỷ USD.

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, NHNo Việt Nam đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.

2 “Thông tin chung” ngày17/01/2008 lúc 12:00:00 SA địa chỉ: /

3.2. Giới thiệu về NHNo An Giang.33.2.1. Giới thiệu về An Giang 3.2.1. Giới thiệu về An Giang * Điều kiện địa lý tự nhiên:

An giang là tỉnh có phía đông bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, tây bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, nam và tây nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía đông giáp Thành phố Cần Thơ. Diện tích: 3.506 km2. Vĩ độđịa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ bắc, tức là nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo.

An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa và mùa khô. Kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước.

An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi,nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác.

An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương đồng với vùng Nam Trường Sơn.

* Vài nét nổi bật về tình hình kinh tế-xã hội năm 2008 của An Giang.

Năm 2008 sẽ qua đi với nhiều biến động trên thế giới và trong nước về kinh tế, tình hình lạm phát, giá cả thị trường…và gần đây là khó khăn về giá nông sản, thủy sản…đã ảnh hưởng không ít đến sản xuất và đời sống của cả nuớc nói chung, người dân An Giang nói riêng. Tuy nhiên, cũng trong năm 2008, với việc chung lòng chung sức phát triển sản xuất, kinh doanh, thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững...An Giang đã thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tiếp tục được nâng lên từng bước; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo...

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 của An Giang là 14,20%, trong đó khu vực nông-lâm-thủy sản là 8,14%, khu vực công nghiệp-xây dựng là 15,57%, khu vực dịch vụ là 17,25%. GDP bình quân đầu người là 14 triệu 336 ngàn đồng so với 11 triệu 881 ngàn đồng năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 751 triệu USD. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) là 7% (giảm 1,93% so năm 2007)...

Tính đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 23.600 lao động (đạt 94,4% kế hoạch), giải quyết việc làm mới cho 34.800 lao động (đạt 99,4%), trong đó có gần 10

ngàn lao động đi làm việc ngoài tỉnh, 139 lao động đi làm việc ở nước ngoài (chủ yếu là thị trường Hàn Quốc: 115 người, Đài Loan: 13 người, Nhật Bản: 9 người).

Chỉ số giá tiêu dùng tính chung 11 tháng, tốc độ trượt giá trên địa bàn tỉnh là 19,57%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước 9,72%.

3.2.2. Đặc điểm tình hình An Giang.

Tính đến tháng 7/2008 trên An Giang có 48 tổ chức tín dụng gốm 7 NHTM Nhà Nước, 2 NHCS, 1 NH cổ phần Nông Thôn, 13 chí nhánh NH cổ phần Đô Thị, 25 Quỹ tín dụng Nhân Dân (Trong đó có 1 Quỹ tín dụng Trung Ương ) cùng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó đã phát sinh những cạnh tranh gay gắt, nhất là công tác huy động vốn tín dụng. Các loại hình dịch vụ ngân hàng. Nhưng với sự chỉđạo kịp thời của Giám đốc không ngừng phát hiệu quả hoạt dộng kinh doanh và càng phát triển ổn định về thị phẩn NH so với các tổ chức tín dụng khác.

*Điểm yếu.

¾ Cơ chế còn bắt cập, chưa đồng bộảnh hưởng đến đầu tư phát triển.

¾ Điều kiện ngân sách và nguồn nhân lực xã hội có hạn so với yêu cầu phát triển nhanh nông nghiệp nông thôn theo công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

¾ Trình độ nguồn nhân lực còn bất cập so với nhu cầu phát triển, tỷ lệ qua đào tạo so với cả nước còn thấp. Do đó áp lực dư thừa lao động phổ thông ngày càng tăng.

¾ Nhân lực đội ngủ cơ sở không đồng đều ảnh hưởng đến kết quả triển khai ởđịa phương.

¾ Ngành nghề, dịch vụ mở ra chậm, qui mô nhỏ, hàm lượng tri thức, văn hóa trong sản phẩm thấp ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập nông thôn.

¾ Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân dọc theo chuỗi sản phẩm còn lỏng lẽo do hầu hết hảng hóa nông sản chế biến chưa có nhãn hiệu, thương hiệu. Từ đó lợi ích tác động nội địa trong chuỗi sản phẩm toàn cầu thấp.

¾ Chưa chủ động trong việc hướng dẫn quy hoạch vùng sản xuất nông, thủy sản còn chậm việc phối hợp giữa người sản xuất và doanh nghiệp trong cung ứng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

¾ Kết cấu hạ tầng thủy lợi và giao thông chưa hoàn chỉnh làm ảnh hưởng đến mở rộng kỹ thuật nông nghiệp.

¾ Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết sốt ráo và đồng bộ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

* Điểm mạnh.

¾ Có nhiều chính sách đột phá về Tam Nông đã tác động tích cực đổi mới phương thức sản xuất và trong vùng phát triển kinh tế nông nghiệp. Vì việc đã rút kết nhiều về kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

¾ Ngành nông nghiệp năng động trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân dân an giang rất nhanh nhạy tiếp thu, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.

¾ Kết cấu hạ tầng nông thôn được xây dựng khai thác tốt, cơ bản đảm bảo sản xuất bình thường trong mùa nước nổi. Hệ thống đê bao kiểm soát lũ triệt để đạt 90.000 ha, chống lũ 8 tháng đạt 114.000 ha.

¾ Công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện tốt.

* Cơ hội.

¾ Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường xuất khẩu rộng lớn cho các nông, thủy sản. Mặt khác nhu cầu thế giới về lương thực tăng mạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp an giang.

¾ Sự phát triển về khoa học công nghệ trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, ứng dụng tiến bộ trên lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, cơ giới hóa, công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế xã hội địa phương. ¾ Nhu cầu nhân sự cho doanh nghiệp nhà máy tăng lên làm cho sóng đầu tư trong

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)