Khái quát tình hình hoạt động tại ngân hàng qua 3 năm (2006-2007-2008)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 44)

3.3.1. Tình hình huy động vốn.

Huy động vốn và cho vay phát triển kinh tế là nhiệm vụ đặt ra hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện nay, đặc biệt là nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ hội nhập kinh tế. Bên cạnh các nguồn vốn thu hút từ đầu tư nước ngoài thì huy động vốn từ nền kinh tế trong nước là cực kỳ quan trọng, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phát huy nội lực. Việc huy động vốn là một nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nói cho cùng, nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là hoạt động đi vay và cho vay, vì vậy mà khi nhu cầu vay vốn của xã hội ngày càng tăng thì Ngân hàng cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác huy động vốn. Mặc dù, Ngân hàng có vốn điều chuyển hỗ trợ nhưng nguồn vốn huy động càng nhiều thì sẽ giúp cho Ngân hàng tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng qui mô hoạt động tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của nền kinh tế.

Nhận thức rõ điều đó, trong suốt các năm qua công tác huy động vốn tại NHNo An Giang luôn được đặt lên hàng đầu cùng với công tác đầu tư tín dụng. Để nắm bắt và hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của đơn vị, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm. Đơn v tính: Tđồng So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Năm Tiền gửi Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Không kỳ hạn 202 264 323 62 30,69% 59 22,35% Có kỳ hạn dưới 12 tháng 286 401 1.984 115 40,21% 1.583 394,76% Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 725 1.006 603 281 38,76% (403) -40,06% Nguồn vốn huy động 1.213 1.671 2.910 458 37,76% 1.239 74,15%

(Ngun: Kế toán và ngân qu)

Nhìn chung qua bảng số liệu ta có thể thấy được nguồn vốn huy động nội tệ qua ba năm đã có những tiến triển tốt, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 nguồn vốn huy động nội tệđạt 1.671 tỷđồng, tăng 37,76% so với năm 2006. Năm 2008, tổng vốn huy động nội tệđạt 2.910 tỷđồng, tốc độ tăng trưởng đạt 74,15% so với năm 2007 (tăng rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của năm 2007). Nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm các khoản mục như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của đơn vị thì nhận thấy rõ nhất đó là loại tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá lớn so với tiền gửi của các kỳ hạn khác. Cụ thể, năm 2006 loại tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là 286 tỷđồng chiếm 23,58% so với tổng vốn huy động. Sang năm 2007, chỉ tiêu này là 401 tỷ đồng, chiếm 24% trong tổng vốn huy động và tăng 115 tỷ đồng so với năm 2006 (tương đương tăng trưởng 40% so với năm 2006). Đến năm 2008, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 1.984 tỷđồng, chiếm 68,18% trong tổng vốn huy động và tăng 1.583 tỷđồng so với năm 2007 (tương đương tăng trưởng 394,76% so với năm 2007). Đạt được kết quả như trên là do tình hình kinh tế biến động đó là lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệđể giảm khối lượng tiền trong lưu thông cho nên ngân hàng đã tăng lãi suất huy động rất hấp dẫn lên đến 18%/năm và ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động như:

- Áp dụng nhiều hình thức huy động linh hoạt với nhiều kỳ hạn khác nhau và các hình thức trả lãi phù hợp với từng loại hình huy động (trả lãi hàng tháng, trả lãi khi đáo hạn, trả lãi theo giá vàng…)

- Xác định cụ thể từng nhóm khách hàng để có chiến lược tiếp cận vận động gởi tiền, chú trọng nguồn tiền gởi trong dân cư. Bên cạnh đó không ngừng khuyến khích các cá nhân, đơn vị tổ chức mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi.

- Ngoài ra nghiệp vụ huy động vốn và kinh doanh mua bán ngọai tệđược tổ chức thực hiện tốt đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 3.1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm.

286 1.984 725 1.213 202 1.006 1.671 401 264 603 323 2.910 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 Không kỳ hạn Có kỳ hạn dưới 12 tháng Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Nguồn vốn huy động Thời hạn Số tiền/Tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007

Qua biểu đồ của huy động vốn của 3 năm ta càng thấy rõ hơn đó là nguồn vốn của năm sau cao hơn năm trước. Về vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng của năm 2008 có nguồn vốn cao một cách đột ngột là do chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước làm cho ngân hàng phải huy động trong dân với lãi suất cao nên nguồn vốn huy động cao. Tiền gửi trên 12 tháng của năm 2008 giảm so với năm 2007 và 2006 là do lãi suất tiền gửi trên 12 tháng lại nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất có kỳ hạn dưới 12 tháng nên khách thích gửi lãi suất cao hơn cho nên tiền gửi trên 12 tháng thấp hơn so với các năm. Cho nên với tình hình lãi suất tăng cao của năm 2008 thì nguồn vốn huy động của 2008 cũng tăng.

3.3.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng

Một ngân hàng hoạt động trên thị trường tài chính, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ, sự biến động của thị trường tài chính, nhu cầu ngày càng cao của khách hàng…Vì vậy, muốn tồn tại và duy trì hoạt động của mình thì ngân hàng phải thực sự hoạt động có hiệu quả. Đểđạt được như vậy thì ngân hàng phải có nguồn vốn vững mạnh và biết cách sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận mong muốn

của Ngân hàng. Lợi nhuận là chỉ tiêu hàng đầu đểđánh giá hoạt động của ngân hàng và nó còn là chỉ tiêu mà mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đặc biệt quan tâm đến. Trong hoạt động của mình ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất đồng thời phải giảm được mức rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo được kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Đây là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng nói chung và của Đơn vị nói riêng trong suốt quá trình hoạt động của Ngân hàng. Để hiểu thêm về vấn đề này và để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, ta phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm.

Đơn v tính: triu đồng So sánh tăng, (giảm) 2007 /2006 2008 / 2007 Năm Chỉ tiêu Năm 2006 N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu nhập 378.697 554.627 833.237 175.930 46,46% 278.610 50,23% 1. Thu nhập từ lãi 363.501 486.789 721.036 123.288 33,92% 234.247 48,12%

2. Thu ngoài lãi 15.196 67.838 112.201 52.642 346,42% 44.363 65,40%

II. Chi phí 311.150 439.636 715.680 128.486 41,29% 276.044 62,79% 1. Chi phí trả lãi 218.575 282.279 545.683 63.704 29,15% 263.404 93,31% 2. Chi phí ngoài lãi 92.575 157.357 169.997 64.782 69,98% 12.640 8,03% III. Lợi nhuận trước thuế 67.547 114.991 117.558 47.444 70,24% 2.567 2,23% IV. Thuế (28%) 18.913 32.197 32.916 13.284 70,24% 719 2,23% V. Lợi nhuận sau thuế 48.634 82.794 84.642 34.160 70,24% 1.848 2,23%

(Ngun: Kế toán và ngân qu)

Thu nhập: Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của NHNo An Giang năm sau cao hơn năm trước và có mức tăng trưởng tương đối đều nhau qua các năm. Năm 2006 là 378.697 triệu đồng, năm 2007 đạt 554.627 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 46,46% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 833.237 triệu đồng, tăng trưởng 50,23% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho thu nhập tăng là do Ngân hàng không ngừng đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế vì nguồn vốn huy động tăng cao. NHNo An Giang hoạt động trong phạm vi tương đối và nghiệp vụ chính của NHNo An Giang chủ yếu là huy động vốn và cho vay. Vì vậy, nguồn thu nhập chính của NHNo An Giang chủ yếu là từ thu lãi cho vay, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của NHNo An Giang. Cụ thể như sau: Năm 2006 là 363.501 triệu đồng chiếm tỷ trọng 95,99% tổng thu nhập. Sang năm

2007 là 486.789 triệu đồng chiếm tỷ trọng 87,77% tổng thu nhập, và năm 2008 đạt 721.036 triệu đồng chiếm 86,53% tổng thu nhập. Trong nguồn thu nhập từ lãi thì thu nhập từ lãi cho vay ngày càng chiếm tỷ trọng giảm đi là do ngân hàng đang chuyển hướng thu ngoài tín dụng. Vì thu ngoài tín dụng ít rủi ro hơn.

Thu nhập ngoài lãi: Đây là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng, các khoản thu từ dự phòng rủi ro, nợ xử lý rủi ro và các thu khác. Trong những năm qua hoạt động dịch vụ của NHNo An Giang không thường xuyên tuy nhiên khoản thu từ các hoạt động dịch vụ cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập. Năm 2006 đạt 15.196 triệu đồng, sang năm 2007 đạt 67.838 triệu đồng, nhưng năm 2008 đã tăng lên đạt 112.201 triệu đồng. Sở dĩ có sự tăng đều như trên là do các dịch vụ của Ngân hàng hoạt động nhiều nhờ có hệ mạng lưới rộng nhất cả nước, chủ yếu thu từ các dịch vụ khác. Các khoản thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ kinh doanh ngoại hối, các khoản thu bất thường…

Chi phí: Tổng chi phí hoạt động của kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng tương đối qua từng năm, cụ thể như sau: Năm 2006 tổng chi phí của ngân hàng là 311.150 triệu đồng. Sang năm 2007 là 439.636 triệu đồng tốc độ tăng trưởng tăng 41,29% so với năm 2006. Năm 2008 chi phí này là 715.680 triệu đồng tăng 62,79% so với năm 2007. Trong cơ cấu chi phí của Ngân hàng thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2006 là 218.575 triệu đồng chiếm 70,25% tổng chi phí. Năm 2007 là 282.279 triệu đồng chiếm 64,21% tổng chi phí. Sang năm 2008 là 715.558 triệu đồng tỷ trọng 76,25% tổng chi phí. Tham gia vào cơ cấu chi phí thì chi phí ngoài lãi chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Đây là những khoản chi phí về dịch vụ, chi phí phát sinh trong quá trình huy động vốn, chi nộp thuế, chi dự phòng…là những khoản chi phí cố định mà trong hoạt động của ngân hàng chi phí này tăng giảm phụ thuộc vào qui mô hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Lợi nhuận trước thuế: Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận trước thuế của NHNo An Giang năm sau cao hơn năm trước, điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của NHNo An Giang ngày càng có hiệu quả, tình hình cụ thể như sau: Năm 2006 là 67.547 triệu đồng, năm 2007 là 114.991 triệu đồng tăng 70,24% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 117.558 triệu đồng tăng 2,23% so với năm 2007. Đạt được kết quả khả quan như trên là do NHNo An Giang đã đầu tư cho vay và phát triển các dịch vụ chuyển tiền kiều hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền trong nước, từđó thu lãi tiền vay, thu phí các dịch vụ. Bên cạnh đó phấn đấu thu hồi nợđúng thời hạn, xử lý nợ tồn động, nợ khoanh…Đồng thời, đơn vị còn thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản chi tiêu, đặc biệt là các khoản chi tiêu thật sự không cần thiết. Nhưng đến năm 2008 lợi nhuận Ngân hàng tăng không cao. Nguyên nhân là sau khi NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 12% và 14%/năm vào tháng 5 và 6 năm 2008 vừa qua, đã xuất hiện cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM, mà mởđầu là các NHTMCP nhỏ, buộc các NHTM lớn cũng phải theo nếu không muốn mất khách hàng, kéo theo một lượng vốn nhất định. Lãi suất tăng cao để thu hút tiền về, kiềm chế tăng trưởng tín dụng nóng là rất cần thiết. Song cũng chính từ cuộc đua lãi suất của các NHTM vừa qua đã có tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính, nền kinh tế và môi trường kinh doanh của chính các ngân hàng. Đối với các NHTM: chi phí huy động vốn cao, làm giảm khả năng sinh lời.

Tóm lại, mặc dù thu nhập tăng cao qua các năm nhưng tốc độ tăng chi phí cao hơn thu nhập nên đã kiềm hãm lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy vậy, lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm vẫn liên tục tăng bởi chính sách hoạt động và đường lối phát triển tại đơn vị phù hợp với doanh số cho vay và thu nợ tăng đáng kể do đó thu nhập qua các năm

554.627 833.237 378.697 715.680 439.636 311.150 117.558 114.991 67.547 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm Triệu đồng

Tổng thu nhập Chi phí Lợi nhuận trước thuế

Biểu đồ 3.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm đều đạt kết quả tốt, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Qua đó, ta thấy được không những đơn vị hoạt động có hiệu quả mà còn thấy được uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, là nơi đáng tin cậy để khách hàng đến gửi tiền hay vay vốn. Tuy vậy, đơn vị cần phải phấn đấu hơn nữa trong hoạt động của Ngân hàng đồng thời phải biết phát huy những mặt mạnh của mình, hạn chế các rủi ro để hoạt động của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả tốt, giữ vững trên thị trường và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực và của nước nhà.

3.4. Thuận lợi và khó khăn. 3.4.1. Thuận lợi. 3.4.1. Thuận lợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Được sự chỉ đạo sâu sát của NHNo An Giang, sự quan tâm của Tỉnh ủy-Ủy ban nhân tỉnh, Ngân hàng Nhà Nước tỉnh và các sở ban ngành đã hỗ trợ nhiệt tình giúp NHNo An Giang hoàn thành nhiệm vụđược giao.

- Trên cơ sở chương trình tính dụng đã được xây dựng từ các năm trước đã tạo điều kiện cho NHNo An Giang định hướng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho nền kinh tế.

- Lực lượng cán bộ của NHNo An Giang hầu hết là có thái độ phục vụ tốt nhiệt tình tạo mọi điều kiện tốt nhất cho khách hàng, có tinh thần học tập cao. Tập thể cán bộ, công nhân viên trong toàn NHNo An Giang có sựđoàn kết trong nội bộ, đồng thời có sự phối hợp tốt giữa các bộ-tổ chức-đoàn thể đã tạo mọi điều kiện để hoạt động toàn NHNo An Giang đạt hiệu quả cao.

- Các khách hàng của NHNo An Giang đa số là khách hàng truyền thống, có uy tín, vay trả đúng theo thời hạn hợp đồng, sản xuất kinh doanh hiệu quả và gắn bó với Chi nhánh.

- NHNo An Giang là một hệ thống rộng khắp cả nước nên chủđộng được nguồn vốn dồi dào, có thểđiều hòa vốn cho các NHNo An Giang trong cả nước. Đó chính là thuận lợi của NHNo An Giang trong việc đảm bảo được khả năng thanh khoản của mình.

3.4.2. Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi trên NHNo An Giang còn một số khó khăn, vướng mắc đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHNo An Giang như:

+ Thiên tai và dịch bệnh liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây đã ảnh hưởng nặng nềđến kinh tế xã hội của tỉnh, làm kiệt quệ sức dân đặc biệt là các hộ sống ở vùng nông thôn đã gây không ít khó khăn cho việc thu hồi vốn vay của Ngân hàng.

+ Sự tăng giá liên tục của các mặt hàng chủ yếu cho sản xuất như giá xăng dầu, giá vàng, giá vật tư Nông nghiệp tăng liên tục đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn và thu hồi nợ của Ngân hàng, mặc khác việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, làm cho nông dân bị thiệt thòi lớn, giảm thu nhập, chậm trả nợ cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 44)