Hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 77 - 78)

* Đối với cán bộ tín dụng.

Các rủi ro tín dụng xảy ra là lỗi một phần thuộc về Ngân hàng mà người chịu lớn nhất là cán bộ tín dụng vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định khách hàng và là người kiểm tra quá trình sử dụng vốn của họ. Để hạn chế rủi ro tín dụng thì cán bộ tín dụng cần:

Cán bộ tín dụng cần hiểu biết về ngành nghề và thu nhập của khách hàng để có thể đánh giá chính xác tình hình của khách hàng, từđó quyết định cho vay một cách phù hợp và có thể giám sát khoản vay một cách dễ dàng.

Ngoài ra, Cán bộ tín dụng phải am hiểu sâu rộng về tình hình kinh tế xã hội, thủ tục chế độ nguyên tắc của ngành. Điều này đã đòi hỏi Cán bộ tín dụng phải luôn luôn nghiên cứu, học hỏi và được tập huấn nghiên cứu, nhằm trau dồi kiến thức, đúc kết kinh nghiệm của bản thân góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ.

Để cán bộ tín dụng có thể am hiểu sâu về tình hình và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nơi mình phụ trách, Ngân hàng đã và đang thực hiện chuyên môn hóa cán bộ tín dụng theo địa bàn. Việc này góp phần tạo mối quan hệ lâu dài, gắn bó giữa cán bộ tín dụng với khách hàng và với chính quyền địa phương nó cũng góp phần hạn chế rủi ro.

Cán bộ tín dụng không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.

Ngoài ra, các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội, các báo cáo nghiên cứu thị trường, những diễn biến của nền kinh tế trong thời gian tới, cán bộ tín dụng cần có kiến nghị cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên, nhằm nâng cao vai trò, chất lượng công tác tín dụng. Đối với các món vay dù lớn hay nhỏ, nhất là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ hơn nhằm thu hồi nợ cũ và đồng thời thực hiện phân loại đánh giá khách hàng để tránh phát sinh nợ quá hạn mới.

Trong thực hiện qui trình tín dụng, cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần kiển tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay. Việc kiểm tra trong khi cho vay giúp cán bộ tín dụng kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục

đích hay không. Việc kiểm tra có thểđịnh kỳ hay đột xuất đểđảm bảo tính khách quan, việc kiểm tra này giúp cán bộ tín dụng đánh giá được chính xác khách hàng.

Trong quá trình thẩm định cho vay, ngoài những thông tin và thủ tục theo đúng quy định của nguyên tắc cho vay, các cán bộ tín dụng cần thu thập thêm các thông tin bên ngoài để có thể hiểu thêm về khách hàng. Trong khi thu thập thông tin, các cán bộ tín dụng cần tạo mối quan hệ vui vẻ, thân mật, tránh hình sự hóa vấn đề. Khi gặp những tình huống khó giải quyết, cán bộ tín dụng cần xin ý kiến cấp trên để xử lý, không vì tình cảm riêng hay thiên vị sẽ dẫn đến rủi ro và ảnh hưởng đến danh tiếng của Ngân hàng.

Trong công tác thu nợ: các cán bộ tín dụng cần nhắc nhở và thông báo cho khách hàng về số tiền lãi, số nợ gốc và kỳ hạn nợ. Ngân hàng nên khuyến khích khách hàng chủ động đến Ngân hàng để trả nợ, như vậy sẽ ít tốn chi phí hơn cho Ngân hàng. Trường hợp gặp phải rủi ro trong quá trình thu nợ, cán bộ tín dụng cần phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng để xử lý. Trường hợp có thể xét gia hạn nợ cho khách hàng thì cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng hạn chếđến mức tối thiểu thời gian gia hạn nợ và phải thực hiện cam kết bằng văn bản để làm căn cứ xử lý nếu khách hàng vi phạm cam kết.

* Đối với lãnh đạo Ngân hàng.

Để hạn chế rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía Ngân hàng cụ thể là do cán bộ tín dụng, Ban lãnh đạo Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện những công việc sau:

Tiến hành giao kế hoạch và thường xuyên nắm bắt tiến độ thu nợ và lãi của cán bộ tín dụng.

Kiểm tra định kì hoặc đột xuất việc thực hiện kiểm tra sau khi cho vay của cán bộ tín dụng đối với khách hàng.

Định kì thay đổi địa bàn quản lí đối với Cán bộ tín dụng để tránh trường hợp cán bộ tín dụng có mối quan hệ quá thân với khách hàng sẽ dễ dẫn đến việc cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Thu thập thông tin xác minh tư cách, phẩm chất, tác phong, chất lượng công tác của cán bộ tín dụng.

Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cấp chính quyền trước nhất là các cơ quan chức năng tại địa phương của khách hàng vay vốn, sau đó là các cơ quan luật pháp cấp cao để phối hợp xử lý kịp thời khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Việc phối hợp với chính quyền địa phương còn tạo điều kiện để Ngân hàng có thể thu thập những thông tin về quá trình sử dụng vốn của khách hàng, giúp Ngân hàng có thể phân tích và dự đoán, ngăn chặn rủi ro trước khi nó xảy ra để mang lại tính hiệu quả cho cả khách hàng và Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 77 - 78)