Giới thiệu về NHNo AnGiang

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 33)

* Điều kiện địa lý tự nhiên:

An giang là tỉnh có phía đông bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, tây bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, nam và tây nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía đông giáp Thành phố Cần Thơ. Diện tích: 3.506 km2. Vĩ độđịa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ bắc, tức là nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo.

An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa và mùa khô. Kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước.

An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi,nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác.

An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương đồng với vùng Nam Trường Sơn.

* Vài nét nổi bật về tình hình kinh tế-xã hội năm 2008 của An Giang.

Năm 2008 sẽ qua đi với nhiều biến động trên thế giới và trong nước về kinh tế, tình hình lạm phát, giá cả thị trường…và gần đây là khó khăn về giá nông sản, thủy sản…đã ảnh hưởng không ít đến sản xuất và đời sống của cả nuớc nói chung, người dân An Giang nói riêng. Tuy nhiên, cũng trong năm 2008, với việc chung lòng chung sức phát triển sản xuất, kinh doanh, thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững...An Giang đã thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tiếp tục được nâng lên từng bước; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo...

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 của An Giang là 14,20%, trong đó khu vực nông-lâm-thủy sản là 8,14%, khu vực công nghiệp-xây dựng là 15,57%, khu vực dịch vụ là 17,25%. GDP bình quân đầu người là 14 triệu 336 ngàn đồng so với 11 triệu 881 ngàn đồng năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 751 triệu USD. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) là 7% (giảm 1,93% so năm 2007)...

Tính đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 23.600 lao động (đạt 94,4% kế hoạch), giải quyết việc làm mới cho 34.800 lao động (đạt 99,4%), trong đó có gần 10

ngàn lao động đi làm việc ngoài tỉnh, 139 lao động đi làm việc ở nước ngoài (chủ yếu là thị trường Hàn Quốc: 115 người, Đài Loan: 13 người, Nhật Bản: 9 người).

Chỉ số giá tiêu dùng tính chung 11 tháng, tốc độ trượt giá trên địa bàn tỉnh là 19,57%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước 9,72%.

3.2.2. Đặc điểm tình hình An Giang.

Tính đến tháng 7/2008 trên An Giang có 48 tổ chức tín dụng gốm 7 NHTM Nhà Nước, 2 NHCS, 1 NH cổ phần Nông Thôn, 13 chí nhánh NH cổ phần Đô Thị, 25 Quỹ tín dụng Nhân Dân (Trong đó có 1 Quỹ tín dụng Trung Ương ) cùng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó đã phát sinh những cạnh tranh gay gắt, nhất là công tác huy động vốn tín dụng. Các loại hình dịch vụ ngân hàng. Nhưng với sự chỉđạo kịp thời của Giám đốc không ngừng phát hiệu quả hoạt dộng kinh doanh và càng phát triển ổn định về thị phẩn NH so với các tổ chức tín dụng khác.

*Điểm yếu.

¾ Cơ chế còn bắt cập, chưa đồng bộảnh hưởng đến đầu tư phát triển.

¾ Điều kiện ngân sách và nguồn nhân lực xã hội có hạn so với yêu cầu phát triển nhanh nông nghiệp nông thôn theo công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

¾ Trình độ nguồn nhân lực còn bất cập so với nhu cầu phát triển, tỷ lệ qua đào tạo so với cả nước còn thấp. Do đó áp lực dư thừa lao động phổ thông ngày càng tăng.

¾ Nhân lực đội ngủ cơ sở không đồng đều ảnh hưởng đến kết quả triển khai ởđịa phương.

¾ Ngành nghề, dịch vụ mở ra chậm, qui mô nhỏ, hàm lượng tri thức, văn hóa trong sản phẩm thấp ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập nông thôn.

¾ Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân dọc theo chuỗi sản phẩm còn lỏng lẽo do hầu hết hảng hóa nông sản chế biến chưa có nhãn hiệu, thương hiệu. Từ đó lợi ích tác động nội địa trong chuỗi sản phẩm toàn cầu thấp.

¾ Chưa chủ động trong việc hướng dẫn quy hoạch vùng sản xuất nông, thủy sản còn chậm việc phối hợp giữa người sản xuất và doanh nghiệp trong cung ứng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

¾ Kết cấu hạ tầng thủy lợi và giao thông chưa hoàn chỉnh làm ảnh hưởng đến mở rộng kỹ thuật nông nghiệp.

¾ Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết sốt ráo và đồng bộ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

* Điểm mạnh.

¾ Có nhiều chính sách đột phá về Tam Nông đã tác động tích cực đổi mới phương thức sản xuất và trong vùng phát triển kinh tế nông nghiệp. Vì việc đã rút kết nhiều về kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

¾ Ngành nông nghiệp năng động trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân dân an giang rất nhanh nhạy tiếp thu, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.

¾ Kết cấu hạ tầng nông thôn được xây dựng khai thác tốt, cơ bản đảm bảo sản xuất bình thường trong mùa nước nổi. Hệ thống đê bao kiểm soát lũ triệt để đạt 90.000 ha, chống lũ 8 tháng đạt 114.000 ha.

¾ Công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện tốt.

* Cơ hội.

¾ Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường xuất khẩu rộng lớn cho các nông, thủy sản. Mặt khác nhu cầu thế giới về lương thực tăng mạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp an giang.

¾ Sự phát triển về khoa học công nghệ trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, ứng dụng tiến bộ trên lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, cơ giới hóa, công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế xã hội địa phương. ¾ Nhu cầu nhân sự cho doanh nghiệp nhà máy tăng lên làm cho sóng đầu tư trong

nước, doanh nghiệp ngoài nước tạo ra cơ hội việc làm cho lao động nông thôn việt nam.

¾ Trước các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, các ngành dịch vụ như ngân hàng, tư vấn, du lịch, đã bắt đầu phát triển và có tác dụng hỗ trợ tốt cho phát triển sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

3.2.3. Giới thiệu về NHNo An Giang.

™ Giới thiệu sơ lược:

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn An giang, có trụ sởđặt tại 51B Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL

DEVELOPMENT

Gọi tắt: AGRIBANK. Viết tắt là: VBARD Người đại diện: Nguyễn Trí Tâm.

Sốđiện thoại: 3856425 - 3852688 - 0913877118 Fax: 3856748 - 3853785

Email: hhdnangiang_aba@viettel.vn Website: http://www.agribank.com.vn

Hình 3.1: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh An Giang

Đây là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các chi nhánh trực thuộc NHNo An Giang bao gồm 14 chi nhánh và 9 phòng giao dịch.

NHNo An Giang là đơn vị thành viên đại diện theo uỷ quyền của NHNo Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp quản lý, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo Việt Nam. Hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với tất cả các ngành kinh tế và thành phần kinh tế, thực hiện tín dụng tài trợ vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu cho nông nghiệp và nông thôn, làm dịch vụủy thác cho Chính phủ và các chủđầu tư trong cũng như ngoài nước, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ Ngân hàng.

Hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh NHNo An Giang đã góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; là đơn vị dẫn đầu so với các tổ chức tín dụng khác về cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa

nhất Việt Nam ( do Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc - UNDP bầu chọn năm 2007 ); NHNo Việt Nam thuộc TOP 10 Doanh nghiệp hàng đầu đoạt giải “Sao vàng đất Việt”.

™ Quá trình hình thành:

Căn cứ quyết định số 30/NHBD ngày 17/05/1988 và quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18/05/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành qui chế tạm thời tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu, tổ chức và chế độ làm việc của hội đồng Ngân hàng, quy chế tạm thời tổ chức hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng phát triển nông thôn Việt Nam quyết định thành lập chi nhánh Ngân hàng phát triển nông thôn tỉnh An Giang trực thuộc Ngân hàng phát triển nông thôn Việt Nam, và quyết định chuyển giao chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh An Giang cho chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh.

Đến ngày 3/10/1994, đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp An Giang trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 8/7/1998 đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang.

3.2.4. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng.

™ Tiền gửi thanh toán:

- Tiền gửi thanh toán bằng VND. - Tiền gửi thanh toán bằng Ngoại tệ. - Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND. - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Ngoại tệ. ™ Tiền gửi tiết kiệm: - Tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND, USD. - Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau bằng VND. - Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi hàng tháng bằng VND. - Tiết kiệm bậc thang (hiện nay ngưng huy động). - Tiết kiệm gửi góp (hiện nay ngưng huy động). - Tiết kiệm bằng VND đảm bảo theo giá vàng. - Tiết kiệm dự thưởng bằng VND, USD.

- Tiết kiệm lãi suất điều chỉnh theo lãi suất cơ bản. - Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt. ™ Phát hành chứng từ có giá: - Kỳ phiếu. - Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. - Chứng chỉ tiền gửi dài hạn. - Trái phiếu.

™ Sản phẩm cấp tín dụng:

- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. - Cho vay nông dân theo quyết định 67/1998/QĐ-TTg. - Cho vay lưu vụđối với hộ nông dân.

- Cho vay nông dân trực tiếp qua tổ vay vốn. - Cho vay đồng tài trợ.

- Cho vay theo các chương trình ủy thác, chỉđịnh. - Cho vay tài trợ theo chương trình dự án.

- Tài trợ xuất nhập khẩu.

- Cho vay khép kín chu trình sản xuất – lưu thông. - Cho vay đời sống tiêu dùng.

- Cho vay xuất khẩu lao động. - Bảo lãnh vay vốn.

- Bảo lãnh dự thầu.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Bảo lãnh thanh toán.

- Chiết khấu và tái chiết khấu. ™ Kinh doanh ngoại tệ:

- Mua bán ngoại tệ giao ngay. - Mua bán ngoại tệ kỳ hạn. - Hoán đổi ngoại tệ.

- Chuyển tiền kiều hối qua tài khoản. - Chuyển tiền qua WESTERN UNION. - Thư tín dụng xuất, nhập khẩu.

- Nghiệp vụ nhờ thu DA/DP. - Dịch vụ kiều hối. - Mua bán ngoại tệ. ™ Nghiệp vụ thẻ: - Thẻ ghi nợ nội địa. - Thẻ ghi nợ quốc tế. - Thẻ tín dụng quốc tế VISA. - Dịch vụ SMS Banking.

3.2.5. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ các phòng ban: ™ Cơ cấu tổ chức: ™ Cơ cấu tổ chức: Sơđồ 3.2: Sơđồ tổ chức NHNo AN GIANG P.Giám Đốc P.Giám Đốc GIÁM ĐỐC P.Giám Đốc P.KT&NQ PGD.Long Bình CN.Tân Châu CN.Chợ Mới CN.An Phú CN.Tịnh Biên CN.Châu Phú P.KHTH CN.Châu Thành CN.Thoại Sơn PGD.Xuân Tô PGD.Hòa Lạc PGD.Phú Hòa PGD.Vịnh Thê PGD.Ba Chúc PGD.Hòa Bình PGD.Vĩnh Bình CN.Chi Lăng CN.Tri Tôn CN Long Xuyên P.Tín Dụng P.KDNH P.DV&Mar P.ĐT PGD.Tân Châu CN.Phú Tân CN.Mỹ Luông P.HC&NS P.KT,KSNB CN.Châu Đốc CN.Chợ Vàm

™ Nhiệm vụ các phòng ban: *Ban Giám đốc:

Trực tiếp điều hành và thực hiện nghiệm vụ theo phân cấp, uỷ quyền của tổng giám đốc NHNo Việt Nam.

Đề nghị các vấn đề có liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương và nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc cấp trên xem xét và quyết định gồm:

+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng (tổ) chuyên môn nghiệp vụ.

+ Phương án hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của chi nhánh.

+ Việc cử cán bộđi học tập, khảo sát trong nước và nước ngoài theo qui định

* Phó Giám đốc

- Được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt theo ủy quyền của Giám đốc và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.

- Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình.

- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chếđộ thủ trưởng.

*Phòng kế toán-ngân quỹ:

-Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo Việt Nam.

-Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt.

-Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo trên địa bàn. -Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

-Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. -Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.

-Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. -Chấp hành chếđộ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.

*Phòng điện toán:

-Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh .

-Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh

-Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.

-Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 33)