Tính đến tháng 7/2008 trên An Giang có 48 tổ chức tín dụng gốm 7 NHTM Nhà Nước, 2 NHCS, 1 NH cổ phần Nông Thôn, 13 chí nhánh NH cổ phần Đô Thị, 25 Quỹ tín dụng Nhân Dân (Trong đó có 1 Quỹ tín dụng Trung Ương ) cùng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó đã phát sinh những cạnh tranh gay gắt, nhất là công tác huy động vốn tín dụng. Các loại hình dịch vụ ngân hàng. Nhưng với sự chỉđạo kịp thời của Giám đốc không ngừng phát hiệu quả hoạt dộng kinh doanh và càng phát triển ổn định về thị phẩn NH so với các tổ chức tín dụng khác.
*Điểm yếu.
¾ Cơ chế còn bắt cập, chưa đồng bộảnh hưởng đến đầu tư phát triển.
¾ Điều kiện ngân sách và nguồn nhân lực xã hội có hạn so với yêu cầu phát triển nhanh nông nghiệp nông thôn theo công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
¾ Trình độ nguồn nhân lực còn bất cập so với nhu cầu phát triển, tỷ lệ qua đào tạo so với cả nước còn thấp. Do đó áp lực dư thừa lao động phổ thông ngày càng tăng.
¾ Nhân lực đội ngủ cơ sở không đồng đều ảnh hưởng đến kết quả triển khai ởđịa phương.
¾ Ngành nghề, dịch vụ mở ra chậm, qui mô nhỏ, hàm lượng tri thức, văn hóa trong sản phẩm thấp ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập nông thôn.
¾ Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân dọc theo chuỗi sản phẩm còn lỏng lẽo do hầu hết hảng hóa nông sản chế biến chưa có nhãn hiệu, thương hiệu. Từ đó lợi ích tác động nội địa trong chuỗi sản phẩm toàn cầu thấp.
¾ Chưa chủ động trong việc hướng dẫn quy hoạch vùng sản xuất nông, thủy sản còn chậm việc phối hợp giữa người sản xuất và doanh nghiệp trong cung ứng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
¾ Kết cấu hạ tầng thủy lợi và giao thông chưa hoàn chỉnh làm ảnh hưởng đến mở rộng kỹ thuật nông nghiệp.
¾ Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết sốt ráo và đồng bộ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
* Điểm mạnh.
¾ Có nhiều chính sách đột phá về Tam Nông đã tác động tích cực đổi mới phương thức sản xuất và trong vùng phát triển kinh tế nông nghiệp. Vì việc đã rút kết nhiều về kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
¾ Ngành nông nghiệp năng động trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân dân an giang rất nhanh nhạy tiếp thu, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
¾ Kết cấu hạ tầng nông thôn được xây dựng khai thác tốt, cơ bản đảm bảo sản xuất bình thường trong mùa nước nổi. Hệ thống đê bao kiểm soát lũ triệt để đạt 90.000 ha, chống lũ 8 tháng đạt 114.000 ha.
¾ Công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện tốt.
* Cơ hội.
¾ Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường xuất khẩu rộng lớn cho các nông, thủy sản. Mặt khác nhu cầu thế giới về lương thực tăng mạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp an giang.
¾ Sự phát triển về khoa học công nghệ trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, ứng dụng tiến bộ trên lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, cơ giới hóa, công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế xã hội địa phương. ¾ Nhu cầu nhân sự cho doanh nghiệp nhà máy tăng lên làm cho sóng đầu tư trong
nước, doanh nghiệp ngoài nước tạo ra cơ hội việc làm cho lao động nông thôn việt nam.
¾ Trước các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, các ngành dịch vụ như ngân hàng, tư vấn, du lịch, đã bắt đầu phát triển và có tác dụng hỗ trợ tốt cho phát triển sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
3.2.3. Giới thiệu về NHNo An Giang.
Giới thiệu sơ lược:
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn An giang, có trụ sởđặt tại 51B Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL
DEVELOPMENT
Gọi tắt: AGRIBANK. Viết tắt là: VBARD Người đại diện: Nguyễn Trí Tâm.
Sốđiện thoại: 3856425 - 3852688 - 0913877118 Fax: 3856748 - 3853785
Email: hhdnangiang_aba@viettel.vn Website: http://www.agribank.com.vn
Hình 3.1: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh An Giang
Đây là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các chi nhánh trực thuộc NHNo An Giang bao gồm 14 chi nhánh và 9 phòng giao dịch.
NHNo An Giang là đơn vị thành viên đại diện theo uỷ quyền của NHNo Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp quản lý, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo Việt Nam. Hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với tất cả các ngành kinh tế và thành phần kinh tế, thực hiện tín dụng tài trợ vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu cho nông nghiệp và nông thôn, làm dịch vụủy thác cho Chính phủ và các chủđầu tư trong cũng như ngoài nước, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ Ngân hàng.
Hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh NHNo An Giang đã góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; là đơn vị dẫn đầu so với các tổ chức tín dụng khác về cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa
nhất Việt Nam ( do Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc - UNDP bầu chọn năm 2007 ); NHNo Việt Nam thuộc TOP 10 Doanh nghiệp hàng đầu đoạt giải “Sao vàng đất Việt”.
Quá trình hình thành:
Căn cứ quyết định số 30/NHBD ngày 17/05/1988 và quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18/05/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành qui chế tạm thời tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu, tổ chức và chế độ làm việc của hội đồng Ngân hàng, quy chế tạm thời tổ chức hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng phát triển nông thôn Việt Nam quyết định thành lập chi nhánh Ngân hàng phát triển nông thôn tỉnh An Giang trực thuộc Ngân hàng phát triển nông thôn Việt Nam, và quyết định chuyển giao chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh An Giang cho chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh.
Đến ngày 3/10/1994, đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp An Giang trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 8/7/1998 đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang.