Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 63 - 67)

Đơn v tính: triu đồng So sánh tăng (giảm) 2007/2006 2008/2007 Năm Chỉ tiêu Năm 2006 N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % NQH tiêu dùng 1.608 1.158 932 -450 -28,0% -226 -19,5% Phương tiện 1.547 821 60 -726 -46,9% -761 -92,7% Khác 61 337 872 276 452,5% 535 158,8% NQH cơ sở hạ tầng 8.949 4.451 2.261 -4.498 -50,3% -2.190 -49,2% Nhà ở 7.272 4.451 2.261 -2.821 -38,8% -2.190 -49,2% Nước sạch và thủy lợi 1.677 0 0 -1.677 -100,0% 0 0 Tổng NQH 10.557 5.609 3.193 -4.948 -46,9% -2.416 -43,1% (Ngun: Phòng tín dng) Biểu đồ 4.9: Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm. 1.547 8.949 1.677 10.557 0 932 60 0 1.608 7.272 61 1.158 5.609 4.451 4.451 337 821 3.193 2.261 2.261 872 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 NQH tiêu dùng Phương tiện Khác NQH cơ sở hạ tầng Nhà ở Nước sạch và thủy lợi Tổng cộng Danh mục Số tiền/triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

¾ Đối với tổng nợ quá hạn: Tuy dư nợ cho vay tăng cao nhưng nợ quá hạn lại thấp và giảm mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tổng nợ quá hạn của đơn vị là 10.557 triệu đồng, sang năm 2007 tổng quá hạn giảm còn 5.609 triệu đồng, giảm 4.948 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng giảm 46,9%. Đến năm 2008, tổng quá hạn giảm xuống còn 3.193 triệu đồng, giảm 2.416 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 43,1%.

Nguyên nhân là do tinh thần trách nhiệm và khả năng thực hiện tốt công tác thẩm định, quyết định cho vay của các cán bộ tín dụng, lựa chọn đúng đối tượng khách hàng và Ngân hàng cũng đã có sự chú ý đến tính hiệu quả của đồng vốn cho vay. Đồng thời là nhờ các cán bộ tín dụng đã có cố gắng trong công tác thu hồi nợ quá hạn, kiên trì nhắc nhở khách hàng trả nợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhằm có được nguồn tài chính để trả nợ cho Ngân hàng. Đồng thời, khách hàng cũng đã ý thức được

việc thiếu nợ Ngân hàng trong thời gian dài là không tốt vì phải trả số tiền cao hơn gấp nhiều lần do phải trả lãi phạt. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc giảm chỉ số nợ quá hạn của đơn vị.

¾ Đối với nợ quá hạn tiêu dùng: Trong cơ cấu nợ quá hạn của đơn vị thì nợ quá hạn tiêu dùng chiếm tỷ trọng không đáng kể và tình hình nợ qúa hạn tiêu dùng giảm mạnh qua các năm. Năm 2006 nợ quá hạn tiêu dùng là 1.608 triệu đồng, sang năm 2007 giảm còn 1.158 triệu đồng tương ứng 28% so với năm 2006. Đến năm 2008 nợ quá hạn tiêu dùng đã giảm xuống còn 932 triệu đồng, so với năm 2007 thì đã giảm đến 19,5%.

Đạt được kết quả khả quan như vậy là nhờ việc đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng. Ngân hàng đã tìm nhiều biện pháp nhằm đôn đốc khách hàng trả nợ như: Thường xuyên gởi giấy báo nợ, điện thoại nhắc nhở hoặc trực tiếp đến nhà khách hàng để thu nợ, tư vấn khách hàng dùng nhiều biện pháp nhằm trả nợ cho ngân hàng (vay mượn của người thân); thậm chí đối với một số khách hàng cán bộ tín dụng còn dùng biện pháp khởi kiện: Đề nghị ra chính quyền địa phương (phường), ra Tòa án; kế toán và tín dụng thường xuyên phối hợp trong việc tìm những hồ sơ sắp đến hạn nhằm nhắc nhở khách hàng, đặc biệt chú ý đến những hồ sơ rơi vào nợ quá hạn…cho nên tình hình nợ quá hạn đã giảm xuống đáng kể.

# Đối với nợ quá hạn phương tiện: Nhìn chung nợ quá hạn qua ba năm đều giảm. Cụ thể, năm 2006 nợ quá hạn là 1.547 triệu đồng, sang năm 2007 nợ quá hạn đã giảm còn 821 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 49,9% so với năm 2006 (tương đương 726 triệu đồng). Đến năm 2008, nợ quá hạn đã giảm còn 60 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 92,7% so với năm 2007 (tương đương 761 triệu đồng).

Nguyên nhân: Qua việc phân tích tình hình nợ quá hạn ta thấy nổi bật lên vấn đề sau: nợ quá hạn phương tiện tại ngân hàng qua 3 năm đều có sự sụt giảm đã phản ánh được tinh thần trách nhiệm và khả năng thực hiện tốt công tác thẩm định, quyết định cho vay của các cán bộ tín dụng, lựa chọn đúng đối tượng khách hàng và Ngân hàng cũng đã có sự chú ý đến tính hiệu quả của đồng vốn cho vay và dùng nhiều biện pháp chủ yếu là đôn đốc khách hàng trả nợ bằng cách: Đến thu tiền trực tiếp tại đơn vị; đến đơn vị gởi giấy báo thu nợ hoặc trực tiếp gặp lãnh đạo đơn vị tìm biện pháp hỗ trợ thu nợ; đến nhà khách hàng trực tiếp thu nợ hoặc gởi giấy báo thu nợ và gọi điện thoại nhắc nhở. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét và tìm ra giải pháp khắc phục để hạn chế hơn nữa rủi ro tín dụng cho hoạt động của Ngân hàng trong tương lai.

# Đối với nợ quá hạn Khác: Nhìn chung nợ quá hạn Khác qua ba năm đều tăng lên, dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2006 nợ quá hạn là 61 triệu đồng, sang năm 2007 nợ quá hạn đã tăng lên 337 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 425,5%% so với năm 2006 (tương đương 276 triệu đồng). Đến năm 2008, nợ quá hạn đã tăng lên 872 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 158,8% so với năm 2007 (tương đương 535 triệu đồng).

Nguyên nhân tăng là: nhóm khách hàng trả nợ vay tốt là do ngân hàng đã có chính sách thu nợ hợp lý: ngân hàng sẽ thoả thuận với khách hàng thu nợ ngay ngày nhận lương của khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng, vừa giúp cho khách hàng chủđộng hơn trong phần thu nhập của mình. Tuy nhiên, do giá cả tiêu dùng tăng cao, có nhiều khách hàng không trả nợđúng hạn là do thiếu hụt chi phí trong gia đình, mặt khác có những khách hàng đã trả gần hết nợ chỉ còn vài kỳ nhưng lại không chịu trả, nghĩ là mình không còn vay nữa nên thiếu trách nhiệm với ngân hàng. Do tình hình biến động kinh tế làm nhiều doanh nghiệp khó khăn dẫn đến thất nghiệp hoặc bị tai nạn

chết. Thu nhập hàng tháng không ổn định, thường xuyên thay đổi công việc nên khi gặp khó khăn sẽảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

¾ Đối với nợ quá hạn cơ sở hạ tầng:

# Đối với nợ quá hạn Nhà ở: Nhìn chung nợ quá hạn Nhà ở qua ba năm giảm tương đối. Cụ thể, năm 2006 nợ quá hạn là 7.272 triệu đồng, sang năm 2007 nợ quá hạn giảm còn 4.451 triệu đồng, tỷ lệ giảm là -38,8% so với năm 2006 (tương đương 2.821 triệu đồng). Đến năm 2008, nợ quá hạn đã giảm còn 2.261 triệu đồng, tỷ lệ giảm là -49,2% so với năm 2007 (tương đương 2.190 triệu đồng).

Nguyên nhân: Nợ quá hạn giảm nhiều là do đơn vịđã dùng nhiều biện pháp chủ yếu là đôn đốc khách hàng trả nợ bằng cách: Đến thu tiền trực tiếp tại đơn vị; đến đơn vị gởi giấy báo thu nợ hoặc trực tiếp gặp lãnh đạo đơn vị tìm biện pháp hỗ trợ thu nợ; đến nhà khách hàng trực tiếp thu nợ hoặc gởi giấy báo thu nợ và gọi điện thoại nhắc nhở.

# Đối với nợ quá hạn Nước sạch và Thủy lợi: Năm 2006 nợ quá hạn là 1.677 triệu đồng. Năm 2007 và 2008 thì không có vì ngân hàng chỉ cho vay Nước sạch và Thủy lợi đến năm 2006 là không còn cho vay cho nên nợ quá hạn cũng không có.

Bảng 4.10: Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng nợ quá hạn qua 3 năm.

Đơn v tính: triu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nợ quá hạn 60.000 11.000 35.000 Nợ quá hạn tiêu dùng 10.557 5.609 3.193 NQH tiêu dùng/Tổng nợ quá hạn 17,6% 51% 9,1% (Ngun: Phòng tín dng )

Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng nợ quá hạn qua 3 năm.

17,6% 82,4% 51,0% 49,0% 9,1% 90,9% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 90,0% 100,0% Phần trăm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm NQH tiêu dùng Tổng NQH

Tổng nợ quá hạn ở đây là tổng nợ quá hạn hộ gia đình và cá nhân. Bao gồm nợ quá hạn nông nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, nợ quá hạn đời sống (nợ quá hạn tiêu dùng), nợ quá hạn hợp tác lao động, nợ quá hạn khác.

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho ta thấy:

Tổng nợ quá hạn năm 2006 là 60.000 triệu đồng trong đó nợ quá hạn tiêu dùng là 10.577 triệu đồng chiếm 17,6% trong tổng nợ quá hạn. Sang năm 2007 tổng nợ quá hạn giảm còn là 11.000 triệu đồng trong đó nợ quá hạn tiêu dùng chiếm 51% tổng nợ quá hạn tương đương là 5.609 triệu đồng. Đến năm 2008 tổng nợ quá hạn tăng lên 35.000 triệu đồng trong đó nợ quá hạn tiêu dùng chỉ còn 3.193 triệu đồng chiếm 9,1% tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân dẫn tới tỷ trọng nợ quá hạn tiêu dùng trên tổng nợ quá hạn tăng là do ngân hàng đẩy mạnh xử lý rủi ro các nợ quá hạn năm 2007 của các thành phần kinh tế cho nên tổng NQH của năm 2007 giảm xuống tới 82% so với 2006. Trong khi NQH tiêu dùng chỉ giảm khoảng 50%. Bởi vì một số món nợ quá hạn tiêu dùng chưa thu được là xuất phát từ phía bản thân người đi vay. Người vay sử dụng nguồn vốn sai mục đích, do bị nghỉ việc, bị tai nạn lao động, bi cơ quan xa thảy hoặc rủi ro trong đời sống nhưốm đau, tai nạn hoặc bị chết, do người đại diện đi trảđã chiếm dụng tiền của người vay, người vay không có thiện chí trả nợ. Thu nhập hàng tháng không ổn định, thường xuyên thay đổi công việc nên khi gặp khó khăn sẽảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngoài ra, còn do nguyên nhân chủ quan từ phái Ngân hàng như: Một số cán bộ tín dụng kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng chưa chặt trẻ dẫn đến một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích trên hợp đồng tín dụng. Việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng chưa chính xác, chưa quan tâm nhiều đến phương án và kế hoạch trả nợ của người vay có khả thi và mang đến hiệu quả hay không. Mà thông thường quan tâm đến tài sản đảm bảo tiền vay có đủ hay không. Điều này ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng khi có biến động về kinh tế. Nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng nợ quá hạn giảm là do tổng nợ quá hạn tăng bởi tình hình lạm phát và biến động kinh tế đã làm cho người vay gặp khó khăn trong kinh doanh và cuộc sống nên không thể trả nợ được, nhưng nợ quá hạn tiêu dùng giảm xuống là do ngân hàng đẩy mạnh thu nợ tiêu dùng vào năm 2008 và khách hàng vay tiêu dùng cũng trả nợ cho ngân hàng vì có ý định để vay lại.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 63 - 67)