5.2.1. Lựa chọn khách hàng cho vay.
Không lựa chọn đúng thị trường mục tiêu là yếu tố quan trọng chung nhất làm cho nợ vay trở nên xấu đi. Thị trường mục tiêu được phân khúc bởi tính an toàn đối với các khoản cho vay, dư nợ, ngành nghề kinh doanh, thời hạn…đã được xác định ở mô hình. Khi thị trường đã được phân khúc Ngân hàng phải lựa chọn thành công thị trường mục tiêu cho mình. Và lúc bấy giờ, việc xem xét rủi ro tín dụng sẽđóng vai trò vô cùng quan trọng.
Việc tập trung vào thị trường mục tiêu phải dựa trên cơ sởđánh giá khách hàng và chiến lược của Ngân hàng. Chẳng hạn, trong thời gian hiện nay, Ngân hàng tiếp tục phát triển thị trường tiêu dùng…Đây là các ngành có chất lượng tín dụng tốt thời gian qua và có khả năng phát triển trong thời gian tới.
Chủ động phân loại khách hàng vay vốn ở tất cả thành phần kinh tế để đáp ứng chếđộ ưu tiên, ưu đãi hoặc kiên quyết từ chối cho vay nếu họ không tạo được niềm tin của Ngân hàng. Quan tâm đúng mức việc tiếp cận khách hàng, chọn lọc khách hàng có thu nhập ổn định, có nghề nghiệp ổn định, có tài sản đảm ít bị rủi ro về giảm giá, có phương thức và phương án trả nợ hiệu quả thì Ngân hàng sẽ cho vay đối với khách hàng đó nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn tín dụng.
Ngân hàng nên giảm việc cho vay các món vay nhỏ có giá trị thấp vì địa bàn rộng khi cho vay các món vay nhỏ phải đi thẩm định xa tốn nhiều chi phí trong khi lãi cho
vay ít, cần tập trung vào các món vay lớn có giá trị cao. Ngân hàng có thểđa dạng hoá hình thức cho vay như thực hiện hình thức tín dụng bao thanh toán. Khi kinh tế ngày càng phát triển thì hình thức tín dụng này rất cần thiết.
Đối với cán bộ công nhân viên, cá nhân khi vay thì cần tiến hành xác minh chính xác về: thu nhập của người vay. Tuy nhiên, ởđây Ngân hàng không nên đặt nặng về vấn đề tài sản thế chấp vì đây chỉ là yếu tố phòng ngừa rủi ro mà nên xem xét về thu nhập. Không phải từ thu nhập lương của nhà nước, lương của cơ quan đang làm mà phải xem nguồn thu lợi từ bên ngoài của khách hàng khi đi vay như thu nhập từ công ty riêng, cổ phiếu đang giữ, cho thuê nhà, đất….. Đây là yếu tố đảm bảo nguồn trả nợ của khách hàng.
5.2.2. Đơn giản hơn nữa quy trình thủ tục cho vay.
Thủ tục cho vay tiêu dùng cần được tiến hành nhanh chóng với thời gian tiếp nhận, duyệt cho vay và giải ngân trong vòng 2 ngày làm việc nếu hồ sơđầy đủ và hợp lệ, đặc biệt đối với khách hàng là cá nhân để họ có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay. Nhưng vẫn đảm bảo cho vay theo đúng quy trình chỉđạo của Trung ương.
Ngân hàng cũng cần xây dựng phong cách phục vụ khách hàng tốt hơn, nhằm tăng số lượng khách hàng đến vay qua ngân hàng.
Nếu có thể Ngân hàng cần đơn giản hoá các thủ tục chẳng hạn như khách hàng quen thì không cần làm lại hợp đồng tín dụng chỉ cần bổ sung vào hợp đồng cũ để cán bộ tín dụng có nhiều thời gian cho quá trình tiềm kiếm khách hàng.
Việc quyết định cho vay phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng, giám đốc hoặc người ủy quyền quyết định để có những quyết định nhanh chóng và dứt khoát nhằm hạn chế mọi biểu hiện tiêu cực nhằm ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng.
5.2.3. Chọn giải pháp tối ưu để thu hồi nợ.
Phương án giản nợ: Giãn nợ là việc hoãn lại các khoản nợ phải trả và áp dụng thời gian đáo hạn mới (kéo dài hơn) đối với khoản nợđược hoãn. Giãn nợ là một biện pháp giúp đỡ người vay nợ thoát khỏi gánh nặng nợ trước mắt bằng cách hoãn đòi nợ và trong nhiều trường hợp nghĩa vụ trả nợ cũng sẽđược chủ nợ giảm bớt.
Đối với khoản nợ quá hạn, Ngân hàng cho phép người vay gia hạn thêm thời gian nhất định phù hợp với khách hàng nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng khắc phục khó khăn trước mắt, trước thời gian được gia hạn thì khách hàng phải trình bày hoặc thông báo cho cán bộ tín dụng một phương án để trả lãi và vốn gốc. Nếu sau khi gia hạn, khách hàng không có đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng thì lúc này mới chuyển hồ sơ qua tòa án để phát mãi tài sản.
Phương án xiết nợ: Thực hiện phương án này có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực nếu thực hiện đồng loạt. Hầu hết các con nợ không tự nguyện bàn giao tài sản cho Ngân hàng để xử lý, vì thế Ngân hàng thường nhờđến các cơ quan pháp luật xử lý tài sản, với nhiều thủ tục phức tạp và tốn kém. Trường hợp xiết nợđối với khách hàng:
Đối với những khách hàng không có khả năng trả nợ và không có phương án để trả nợ thì ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi phối hợp với khách hàng bán tài sản có đảm bảo cho khách hàng thứ 3 với mức giá thỏa thuận giữa khách hàng có tài sản đảm bảo với khách hàng thứ 3 có ý định muốn mua. Nếu khách hàng có tài sản đảm bảo vẫn không chịu bán tài sản đảm bảo của mình theo đề nghị của cán bộ tín dụng trong thời
nhất định thì ngân hàng phải tiến hành thanh toán khoản nợ đó bằng cách dùng pháp luật để giải quyết.
Đối với tài sản đảm bảo mà có dấu hiệu xuống cấp hoặc giảm giá do ành hưởng của thời tiết và biến động kinh tế thị trường thì ngân hàng phải tiến hành xử lý ngay. Nếu không xử lý ngay mà giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn giá trị món vay thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và cả nhân viên ngân hàng vì nếu giá trị thu về thấp hơn giá trị cho vay thì nhân viên sẽ bị kiểm điểm.
Trường hợp khách hàng lừa đảo, cố tình lẫn tránh, sử dụng vốn sai mục đích, mất khả năng trả nợ, lúc này ngân hàng cần nhanh chóng phong tỏa tài sản, tiến hành khởi kiện ra tòa và tập trung hồ sơ liên hệ với các ban ngành liên quan, phát mãi tài sản để thu hồi nợ gốc và lãi.
5.2.4. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu.
Ngân hàng cần tăng cường xử lý nợ xấu tồn đọng và nâng cao chất lượng tín dụng, vì vậy Ngân hàng cần phải:
Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng. Vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng. Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.
Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp.
Để khuyến khích cán bộ thu hồi nợ quá hạn Ngân hàng nên có chính sách cho cán bộ hưởng phần trăm giá trị nợ quá hạn thu hồi được.
Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách hàng theo khả năng tài chính hoặc theo đạo đức tín dụng để kịp thời có những chính sách ưu đãi đối với các khách hàng được đánh giá là tốt và tiếp tục thực hiện phương châm “không cho vay đối với khách hàng trể hạn vốn và lãi”.
Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa cho vay cán bộ công nhân viên. Vì cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên, hồ sơ thủ tục cho vay nên đơn giản, quá trình trả nợ vay cũng đơn giản hơn nhất là khi mà hiện nay Ngân hàng đã tham gia thanh toán tiền lương qua thẻ ATM cho một số đơn vị khi đó nếu đến ngày trả tiền thì Ngân hàng tự động trích tài khoản của khách hàng để thu tiền.
Ngân hàng nên bổ sung thêm nguồn nhân lực nhất là nguồn lực cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên giao 2 cán bộ tín dụng phụ trách một địa bàn trong đó một cán bộ chuyên thực hiện công tác thẩm định, kiểm tra quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, thu hồi nợ, một cán bộ chuyên làm công tác ở văn phòng tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, hoàn thành thủ tục hồ sơ vay vốn cho khách hàng như vậy sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi người, công việc được giải quyết nhanh hơn, cán bộ làm công tác thẩm định sẽ nắm rõ địa bàn hơn. Nếu như một cán bộ tín dụng phụ trách một địa bàn nhưở Ngân hàng hiện nay thì có gặp nhiều phiền hà khi cán bộ này đi thẩm định nếu có khách hàng đến liên hệ công việc, khách hàng sẽ mất nhiều thời gian chờđợi.
Thường xuyên gọi điện thoại thăm hỏi và vận động nhắc nhởđối với những khách hàng không có thiện chí trả nợ.
Cán bộ tín dụng cần giải thích cho khách hàng hiểu rằng nếu họ không trả lãi đúng thời gian thì sẽ chuyển món nợđó sang nợ quá hạn và số tiền lãi họ phải đóng sẽ cao hơn.
Có thái độ cương quyết xử lý đối với những khách hàng cố tình không trả nợ. Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách đúng mục đích hay không, quản lý vốn vay đầu tư có chặt chẽ và hiệu quả hay không, đồng thời phải đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và có biện pháp thu hồi vốn kịp thời nhằm hạn chế rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán.
5.2.5. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cho vay tiêu dùng.
Ngay sau khi có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận cho các tổ chức tín dụng thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với cho vay tiêu dùng, lập tức các ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏđã nhanh chóng tung ra những gói sản phẩm với nhiều ưu đãi dành cho khách hàng.
Nhiều “rào cản” đối với lĩnh vực này đã được phá bỏ, các Ngân hàng đẩy mạnh việc tái triển khai cho vay với nhiều sản phẩm như cho vay mua nhà, mua ôtô, xây dựng và sửa chữa nhà cửa…
Do đó để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thì NNHo An Giang cần đẩy phải mạnh đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng đểđáp ứng nhu cầu của xả hôi: như cho vay mua nhà, xây dựng nhà, sửa chữa nhà ở, mua xe gắn máy, mua ô tô, sửa xe cơ giới, cho vay du học, cho vay mua xe, mua máy tính bàn, mua laptop, cho vay tín chấp đối với sinh viên, cho vay cán bộ công viên chức, mua sắm vật dụng gia đình, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi… và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Đối tượng và điều kiện vay là người Việt Nam có thu nhập ổn định, bảo đảm khả năng trả nợ ngân hàng. Có tài sản thế chấp cầm cố (nhà đất, sổ tiết kiệm…) dùng để bảo đảm thuộc sở hữu của người vay hoặc được thân nhân có tài sản thế chấp bảo lãnh. Có mục đích sử dụng vốn phục vụ cho tiêu dùng hợp pháp. Thời gian cho vay tối đa 7 năm; loại tiền vay là VNĐ, vàng, hoặc ngoại tệ.
Đồng thời lắng nghe ý kiến khách hàng đểđiều chỉnh kịp thời những bất cập trong hoạt động tín dụng, giữ vững khách hàng truyền thống, từng bước chiếm lĩnh thị trường, thị phần tín dụng trên địa bàn.
5.2.6. Đa dạng hóa phương thức cho vay.
Đểđáp ứng được tính chất đặc thù, riêng có từng khách hàng, từng đối tượng vay vốn, từng quá trình luân chuyển vốn cho khách hàng và Ngân hàng trong một thời kỳ. Điều này không chỉ tăng khả năng canh trạnh mà còn nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng, khẩn trương nghiên cứu và triển khai, tổ chức thực hiện “ thu nợ tay ba”. Thực hiện song trùng hai cách thu nợ (gốc và lãi) đối với cho vay cán bộ viên chức nói riêng, cho vay sinh hoạt nói chung.
5.2.7. Nâng cao chất lượng món vay.
Thẩm định chắc chắn những điều kiện vay vốn, phát huy vai trò tổ thẩm định gắn với việc xếp loại khách hàng. Đảm bảo cho vay đúng cơ chế, chính sách tín dụng. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa từ xa như thường xuyên phân tích nợ, định kỳ tổ chức kiểm tra chéo, đối chiếu nợ vay, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời nợ xấu, tìm nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó còn thực hiện tốt việc nắm bắt
thông tin, phản ánh của khách hàng, dư luận của địa phương về tác phong, lề lối làm việc của cán bộ tín dụng.
Giữ quan hệ tốt với khách hàng cũ, cán bộ của tín dụng có thể bám sát khách hàng, nắm bắt được tình hình thực tế của từng khách hàng, để thuận tiện cho công tác thẩm định, quản lý, thu hồi vốn vay, nâng cao chất lượng tín dụng.
Triển khai kịp thời, có bài bản các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng kinh doanh của ngành tới tập thể cán bộ, xóa bỏ bao cấp trong điều hành, duy trì thực hiện có hiệu quả năm công cụđiều hành: Kế hoạch, lãi suất, tài chính, kiểm tra kiểm soát và thi đua.
5.2.8. Hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. * Đối với cán bộ tín dụng. * Đối với cán bộ tín dụng.
Các rủi ro tín dụng xảy ra là lỗi một phần thuộc về Ngân hàng mà người chịu lớn nhất là cán bộ tín dụng vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định khách hàng và là người kiểm tra quá trình sử dụng vốn của họ. Để hạn chế rủi ro tín dụng thì cán bộ tín dụng cần:
Cán bộ tín dụng cần hiểu biết về ngành nghề và thu nhập của khách hàng để có thể đánh giá chính xác tình hình của khách hàng, từđó quyết định cho vay một cách phù hợp và có thể giám sát khoản vay một cách dễ dàng.
Ngoài ra, Cán bộ tín dụng phải am hiểu sâu rộng về tình hình kinh tế xã hội, thủ tục chế độ nguyên tắc của ngành. Điều này đã đòi hỏi Cán bộ tín dụng phải luôn luôn nghiên cứu, học hỏi và được tập huấn nghiên cứu, nhằm trau dồi kiến thức, đúc kết kinh nghiệm của bản thân góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ.
Để cán bộ tín dụng có thể am hiểu sâu về tình hình và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nơi mình phụ trách, Ngân hàng đã và đang thực hiện chuyên môn hóa cán bộ tín dụng theo địa bàn. Việc này góp phần tạo mối quan hệ lâu dài, gắn bó giữa cán bộ tín dụng với khách hàng và với chính quyền địa phương nó cũng góp phần hạn chế rủi ro.
Cán bộ tín dụng không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.
Ngoài ra, các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội, các báo cáo nghiên cứu thị trường, những diễn biến của nền kinh tế trong thời gian tới, cán bộ tín dụng cần có kiến nghị cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên, nhằm nâng cao vai trò, chất lượng công tác tín dụng. Đối với các món vay dù lớn hay nhỏ, nhất là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ hơn nhằm thu hồi nợ cũ và đồng thời thực hiện phân loại đánh giá khách hàng để tránh phát sinh nợ quá hạn mới.