Tăng cường hoạt động tiếp thị và thực hiện tốt chính sách khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 79 - 85)

hóa lợi nhuận

Trên cơ sở học hỏi những kinh nghiệm từ các ngân hàng hiện đại trên thế giới, NHNo Việt Nam nói chung và NHNo An Giang cần phải tiến hành hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với hoạt động Marketing của ngân hàng mình, với tình hình thực tế của nền kinh tếđất nước và hệ thống ngân hàng Việt Nam.

NHNo An Giang phải xác định con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các sản phẩm ngân hàng nói chung và phát triển các hoạt động Marketing nói riêng. Do đó NHNo An Giang cần mở rộng và nâng cao công tác đào tạo chuyên viên về Marketing ngân hàng. Ngân hàng có thể liên kết với trường đại học An Giang Khoa Kinh tế-QTKD đưa nội dung Marketing ngân hàng vào giảng dạy sâu hơn. Cùng với đó, các ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng, mời các chuyên gia Marketing giỏi về giảng dạy, cử các bộ có kinh nghiệm về Marketing theo học những khóa đào tạo chuyên ngành Marketing ngân hàng ở nước ngoài.

Ngân hàng xác định nhu cầu vốn trên địa bàn bằng cách dựa vào nhu cầu vốn những năm qua để xác định nhu cầu vốn trong tương lại. Từ đó tăng cường các hoạt động marketing để thu hút khách hàng, mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cơ chế nền kinh tế thị thường.

Cung cách hoạt động Marketing của các Ngân hàng Việt Nam đang thay đổi từng ngày, khách hàng ngày nay không cần phải lóc cóc chạy ra ngân hàng để gửi hoặc rút tiền nữa, họ có thể trao đổi qua điện thoại, được tư vấn hỗ trợ nhiệt tình và thậm chí, chỉ cần ngồi nhà để được phục vụ. Các khách hàng thường sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt, các chương trình khuyến mại trúng thưởng các vật phẩm rất giá trị như vàng ròng, xe ô tô, bốc thăm du lịch nước ngoài…Do đó ngân hàng cần đẩy mạnh chương trình khuyến mãi.

5.2.10. Tăng cường hoạt động tiếp thị và thực hiện tốt chính sách khách hàng. hàng.

Tăng cường chuyển tải thông tin tới đông đảo quần chúng nhằm giúp khách hàng có được các thông tin cập nhật, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng, lợi ích của sản phẩm và cách thức sử dụng. Các ngân hàng cần phân khúc thị trường để xác định cơ cấu thị trường hợp lý và khách hàng mục tiêu, phân nhóm những khách hàng theo tiêu chí phù hợp, từđó giới thiệu sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Ngoài ra, các ngân hàng cần thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình tài chính, năng lực và kết quả kinh doanh, giúp khách hàng có cách nhìn tổng thể về ngân hàng và tăng lòng tin vào ngân hàng.

Các ngân hàng cần sớm hoàn thiện và triển khai mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng khách hàng, chủđộng tìm đến khách hàng, xác định được nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từđó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục trên cơ sở tận dụng tiện ích của công nghệ thông tin hiện đại.

Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng để các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiếp cận nhanh hơn với khách hàng cũng như mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng và tuân thủ các

nguyên tắc quốc tế, phát triển giao dịch trực tuyến và giao dịch từ xa với khách hàng, xử lý một cửa tại trung tâm.

CHƯƠNG 6

KT LUN VÀ KIN NGH 6.1. Kết luận:

Thị trường tín dụng tiêu dùng thời gian gần đây đang diễn ra sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng đang phát triển mạnh ở nước ta. Hiện nay, chỉ cần có đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh được rằng bạn đang làm việc chính thức cho một doanh nghiệp, một cơ quan, hay một tổ chức nào đó được hưởng lương là có thể dễ dàng vay tiền cho mua sắm đồ cưới, mua xe máy, trang bịđồ dùng đắt tiền trong nhà, thậm chí là mua xe hơi và mua nhà đất,... Những người khác tuy không có bảng lương và quyết định tuyển dụng, nhưng có tài sản đảm bảo thì có thể vay tiền cho con em đi du học, cho người thân đi chữa bệnh hay đi du lịch ở nước ngoài. Tất cả các ngân hàng thương mại và định chế tài chính không phải là ngân hàng cũng đang nhanh chóng nhảy vào thị trường tín dụng tiêu dùng đầy tiềm năng này.

Thị trường tín dụng tiêu dùng hình thành đã lâu nhưng kém phát triển

Trước đây, với hoạt động ngân hàng truyền thống ở nước ta, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ. Khi vay vốn, nhìn chung, khách hàng phải có dự án khả thi, thể hiện rõ đối tượng đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh cái gì, sản phẩm và khả năng tiêu thụ ra sao, vòng quay vốn và thời hạn thu hồi vốn như thế nào,... kèm theo tài sản đảm bảo tiền vay hoặc tín chấp, thì mới có thể vay được vốn của Ngân hàng.

Hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính,... đang cạnh tranh mạnh mẽ với nhau phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân. Đó là cho khách hàng vay tiền với mục đích tiêu dùng chứ không phải đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ,... Đây là sản phẩm tín dụng xuất hiện từ lâu trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhất là ở các quốc gia có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động, nhưng mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng..

Thực ra thì tín dụng tiêu dùng đã phát triển từ gần 10 năm qua ở nước ta, mà khởi nguồn cũng như triển khai sớm, phát triển rộng chính là hệ thống NHNo Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo nói riêng. Các chi nhánh NHNo huyện, thị xã ở tỉnh, nhất là các huyện miền núi, vùng nông thôn triển khai cho vay tiêu dùng đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên và lực lượng vũ trang trên địa bàn. Ngân hàng và các trường học, đơn vị lực lượng vũ trang và cơ quan trên địa bàn phối hợp cho vay trên cơ sở bảng lương và có ý kiến của công đoàn cơ quan. Vốn ngân hàng cho giáo viên, cán bộ, nhân viên,... vay được sử dụng để mua sắm xe máy làm phương tiện đi lại thiết yếu, sửa chữa nhà ở, mua sắm ti vi, máy vi tính, và đồ dùng sinh hoạt khác. Phương thức trả góp hàng tháng trên cơ sở trích một phần tiền lương. Với cách làm này, có nhiều chi nhánh NHNo đạt dư nợ cho vay tiêu dùng tới 40 - 50% tổng dư nợ trên địa bàn, phủ kín nhu cầu vay tiêu dùng tới tất cả các trường học, cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Đặc biệt là đến nay sản phẩm tín dụng tiêu dùng đã phát triển mạnh trong toàn hệ thống NHNo Việt Nam nói chung và các chi nhánh NHNo nói riêng, vì rủi ro tín dụng tiêu dùng rất thấp.

Trong những năm qua NHNo An Giang đã góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển hơn. Ngoài việc tạo ra lợi nhuận cho mình, công tác đầu tư tín dụng của Ngân hàng còn hỗ trợđắc lực cho các hộ gia đình và cá nhân trong mọi ngành

nghề kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho người dân. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tuy chưa đạt được nhu cầu đầu tư tín dụng của Ngân hàng nhưng nhờ vào sự điều tiết vốn Ngân hàng đảm bảo được nguồn vốn phục vụ tốt nhu cầu phát triển của xã hội.

Tóm lại, khi xã hội ngày càng phát triển thì đời sống vật chất của con người ngày càng được quan tâm, với xã hội hiện nay người ta không chỉ nghĩ đến việc ăn no, đủ mặc mà ai cũng muốn được ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà sang, đi xe xịn đây cũng là nhu cầu rất bình thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng đáp ứng được những nhu cầu đó hay chỉ đáp ứng được một phần nào đó mà thôi, do đó họ phải tìm kiếm thêm nguồn thu nhập khác hay phải đi vay mượn để thoả mãn nhu cầu của bản thân. CBCNV, học sinh du học, những người buôn bán…..là một trong những đối tượng đó, nhu cầu về điều kiện cuộc sống, sinh hoạt và một số yếu tố khác của họ cũng rất cao, nhưng không phải người nào cũng có khả năng đáp ứng được. Một số họ do không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của mình nên trong tương lai họ có nhu cầu đi vay, tỷ lệ này chiếm rất lớn. Họđi vay với nhiều mục đích khác nhau: du học, mua nhà, đất, xây dựng, sửa chữa nhà, mua phương tiện đi lại, mua laptop, mua trang trí vật dụng trong gia đình, đồ dùng trong gia đình….

Mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh như: Ngân hàng Mỹ Xuyên, Ngân hàng Sài

Gòn Thương Tín, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Á Châu, Ngân

hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long... Nhưng NHNo An Giang vẫn hoạt động ngày một hiệu quả hơn được thể hiện rất rõ qua lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm đều tăng và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là năm 2006 là 67.547 triệu đồng, năm 2007 tăng lên là 114.991 triệu đồng, năm 2008 đạt 117.558 triệu đồng. Với những thành tựu đã đạt được trong những năm qua chúng ta có thể tin tưởng vào sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.

Ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò trung gian của mình là bên cạnh tăng doanh số cho vay, ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn chủ yếu là vốn từ dân cư, giúp người dân sử dụng và cất giữ nguồn vốn nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả và ngân hàng luôn xem trọng cơ hội đầu từ của khách hàng cho nên khi có cơ hội đầu tư thì ngân hàng luôn nỗ lực hết mình để cung ứng vốn cho khách hàng đúng lúc, kịp thời cho các đối tượng từ cho vay tiêu dùng đối với hộ gia đình và cá nhân. Điều đó có thể cho thấy doanh số cho vay tiêu dùng tăng cao qua 3 năm gần đây là năm 2006 doanh số cho vay tiêu dùng là 237.114 triệu đồng và năm 2007 là 286.011 triệu đồng và năm 2008 là 315.927 triệu đồng . Tổng thu nợ tiêu dùng của ngân hàng cũng tăng cao qua 3 năm gần đây là năm 2006 là 227.503 triệu đồng và năm 2007 là 241.737 triệu đồng, năm 2008 là 356.912 triệu đồng. Sự tăng cao này chứng tỏ hoạt động của ngân hàng ngày một hiệu quả và uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao so với các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn.

Tình hình nợ quá hạn của tiêu dùng nói chung là có chiều hướng giảm. Cụ thể nợ quá hạn của tiêu dùng năm 2006 là 10.577 triệu đồng, năm 2007 là 5.609 triệu đồng nhưng đến năm 2008 chỉ còn 3.193 triệu đồng. Đạt được như vậy là do Ngân hàng thường xuyên theo dõi và áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn kịp thời nợ quá hạn, không để nó vượt qua ngưỡng cho phép. Đồng thời cũng nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ và kịp thời của Ban Giám Đốc cùng với sự nhiệt tình, chịu thương chịu khó trong công việc của cán bộ tín dụng tại chi nhánh, cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng nỗ và có phong cách văn minh, lịch sự của Ngân hàng, đã bám sát và vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của địa phương; cùng với định hướng và giải

pháp của cấp trên, hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành và các cấp tại địa phương.

Tóm lại, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống NHNo Việt Nam, chi nhánh NHNo An Giang ngày càng phát triển và giữ vững vai trò chủ đạo trên địa bàn An Giang. Uy tín của ngân hàng ngày được nâng cao. Đó chính là nhờ sự phấn đấu của toàn thể CBCNV, sự lãnh đạo đúng hướng của Ban Giám Đốc. Ngân hàng xứng đáng là bạn đồng hành của mọi kinh tế, đặc biệt là hộ gia đình và cá nhân trong đó là cho vay đời sống.

6.2. Kiến nghị:

6.2.1. Đối với NHNo An Giang.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm cho vay tiêu dùng, tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng mới, đồng thời luôn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, phát thư góp ý cho khách hàng để từđó phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm để nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung thu hồi nợ quá hạn cũ, hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh, phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan để thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ tồn đọng. Thường xuyên chỉđạo phân loại nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp.

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, thường xuyên đổi mới phong cách phục vụ, tận tụy vì công việc, vì khách hàng.

Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc kiểm soát rủi ro tín dụng để tránh chất lượng tín dụng có chuyển biến xấu hơn nữa trong thời gian tới.

Đa dạng hóa khách hàng vay vốn và sản phẩm tín dụng tiêu dùng.

Trong thời gian tới, thị trường tín dụng tiêu dùng ở An Giang tiếp tục phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh sôi động, với sự tham gia đông đảo của hầu hết các NHTM và các quỹ tín dung. Những vấn đề đặt ra về môi trường pháp lý, về quản lý nhà nước. Song về nghiệp vụ quản lý rủi ro của NHNo An Giang, định chế tài chính cung cấp dịch vụ tín dụng tiêu dùng thì cần quan tâm. Trước tiên đó là dự báo xu hướng biến động của thị trường nhà đất. Bởi vì thị trường này thường có tăng trưởng mạnh và đồng thời cũng có suy giảm kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Song, NHNo An Giang cần xây dựng cho mình một tỷ lệ hợp lý để hạn chế, phòng ngừa rủi ro. Thứ hai đó là mục đích sử dụng vốn vay tiêu dùng, có thực chất đầu tưđúng với nội dung trong đơn xin vay vốn và trong hợp đồng tín dụng hay không. Bởi trong thực tế, chắc chắn có khách hàng vay vốn tiêu dùng đầu tư cho chứng khoán hoặc lĩnh vực kinh doanh khác có mức độ rủi ro cao hơn, nên cần quan tâm tới kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng.

Cần thành lập trang wed riêng cho NHNo An Giang để thuận lợi trong việc hướng dẫn thủ tục cho vay, đăng tải những thông tin của ngân hàng.

6.2.2. Đối với chính quyền địa phương.

Do sự phiền hà trong quá trình thanh lý tài sản đảm bảo, tài sản bị giảm giá trị do hao mòn khi được thanh lý. Một số trường hợp khi có người đồng ý mua tài sản nhưng do chưa có quyết định đồng ý của toà án nên không bán được, đến khi tài sản được cấp quyết định bán thì không có người mua, một số tài sản có thể bị bỏ cho đến khi không

còn sử dụng được. Do đó toà án nên có những quyết định thông thoáng hơn trong việc giải quyết tài sản đảm bảo để thu hồi nợ như Ngân hàng và khách hàng có thể tự thoả thuận việc thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ hoặc trong một khoảng thời gian sau khi đến hạn trả nợ cho Ngân hàng mà khách hàng không có khả năng trả nợ và không đưa ra được nguồn thu dự kiến có thể trả nợ cho Ngân hàng hoặc không đến để xin gia

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 79 - 85)