Thuận lợi và khó khă n

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 49)

3.4.1. Thuận lợi.

- Được sự chỉ đạo sâu sát của NHNo An Giang, sự quan tâm của Tỉnh ủy-Ủy ban nhân tỉnh, Ngân hàng Nhà Nước tỉnh và các sở ban ngành đã hỗ trợ nhiệt tình giúp NHNo An Giang hoàn thành nhiệm vụđược giao.

- Trên cơ sở chương trình tính dụng đã được xây dựng từ các năm trước đã tạo điều kiện cho NHNo An Giang định hướng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho nền kinh tế.

- Lực lượng cán bộ của NHNo An Giang hầu hết là có thái độ phục vụ tốt nhiệt tình tạo mọi điều kiện tốt nhất cho khách hàng, có tinh thần học tập cao. Tập thể cán bộ, công nhân viên trong toàn NHNo An Giang có sựđoàn kết trong nội bộ, đồng thời có sự phối hợp tốt giữa các bộ-tổ chức-đoàn thể đã tạo mọi điều kiện để hoạt động toàn NHNo An Giang đạt hiệu quả cao.

- Các khách hàng của NHNo An Giang đa số là khách hàng truyền thống, có uy tín, vay trả đúng theo thời hạn hợp đồng, sản xuất kinh doanh hiệu quả và gắn bó với Chi nhánh.

- NHNo An Giang là một hệ thống rộng khắp cả nước nên chủđộng được nguồn vốn dồi dào, có thểđiều hòa vốn cho các NHNo An Giang trong cả nước. Đó chính là thuận lợi của NHNo An Giang trong việc đảm bảo được khả năng thanh khoản của mình.

3.4.2. Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi trên NHNo An Giang còn một số khó khăn, vướng mắc đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHNo An Giang như:

+ Thiên tai và dịch bệnh liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây đã ảnh hưởng nặng nềđến kinh tế xã hội của tỉnh, làm kiệt quệ sức dân đặc biệt là các hộ sống ở vùng nông thôn đã gây không ít khó khăn cho việc thu hồi vốn vay của Ngân hàng.

+ Sự tăng giá liên tục của các mặt hàng chủ yếu cho sản xuất như giá xăng dầu, giá vàng, giá vật tư Nông nghiệp tăng liên tục đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn và thu hồi nợ của Ngân hàng, mặc khác việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, làm cho nông dân bị thiệt thòi lớn, giảm thu nhập, chậm trả nợ cho Ngân hàng.

+ Thực hiện theo chủ trương của NHNo Việt Nam trong thực hiện giao dịch đảm bảo, nhưng cho đến nay việc đăng ký giao dịch đảm bảo vẫn còn nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của NHNo An Giang.

3.5. Mục tiêu và định hướng năm 2009 của NHNo An Giang. 3.5.1. Mục tiêu năm 2009.

Huy động vốn.

o Nội tệ: 3.239 tỷ tăng 20% (+540 tỷ) so với cuối năm 2008, trong đó vốn trong dân cư chiếm tối thiểu 98% tổng cốn huy động.

o Ngoại tệ: 6,5 triệu USD tăng 18,2% (+1 triệu USD) so với cuối năm 2008, trong đó vốn huy động từ trong dân cư chiếm tối thiểu 90% tổng vốn huy động.

Tổng dư nợ.

o Nội tệ: 4.794 tỷ tăng 6% (+272 tỷ) so với cuối năm 2008, trong đó tỷ lệ cho nông nghiệp nông thôn 86% dư nợ nội.

Tỷ lệ dư nợ trung hạn tối đa 21% dư nợ Tỷ lệ dư nợ dài hạn tối đa 2% dư nợ Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%

o Ngoại tệ: 4 triệu USD gấp 1,8 lần (+1,8 triệu USD) so với cuối năm 2008. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%

Thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng tối thiểu 25% so năm trước

Quỹ thu thập phấn đấu chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào tối thiểu 0,3% đảm bảo có lợi nhuận, có tích lũy và thu nhập người lao động không thấp hơn năm 2008

Trích lập dự phòng rủi ro theo đúng chỉ tiêu do NHNo VN giao.

3.5.2. Định hướng năm 2009.

™ Trong năm 2009 -2010 đặc biệt 2009 toàn chi nhánh nông nghiệp NHNo An Giang tập trung sức và nâng cao hiệu quả tín dụng. Phấn đấu cuối năm 2010 sẽ tạo ra bước chuyển về chất đối với công tác này. Do vậy tiếp tục khẳng định phương châm

điều hành và tác nghiệp là “chất lượng và hiệu quả tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền vững cho từng chi nhánh”.

™ Phải nhận thức và hành động từ “chữa bệnh” (tập trung sử lý nợ tồn động, nợ xử lý rủi ro) sang phòng bệnh (hạn chế rủi ro tín dụng ngay từđầu, khâu “kiểm tra trước khi cho vay và trong khi vay” nhất là “kiểm tra trước cho vay” giai đoạn thẩm tra). Phải khẳng định việc thẩm tra hời hợt, qua loa, chiếu lệ là có tội, đại bộ phận rủi ro tín dụng đều tiềm ẩn rủi ro này.

™ Trong mọi tình huống NHNo An Giang cũng phải là một NHTM giữ vai trò chủđạo và chủ lực ở nông thôn. Và do đó cũng là một ngân hàng hàng đầu chuyển khai thực hiện “Tam Nông”. Nhân tố này đã đang và luôn là lợi thế cạnh tranh NHNo An Giang trong lĩnh vực tín dụng cho dù đất nước ta nói chung, tỉnh ta nói riêng ngày càng hội nhập vào lĩnh vực kinh tế thế giới. NHNo An Giang sẽ có nhiều tổ chức tín dụng khác kể cả tổ chức tín dụng nước ngoài.

™ Các chi nhánh phải chấp hành nghiêm túc cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh của NHNo Việt Nam: tự cân đối nguồn để đảm bảo hạn mức dư nợ tài khoản điều chuyển vốn và tính thanh khoản từ dưới cơ sở. Tăng trưởng tín dụng, nhưng không tăng trưởng vốn huy động theo đúng tỷ lệ quy định, chưa được NHNo tỉnh cho phép là vi phạm chếđộ kế hoạch hóa sẽ bị xử lý về vật chất và hành chánh kịp thời, thích đáng.

™ Đầu tư tín dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tập trung cho chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương, những dự án, phương án hiệu quả, ưu tiên bố trí vốn cho khu vực nông nghiệp vừa nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc “Tín dụng có chọn lọc”(đối tượng cho vay, khách hàng cho vay, thể loại cho vay) nhằm chủđộng trong cạnh tranh, trong bố trí vốn hạn chế thấp nhất rủi to tín dụng.

™ Đánh giá lại toàn bộ kết quả thực hiện các văn bản, kế hoạch liện ngành, liên tịch với tổ chức chính trị-xã hội, hội nghề nghiệp (Hiệp hội doanh nghiệp) để rút kinh nghiệm, bổ sung chỉnh sữa cho phù hợp với thực tế cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay nhằm giữ vững và phát triển thị phần, hạn chế rủi ro.

™ Thường xuyên đánh giá rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế, địa phương hành chính, thể loại tín dụng…đẩ chủ động ngăn chặn rủi ro, bố trí tín dụng một cách hiệu quả. Trên cơ sở phân loại khách hàng , tiến hành gấp “Giấy chứng nhận” khách hàng thân chủđể áp dụng chính sách ưu đãi, trong mọi tình huống hạn chế mức thấp nhất mất khách hàng này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

™ Xử lý kiên quyết và có hiệu quả nợ khê động, khó đòi nợ xử lý rủi ro. Phải có biện pháp xử lý cụ thể từng món nợ, từng khách hàng đảm bảo nghiêm túc chỉ tiêu do cấp trên giao nhất là tạo lập và duy trì tính kỷ cương, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tính “Thượng tôn pháp luật” không chỉ nơi khách hang vay vốn mà còn cả cán bộ tín dụng. Từng cán bộ lãnh đạo,từng cán bộ tín dụng vẫn xem nguồn thu từ những loại nợ này là một trong những nguồn thu nhập lớn của NHNo An Giang trong năm 2009.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THC TRNG VÀ CÁC YU T NH HƯỞNG ĐẾN HOT ĐỘNG TÍN DNG CHO VAY TIÊU DÙNG

---KÖJ---

4.1. Thực trạng đầu tư tín dụng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. 4.1.1. Tình hình cho vay tiêu dùng. 4.1.1. Tình hình cho vay tiêu dùng.

Bảng 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay qua 3 năm.

Đơn v tính: triu đồng So sánh tăng (giảm) 2007/2006 2008/2007 Năm Chỉ tiêu Năm 2006 N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % DSCV tiêu dùng 52.486 159.404 191.184 106.918 203,7% 31.780 19,9% Phương tiện 44.379 72.816 40.402 28.437 64,1% -32.414 -44,5% Khác 8.107 86.588 150.782 78.481 968,1% 64.194 74,1% DSCV cơ sở hạ tầng 184.628 126.607 124.743 -58.021 -31,4% -1.864 -1,5% Nhà ở 169.671 126.607 124.743 -43.064 -25,4% -1.864 -1,5% Nước sạch và thủy lợi 14.957 0 0 -14.957 -100,0% 0 0,0% Tổng cộng 237.114 286.011 315.927 48.897 20,6% 29.916 10,5% (Ngun: Phòng tín dng)

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay qua 3 năm.

14.957 0 191.184 150.782 0 315.927 237.114 52.486 8.107 169.671 184.628 44.379 72.816 126.607 286.011 159.404 86.588 126.607 124.743 124.743 40.402 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 DSCV tiêu dùng Phương tiện Khác DSCV cơ sở hạ tầng Nhà ở Nước sạch và thủy lợi Tổng cộng Danh mục Số tiền/triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

¾ Đối với tổng doanh số cho vay: Nhìn chung, tổng doanh số cho vay qua ba năm đều tăng lên đáng kể, doanh số cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2006 tổng doanh số cho vay là 237.114 triệu đồng, sang năm 2007 tổng doanh số cho vay đã tăng lên 286.011 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng 20,6% so với năm 2006 (tương đương 48.897 triệu đồng). Đến năm 2008, tổng doanh số cho vay đạt 315.927 triệu đồng, tương đương tăng 29.916 triệu đồng so với năm 2007, tăng trưởng đạt 10,5%. Để đạt được những kết quả trên đơn vịđã xác định hoạt động tín dụng là hoạt động chủ lực của Ngân hàng, bên cạnh đó Ngân hàng cũng đã đưa ra các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của các khách hàng tiềm năng như: Cho vay mua-xây dựng-sửa chữa nhà, cho vay mua ôtô, mua xe máy, cho vay du học…Ngoài ra, công tác tiếp thịđể phát triển khách hàng cũng được quan tâm phát triển, nhờ đó doanh số cho vay tăng nhanh góp phần đáng kể vào lợi nhuận của Ngân hàng.

¾ Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng: Nhìn chung thì doanh số cho vay 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay tiêu dùng là 52.486 triệu đồng, sang năm 2007 là 159.404 triệu đồng, tăng 106.918 triệu đồng tương đương 203,7% so với năm 2006. Năm 2008 doanh số cho vay tiêu dùng tăng đạt 191.184 triệu đồng tốc độ tăng trưởng 19,9%, tương đương 31.780 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng qua các năm là do: Trong năm 2007 và 2008 thì nhu cầu tiêu dùng người dân tăng lên do cuộc sống ngày tiến bộ và để đáp ứng được cho vay tiêu dùng thì ngân hàng đã đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng. Doanh số cho vay tiêu dùng tăng cao là nhờ có sự chỉ đạo của Ban giám đốc, sự cố gắng của cán bộ công nhân viên NHNo An Giang từ khâu tìm kiếm khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng, đa dạng hóa các đối tượng, đáp ứng kịp thời vốn cho người dân, hướng dẫn tạo điều kiện cho khách hàng làm thủ tục thuận lợi, tạo niềm tin ở khách hàng, quan hệ vay trả nợđều đặn đúng quy định giữa khách hàng với Ngân hàng.

Trong cho vay tiêu dùng thì có cho vay phương tiện và khác. Trong cho vay phương tiện là bao gồm cho vay mua xe ô tô và xe gắn máy. Trong cho vay khác là bao gồm cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay du học, cho vay mua đồ vật trong gia đình…

# Đối với cho vay phương tiện: Doanh số cho vay phương tiện chỉ chiếm tỷ trọng cao trong năm 2006 là 85% so với cho vay tiêu dùng. Nhưng đến năm 2007 và năm 2008 thì tỷ trọng có chiều hướng giảm dần tương đương là 46% và 21% so với cho vay tiêu dùng. Từ đó ta thấy doanh số cho vay phương tiện qua ba năm tăng lên rùi giảm xuống. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay là 44.379 triệu đồng, sang năm 2007 doanh số cho vay đã tăng lên 72.816 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 64,1% so với năm 2006 (tương đương 28.437 triệu đồng). Đến năm 2008, doanh số cho vay đã giảm còn 40.402 triệu đồng, tỷ lệ giảm là -44,5% so với năm 2007 (tương đương 32.414 triệu đồng). Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tăng vào năm 2007 là do kinh tếđịa phương có chiều hướng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng lên. Vì vậy, họ có nhu cầu vay thêm vốn để mua xe, làm cho đời sống ngày càng tốt hơn. Nguyên nhân giảm là đến năm 2008 thì giá xăng tăng cao đột ngột với tình lãi xuất cho vay tăng cao thì càng tác động đến tâm lý người vay đó là khách hàng ngại đến ngân hàng vay vốn vì khi vay sẽ không đảm bảo khả năng trả nợ.

# Đối với cho vay Khác: Doanh số cho vay Khác chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong năm 2006 là 15% so với cho vay tiêu dùng. Nhưng đến năm 2007 và năm 2008 thì tỷ trọng có chiều hướng tăng dần tương đương là 54% và 79% so với cho vay tiêu dùng. Từđó ta thấy doanh số cho vay Khác qua ba năm đều tăng lên, doanh số cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay là 8.107 triệu đồng,

sang năm 2007 doanh số cho vay đã tăng lên 86.588 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 968,1%% so với năm 2006 (tương đương 78.481 triệu đồng). Đến năm 2008, doanh số cho vay đã tăng lên 150.782 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 74,1% so với năm 2007 (tương đương 64.194 triệu đồng). Nguyên nhân thứ nhất tăng là: Cho vay Khác ởđây là cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay du hoc, cho vay mua vật dụng trong gia đình. Trong năm 2007 và 2008 với tình lạm phát thì vật giá tăng cao làm đời sống của các cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn trong việc chi tiêu cho nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay cán bộ công nhân viên. Đồng thời Ngân hàng đã thực hiện cho vay tín chấp đối với các cán bộ công nhân viên, và đây là lĩnh vực cho vay ít gặp rủi ro thông qua số liệu về nợ quá hạn, trong ba năm gần đây cho vay trong lĩnh vực này có nợ quá hạn Khác chiếm tỷ trọng rất ít trong năm 2006. Do đó Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào cho vay Khác vào năm 2007 và năm 2008. Thứ hai là vốn huy động của ngân hàng mỗi năm đều tăng do đó ngân hàng cần tăng doanh số cho vay lên để phù họp trong việc huy động vốn và cho vay.

¾ Đối với cho vay cơ sở hạ tầng:

# Đối với cho vay Nhà ở: Nhìn chung doanh số cho vay Nhà ở qua ba năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cho vay, trung bình qua ba năm chiếm khoảng 51% trong tổng doanh số cho vay. Trong đó doanh số cho vay Nhà ở giảm không đều. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay là 169.671 triệu đồng, sang năm 2007 doanh số cho vay giảm 126.607 triệu đồng, tỷ lệ giảm là -25,4% so với năm 2006 (tương đương 43.064 triệu đồng). Đến năm 2008, doanh số cho vay đã giảm còn 124.743 triệu đồng, tỷ lệ giảm là -1,5% so với năm 2007 (tương đương 1.864 triệu đồng). Nguyên nhân giảm trong năm 2007 và năm 2008 là do giá vật tư tăng cao và lãi suất cho vay cũng tăng lên rất cao, người dân có thói quen xây dựng không có bản thiết kế, bảng vẻ, dự toán công trình. Do đó người vay không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng khi xem xét cho vay cho nên người vay không dám vay đã làm cho doanh số cho vay giảm xuống.

# Đối với doanh số cho vay Nước sạch và Thủy lợi: Năm 2006 thì có cho vay Nước sạch và Thủy lợi nhưng đến năm 2007 và 2008 thì cho vay nước sạch và thủy lợi không còn cho vay nữa vì món vay này thì lại nhỏ và ít người đi vay, nhưng đa số người vay là những người có thu nhập thấp và khả năng trả nợ thì không cao. Đồng thời cán bộ tín dụng phải đi vô vùng sâu vùng xa để thẩm định tài sản cho nên làm chi phí tăng lên đồng thời lợi nhuận thì không cao cho nên ngân hàng ít mặn mà với món vay này.

Bảng 4.4: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng/ tổng cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 49)