Nhân tố từ phía khách hàng:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại hội sở chính ngân hàng công thương hà tây (Trang 25 - 27)

 Dự án sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp khi đi vay vốn phải đưa

ra dự án sản xuất kinh doanh của mình. Dự án sản xuất kinh doanh nghiệp là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thời gian xác định đối với hoạt động cụ thể để sản xuất kinh doanh nghiệp, dịch vụ đầu tư phát triển hoặc phục vụ đời sống. Trên cơ sở dự án kinh doanh mà khách hàng lập, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định lại hiệu quả của dự án, đánh giá tính khả thi. Đây là cơ sở để cán bộ tín dụng đưa ra quyết định cho vay. Vì thế nếu dự án kinh doanh được khách hàng lập một cách cẩn thận, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định có thể thu được kết quả chính xác và hiệu quả, từ đó sẽ nâng cao tính an toàn cho khoản vay.

 Năng lực của người vay: Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng vì đây là cơ sở để khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Năng lực của khách hàng bao gồm năng lực về tài chính, năng lực quản lý doanh nghiệp, năng lực thị trường … là yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp.

Năng lực về tài chính của khách hàng được xác định qua các chỉ tiêu như: tỷ suất tài trợ cao (tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn) thể hiện mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp lơn; các chỉ số về khả năng thanh toán như hệ số thanh toán hiện hành (tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn) phản ánh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn,…; các chỉ tiêu về lợi nhuận về lợi nhuận như hệ số doanh lợi doanh thu (tỷ lệ thu nhập sau thuế trên doanh nghiệp thu thuần), hệ số doanh lợi tài sản,…là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá những chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về lợi nhuận sẽ giúp ngân hàng tiên liệu được việc khách hàng có thể làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả nợ cho ngân hàng hay không.

 Khả năng quản lý: Nhân tố này thể hiện trình độ, khả năng cảu đội ngũ

giám đốc, cán bộ, nhân viên trong việc quản lý doanh nghiệp. Nó thể hiện ở sự gọn nhẹ, linh hoạt, năng động của bộ máy tổ chức, ở khả năng thích nghi của bộ máy quản lý với sự biến động của cơ chế thị trường. Khi khả năng quản lý của doanh nghiệp tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ diễn ra thông suốt, phương án sản xuất kinh doanh sẽ có tính khả thi cao, phù hợp với thực tế, do đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp được đảm bảo, đảm bảo an toàn tín dụng.

 Đạo đức và uy tín của người vay:

Hoạt động của ngân hàng dựa trên cơ sở sự tín nhiệm và niềm tin. Ngân hàng luôn phải đối mặt với nguy cơ “lựa chọn đối nghịch” và “rủi ro đạo đức”. “Lựa chọn đối nghịch” xảy ra khi có những người sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc cán bộ ngân hàng, gian lận số liệu, … “Rủi ro đạo đức ” xảy ra khi khách hàng đã nhận được vốn vay của ngân hàng mà sử dụng không mục đích, không đúng với phương án kinh doanh.

Uy tín của khách hàng cũng là một nhân tố góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Uy tín của khách hàng thể hiện ở nhiều khía cạnh như: chất lượng, giá cả của hàng hoá dịch vụ, mức độ chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với ngân hàng, bạn hàng và khách hàng. Uy tín của khách hàng càng được đánh giá qua thời gian càng dài càng chính xác.

Bởi vậy, việc thẩm định xem xét, phân tích mức độ tín nhiệm cũng như lịch sử về khách hàng và việc giám sát trong quá trình cho vay sẽ góp phần hạn chế rủi ro đạo đức từ phía khách hàng và góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp:

Nếu xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản thì những tài sản được hình thành từ vốn vay ngân hàng mà đã hết thời gian khấu hao sẽ không được tính vào giá trị doanh nghiệp nên vốn của ngân hàng bị loại khỏi giá trị doanh nghiệp, có nghĩa là chất lượng tín dụng giảm sút.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại hội sở chính ngân hàng công thương hà tây (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w