Những vướng mắc của ngân hàng khi xử lý nợ đối với DNNN cổ phần hoá và

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại hội sở chính ngân hàng công thương hà tây (Trang 57 - 61)

phần hoá và nguyên nhân.

Đối với chi nhánh NHCT Hà Tây không bị mất vốn khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Tuy nhiên những chi nhánh khác còn có những vướng mắc trong việc xử lý nợ của DNNN khi thực hiện cổ phần hoá mà NHCT Hà Tây cũng cần phải tránh bởi tiến trình cổ phần hoá đang diễn ra:

 Theo nghị định 69/2002/NĐ-CP và thông tư 05/2003/TT-NHNN thì đối

với các DNNN có quyết định thực hiện chuyển đổi nhưng gặp khó khăn không cân đối được nguồn để thanh toán nợ quá hạn, tổng giám đốc ngân hàng thương mại nhà nước xem xét, quyết định cho doanh nghiệp được giãn, khoanh các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định chuyển đổi trong thời hạn từ 3 đến 5 năm. Trong trường hợp doanh nghiệp này bị lỗ, không có khả năng thanh toán thì được xoá nợ lãi vay chưa trả ngân hàng với mức không vượt quá số lãi còn lại. Tuy nhiên cả nghị định 69 và thông tư 05 ở trên đều không quy định rõ những tiêu chí và điều kiện về khoanh, giãn nợ cho các doanh nghiệp này. Do vậy, ngân hàng không có cơ sở pháp lý để xác định DNNN nào đủ điều kiện được khoanh nợ và DNNN nào đủ điều kiện được giãn nợ. Mặt khác, khi tiến hành khoanh nợ cho khách hàng, ngân hàng lại không được trích lập dự phòng vào chi phí hoạt động kinh doanh nghiệp những khoản công nợ được khoanh này, sẽ không có nguồn để xử lý khi hết thời hạn khoanh nợ doanh nghiệp không trả được nợ. Khi đó cũng không có cơ sở vững chắc để đảm bảo doanh nghiệp sẽ trả được nợ khi hết thời hạn khoanh nợ. Vì vậy, ngân hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ bị mất vốn.

 Các DNNN không trả được nợ ngân hàng thường là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, tình hình tài chính không lành mạnh. Nhưng theo quy định tại Thông tư số 126/2004/TT-BTC, các ngân hàng thương mại không là thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hoá doanh nghiệp, cho nên các ngân hàng thương mại, với tư cách là chủ nợ lại thiếu thông tin, bị động trong việc xem xét cho vay và thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện sắp xếp lại, nguy cơ khó thu hồi nợ hoặc mất vốn đối với ngân hàng thương mại tăng lên. Bên cạnh đó, nhiều DNNN cố tình không thông báo phương án sắp xếp, tổ chức lại để trốn tránh trách nhiệm trả nợ hoặc một số Ban chỉ đạo cổ phần hoá đã loại trừ khoản nợ vay của NHTM ra khỏi giá trị của DN khi xác định giá trị DN để cổ phần hoá, nên DN mới đã không kế thừa khoản nợ cũ của DNNN cổ phần hoá. Hơn nữa trong thời gian qua công tác định giá doanh nghiệp không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp nên ngân hàng cũng không mặn mà gì việc chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần. Mặt khác, việc góp vốn mua cổ phần của ngân hàng so với vốn điều lệ của doanh nghiệp đó tối đa không vượt quá 11% (theo quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được ban hành kèm theo quyết định 492/2000/QĐ-NHNN5).

 Giải pháp thứ ba để xử lý nợ là bán các khoản nợ này cho các tổ chức

mua bán nợ. Những khoản DNNN nợ ngân hàng không trả được thường là những khoản nợ xấu, nên không dễ dàng gì ngân hàng có thể bán các khoản nợ này cho các tổ chức mua bán nợ. Trong khi đó, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng thuộc Bộ tài chính được thành lập từ tháng 6/2003 với vốn điều lệ 2000 tỷ đồng, khó đáp ứng nhu cầu cần xử lý nợ khổng lồ của DNNN. Tổ chức xử lý nợ quốc gia của Việt Nam hoạt động vừa nhằm lành mạnh hoá tài chính thúc đẩy cổ phần hoá DNNN, vừa theo cơ chế hạch toán kinh doanh nghiệp. Vì vậy, để bảo toàn vốn theo yêu cầu của cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho DNNN, tổ chức xử lý nợ quốc gia phải cân nhắc để tránh gặp rủi ro mất vốn do mua và xử lý nợ. Chính điểm này đã gây trở ngại trong việc xử lý nợ đối với các DNNN cổ phần hoá.

 Hiện nay, trên thực tế phát sinh trường hợp DNNN đã cổ phần hoá đã

có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp con dấu mang tên doanh nghiệp mới và doanh nghiệp chưa làm xong thủ tục chuyển sang

tên doanh nghiệp mới trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, doanh nghiệp mới có nhu cầu vay vốn để tiếp tục sản xuất, kinh doanh, nhưng hiện chưa có quy định về giá trị pháp lý đối với các hợp đồng dân sự, kinh tế phát sinh trong khoảng thời gian nói trên. Do đó, các hợp đồng tín dụng ký kết giữa doanh nghiệp mới với ngân hàng thương mại không thực hiện được đã gây ách tác hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mới. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cũng rất khó khăn trong việc theo dõi các khoản nợ cũ của doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá.

 Thời gian thực hiện cổ phần hoá DNNN thường kéo dài, có thể đến 2

năm. Vì vậy, ngân hàng rất khó xác định khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong và sau chuyển đổi sở hữu, từ đó đã ảnh hưởng đến việc xem xét cho vay mới và thu hồi nợ cũ.

Nảy sinh những vướng mắc trên là xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Hệ thống văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, gây bất lợi cho ngân hàng và chưa có chỉ đạo sát sườn cho việc xử lý nợ như thông tư 126/2004, thông tư 05/2003, …

- Xuất phát từ nhân tố khách hàng, thiếu trung thực do khả năng quản lý yếu kém cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh không tốt,…

- Một phần nguyên nhân nữa là xuất phát từ nội lực của ngân hàng chưa đủ mạnh: trình độ cán bộ tín dụng chưa cao và tình trạng quá tải, cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm vai trò của cả kỹ sư xây dựng,…(thực trạng chung của ngành ngân hàng Việt Nam) dẫn đến chất lượng thẩm định dự án chưa cao, …

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HOÁ TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN

HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY.

3.1 Định hướng phát triển tín dụng của ngân hàng công thương Hà Tây và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

3.1.1 Định hướng phát triển tín dụng của ngân hàng công thương Hà Tây.

Căn cứ vào định hướng phát triển xã hội của đất nước và của địa phương, định hướng phát triển và hoạt động của Ngân hàng Việt Nam, ngân hàng Công thương Hà tây đã đề ra phương hướng cho hoạt động tín dụng “Đầu tư tín dụng phải đảm bảo an toàn, phải làm chủ được tình hình tài chính của đơn vị trong quá trình thẩm định đầu tư và cho vay, tăng dư nợ trong tầm kiểm soát của Chi nhánh”. Mục tiêu được triển khai cụ thể là:

- Tổng dư nợ đầu tư và cho vay tăng 13% so với năm 2005 - Đầu tư cho DNNN chiếm 44%/tổng dư nợ cho vay

- Đầu tư trung, dài hạn chiếm 40%/tổng dư nợ cho vay - Đầu tư có bảo đảm chiếm 56%/tổng dư nợ cho vay - Đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tây tăng 25%

Triển khai mục tiêu đó, phòng khách hàng doanh nghiệp – Ngân hàng Công thương Hà Tây đã đề ra mục tiêu: Năm 2006 tổng doanh số cho vay dự kiến là 650 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 55% tổng doanh số cho vay. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu trên, phòng khách hàng doanh nghiệp đã đề ra những biện pháp cụ thể sau:

+ Chọn lọc khách hàng làm ăn thực sự có hiệu quả trên cơ sở phân tích xếp loại doanh nghiệp từ đó có hướng đầu tư vốn đúng mức, đảm bảo an toàn hiệu quả. Tập trung đầu tư vốn đối với các khách hàng, các sản phẩm, các ngành hàng có sức cạnh tranh cao, các khách hàng có vốn tự có lớn.

+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra thực tế tại các công trình đang thi công, kiểm tra tài sản thế chấp.

+ Thực hiện tốt công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích đảm bảo nợ theo kỳ. Quá trình thẩm định dự án phương án ngoài việc phân

tích tài chính phải phân tích các chính sách của nhà nước, ngành hàng, thị trường.

+ Phân loại chính xác từng khách hàng để quyết định cho vay hạn mức hay cho vay từng lần. Các đơn vị xây dựng cơ bản phải chuyển sang cho vay từng công trình, từng dự án.

+ Tiến hành phân tích đáng giá từng khoản nợ, gia hạn nợ để tập trung đồng bộ các biện pháp thu nợ có hiệu quả, kiên quyết không để nợ quá hạn khó đòi phát sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nắm bắt kịp thời tiến trình cổ phần hoá của doanh nghiệp. Thực hiện chuyển nợ kịp thời từ các doanh nghiệp sang công ty cổ phần khi các công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động.

3.1.2 Định hướng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Trong dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX chuẩn bị trình đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước, đề phòng và khắc phục những lệch lạc tiêu cực trong quá trình cổ phần hoá… Thúc đẩy hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của Nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước”. Theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2006, cả nước phải sắp xếp 900 DNNN, trong đó cổ phần hoá khoảng 600 doanh nghiệp để đến cuối năm 2006 cả nước có khoảng 1800 doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn, 900 doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối, 700 doanh nghiệp nhà nước không giữ cổ phần chi phối và khoảng 500 công ty cổ phần mới thành lập có đầu tư vốn của Nhà nước, có 8 tập đoàn và 93 tổng công ty nhà nước. Vì vậy, có thể nói, năm 2006 là năm mở đầu chặng đường cuối khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại toàn bộ số DNNN còn lại đang vận hành theo mô hình cũ.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại hội sở chính ngân hàng công thương hà tây (Trang 57 - 61)