Các nhân tố thuộc về môi trường

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại hội sở chính ngân hàng công thương hà tây (Trang 27 - 29)

 Môi trường kinh tế: Một môi trường kinh tế ổn định, cơ hội kinh doanh

nhiều và khả năng thành công lớn là lý tưởng cho chất lượng tín dụng. Nền kinh tế ổn định với mức lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, khả năng tạo lợi nhuận của họ là cao, từ đó họ có thể hoàn trả vốn lẫn lãi cho ngân hàng đúng kỳ hạn đã thoả thuận. Khi các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Khi đó ngân hàng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Và ngược lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất bị đình trệ, thì hoạt động tín dụng cũng sẽ gặp khó khăn về mọi mặt – qui mô tín dụng giảm, rủi ro tín dụng cao.

 Môi trường pháp lý: Cơ sở luật pháp là môi trường và hành lang pháp

lý cho các doanh nghiệp cũng như ngân hàng hoạt động. Đây là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế xã hội. Một môi trường pháp lý ổn định, chặt chẽ cùng với hệ thống quản lý hành chính gọn nhẹ, đơn giản sẽ tạo cảm giác an toàn và thúc đẩy các nhà đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh nghiệp của mình. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới

đem lại lợi ích cho cả hai phía và chất lượng tín dụng mới được đảm bảo. Ngược lại môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật… cùng với thủ tục hành chính sách phiền hà làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, rủi ro về vốn cao, sẽ khiến vốn của ngân hàng bị “đóng băng” cũng như rủi ro tín dụng cao và nền kinh tế đi xuống.

 Môi trường chính trị - xã hội: Quan hệ tín dụng được thiết lập trên cơ

sở niềm tin. Đó là lòng tin được thiết lập giữa ngân hàng và khách hàng. Môi trường chính trị xã hội ổn định với những khách hàng có phẩm chất đạo đức, có trình độ dân trí cao, hiểu biết về các hoạt động ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Ngược lại môi trường chính trị xã hội không ổn định sẽ khiến các chủ thể kinh tế không dám mạnh dạn đầu tư, hiệu quả kinh tế là không cao, làm cho chất lượng tín dụng sẽ suy giảm.

 Môi trường khoa học kỹ thuật: Trình độ khoa học kỹ thuật phản ánh

trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - kỹ thuật được áp dụng vào hệ thống ngân hàng sẽ là sự hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay là thời đại của công nghệ thông tin, những ai nắm giữ được thông tin nhanh nhất và chính xác sẽ nắm chắc phần quyết định thắng lợi trong tay. Với sự trợ giúp từ công nghệ thông tin sẽ giúp cho ngân hàng xử lý kịp thời và chính xác những thông tin về khách hàng, giải quyết nhanh và hiệu quả các hợp đồng tín dụng.

Tóm lại: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan. Nhân tố cơ bản quyết định chất lượng tín dụng không phải do khách quan hay do lực lượng nào đó bên ngoài quyết định mà nó nằm ngay bên trong ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng ngoài việc bám sát khách hàng và các chính sách quy định của pháp luật, ngân hàng cần có các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trong ngân hàng, để đảm bảo chất lượng tín dụng cao.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HOÁ TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN

HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại hội sở chính ngân hàng công thương hà tây (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w