tại Ngân hàng Công thương Hà Tây.
Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có những công văn chỉ đạo các chi nhánh trong việc xử lý nợ vay của các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá. Ngân hàng Công thương Hà Tây đã triển khai kịp thời và đầy đủ hướng dẫn thực hiện quy trình đó.
Trước hết ngân hàng bổ sung các điều khoản quy định quyền của ngân
hàng và nghĩa vụ của khách hàng là doanh nghiệp trong các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, (kể cả các hợp đồng đã ký),… để tránh bị động khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi.
Nghĩa vụ của khách hàng:
Thứ nhất, phải thông báo kịp thời cho ngân hàng về: Những thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc biệt là nhân sự chủ chốt (thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh hoặc giám đốc chi nhánh phụ thuộc); Những thay đổi về vốn, tài sản của doanh nghiệp và những thay đổi về nội dung phương án, dự án vay vốn so với dự kiến ban đầu, có ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng hoặc khả năng thực hiện nghĩa vụ được ngân hàng bảo lãnh; thông tin chi tiết về đổi mới sắp xếp lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (tiến trình chuyển đổi, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chuyển đổi và giá trị doanh nghiệp,…)
Thứ ha, thực hiện đối chiếu nghĩa vụ nợ với ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Thứ ba, khi doanh nghiệp có quyết định chuyển đổi, mọi nghĩa vụ nợ của khách hàng với ngân hàng chưa đến hạn được coi là đến hạn, khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng, chuyển tiền ký quỹ đủ 100% giá trị L/C đã được ngân hàng mở, chuyển tiền ký quỹ đủ 100% giá trị ngân hàng đã bảo lãnh trong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định chuyển đổi. Nếu không thể trả hết nợ hoặc chưa đủ tiền theo quy định trên thì khách hàng phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về việc chuyển đổi doanh nghiệp và đề nghị cho chuyển nợ vay, nghĩa vụ thanh toán L/C sang doanh nghiệp mới; sau đó mới tiếp tục làm thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp.
Thứ tư, hoàn thiện hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Quyền của ngân hàng:
Thứ nhất, yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin và các tài liệu liên quan.
Thứ hai, ngừng cho vay, thu hồi nợ trước hạn, xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình (phần trên).
Khi doanh nghiệp có quyết định thực hiện phương án cổ phần hoá,
+ Sau khi nắm được việc doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá, ngân hàng đã có thông báo doanh nghiệp về những việc doanh nghiệp và ngân hàng cần làm khi DNNN chuyển đổi sang công ty cổ phần.
+ Ngân hàng cùng với doanh nghiệp ký biên bản thoả thuận về cách xử lý các khoản nợ, tài trợ thương mại khi doanh nghiệp chuyển đổi.
Khi doanh nghiệp làm thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp, ngân hàng
có văn bản thông báo cho doanh nghiệp về dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh/xác nhận bảo lãnh, số dư các L/C đã mở đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; thực hiện đối chiếu, xác nhận số dư doanh nghiệp có khả năng thu xếp trả ngay cho ngân hàng và số dư doanh nghiệp đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá tiếp nhận.
Trong khoảng thời gian doanh nghiệp sau chuyển đổi đã có đăng ký
kinh doanh nhưng chưa được cấp con dấu mới, ngân hàng không chấp thuận cho khách hàng dùng tên và con dấu cũ để thực hiện giao dịch có liên quan đến tiền vay, vì về mặt pháp lý, pháp nhân cũ đã chấm dứt hoạt động.
+ Nếu doanh nghiệp sau chuyển đổi đồng ý nhận nợ hoặc trích tài khoản tiền gửi để thực hiện giao dịch: Ngân hàng đề nghị người có thẩm quyền (theo quy định trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi) có văn bản đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp được thực hiện các giao dịch khi doanh nghiệp đang làm thủ tục xin cấp con dấu mới với điều kiện người có thẩm quyền trong doanh nghiệp đó cam kết chịu trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó và sẽ hoàn thành thủ tục tiếp nhận các nghĩa vụ với ngân hàng khi được cấp con dấu.
+ Nếu doanh nghiệp sau cổ phần hoá chây ỳ, không nhận nợ: Ngân hàng chủ động trích tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để thanh toán nợ cho ngân hàng, đồng thời có văn bản gửi cơ quan công an, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh đề nghị xem xét lại việc cho phép doanh nghiệp hoạt động.
Sau khi doanh nghiệp thực hiện xong việc cổ phần hoá (Doanh nghiệp
được cấp đăng ký kinh doanh và con dấu mới):
+ Trường hợp tiếp nhận nguyên trạng, không thay đổi nội dung hợp đồng tín dụng đã ký: ký hợp đồng tín dụng mới và giấy nhận nợ mới với những nội dung và điều khoản tương ứng hơp đồng tín dụng cũ.
+ Trường hợp tiếp nhận nợ có thay đổi nội dung của hợp đồng tín dụng cũ: Ngân hàng yêu cầu người có thẩm quyền của doanh nghiệp sau chuyển đổi có giấy đề nghị ngân hàng cho tiếp nhận lại các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá và giải trình lý do đề nghị thay đổi nội dung hợp đồng tín dụng đã ký. Khi đó, ngân hàng phải thực hiện thẩm định lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế của phương án, dự án vay vốn va phương án trả nợ theo quy định hiện hành. Sau đó, ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ với các điều khoản đã thoả thuận, trong đó ghi rõ số dư nợ gốc, lãi, phí được doanh nghiệp tiếp nhận từ hợp đồng tín dụng cũ.
+ Đối với tài sản đảm bảo, công ty cổ phần phải thoả thuận với ngân hàng về thời hạn hoàn thành thủ tục thay đổi tên chủ sở hữu tài sản. Ngay sau khi hoàn thiện thủ tục thì phải ký hợp đồng bảo đảm mới thay thế cho hợp đồng bảo đảm cũ.
Khi các DNNN đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng tiến hành cổ phần hoá, cán bộ lãnh đạo phòng khách hàng doanh nghiệp đã chỉ đạo sát sao các công việc phải làm đúng tiến trình chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Tại Hội sở NHCT Hà Tây, tất cả các DNNN khi tiến hành cổ phần hoá, đã hợp tác nghiêm túc với ngân hàng trong việc xử lý nợ. Tất cả đều giải quyết theo cách các công ty cổ phần sau khi nhận bàn giao từ DNNN trước đó đều nhận lại nợ ngân hàng, cùng với ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng mới. Trong thời gian doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi, chưa có con dấu, ngân hàng đã cân nhắc kỹ các món mà doanh nghiệp đề nghị vay vốn để đảm bảo an toàn tín dụng. Vì vậy, tại đây không xẩy ra hiện tượng mất vốn của ngân hàng khi DNNN cổ phần hoá. Điều đó có nghĩa là an toàn tín dụng được đảm bảo tốt đối với các DNNN cổ phần hoá.