Nâng cao năng lực thẩm định các nhu cầu tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại hội sở chính ngân hàng công thương hà tây (Trang 68 - 69)

Hoàn thiện kỹ thuật thẩm định để giải quyết vấn đề cơ bản của tín dụng là có nên cho vay hay không và cho vay như thế nào. Để trả lời và đi đến quyết định cuối cùng, cần thiết phải nâng cao năng lực thẩm định trên các mặt:

 Uy tín của khách hàng phải được đề cập trong thẩm định và cụ thể hơn,

nó phải có nội dung trong tờ trình của cán bộ tín dụng, cụ thể là: thẩm định qua hồ sơ quá khứ của khách hàng; thẩm định qua phỏng vấn trực tiếp với mục đích cần đạt là: tìm hiểu phẩm chất của khách hàng vay trên góc độ động cơ vay, sư liêm chính, thái độ sẵn lòng trả nợ; thẩm định danh tiếng, uy tín của khách hàng qua các luồng thông tin và sự giới thiệu của khách hàng khác về khách hàng vay vốn.

 Hoàn thiện thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng. Trước khi một nhu

cầu cho vay được đáp ứng, viêc đánh giá nguồn trả nợ là cần thiết, giải quyết cả ba vấn đề trong quan hệ tín dụng là giá cả, rủi ro và lòng tin. Với ba nguồn đươc xếp thứ tự tronh việc thẩm định cần làm là:

+ Nguồn trả nợ từ chính hiệu quả của khoản tín dụng, nó phụ thuộc vào chính khả năng tạo ra lợi nhuận của người vay mà trực tiếp là phương án vay vốn. Vì vậy cần phải thẩm định các yếu tố: Năng lực quản trị như sự gia tăng vốn tự có, lợi nhuận và sự gia tăng lợi nhuận; Các yếu tố chất lượng hàng hoá, địa điểm doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, thị trường tiêu thụ sản phẩm ảnh

hưởng đến lượng hàng hoá tiêu thụ, giá bán, chi phí là những yếu tố căn bản quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Nguồn từ chính năng lực tài chính của khách hàng vay vốn. Được dùng khi dự án vay thực hiện không thành công, khi đó bản thân vốn nội sinh của doanh nghiệp với tư cách người đi vay là nguồn thu khác của ngân hàng. Khi đó cần phải thẩm định năng lực của khách hàng, tức là xem xét các chỉ số tài chính về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nguồn vốn của doanh nghiệp, …

+ Nguồn thứ ba là từ tài sản bảo đảm. Để đảm bảo tài sản thế chấp này là nguồn thu sau cùng từ khách hàng, ngân hàng cần hoàn thiện thẩm định trên các giác độ sau:

- Đánh gía tài sản phải đúng với giá trị thị trường. Đây là việc khó nên ngân hàng cần hợp tác với các tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá những tài sản nằm ngoài khả năng của ngân hàng.

- Về mức vốn cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo phải được khống chế khác nhau với các loại tài sản khác nhau, tuỳ theo mức độ biến động của nó và sức cạnh tranh hiện tại, không quy định mức cố định 60%, 70%.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại hội sở chính ngân hàng công thương hà tây (Trang 68 - 69)